Ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam chọn phương thức ‘một mũi tên trúng hai đích’

Hải An
Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), thực hiện cam kết tại COP26, Việt Nam sẽ tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam chọn phương thức ‘một mũi tên trúng hai đích’. (Nguồn: TTXVN)
Việt Nam có thể bị mất 5% diện tích đất liền tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do biến đổi khí hậu. (Nguồn: TTXVN)

Hậu quả nặng nề

Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố giữa tháng 7 này khẳng định, Việt Nam ngày càng chứng kiến nhiều tác động của BĐKH lên sự phát triển của đất nước và hiện đang phải trả lời những câu hỏi quan trọng về giải pháp ứng phó.

Sau hơn 2 thập niên tăng trưởng ổn định, Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, kết quả chuyển đổi kinh tế của đất nước sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý nguồn vốn tự nhiên, gồm trữ lượng lớn các nguồn tài nguyên nông nghiệp, rừng và khoáng sản, những thứ đã từng giúp thúc đẩy quá trình phát triển tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước BĐKH.

Các tác động của BĐKH, chủ yếu là nhiệt độ và mực nước biển dâng cao hơn, biến động lớn hơn, đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng. Các tính toán ban đầu cho thấy, Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của BĐKH.

Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính BĐKH sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12-14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến 400.000-1 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Theo Báo cáo “BĐKH ở Việt Nam: Tác động và thích ứng” (kết quả của Chương trình GEMMES Việt Nam, được tiến hành từ năm 2018 theo Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục BĐKH và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)), với kịch bản nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng thêm 1m, Việt Nam có thể bị mất 5% diện tích đất liền tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5ºC và 2ºC thì thiệt hại trực tiếp đối với GDP của Việt Nam sẽ tương ứng là 4,5% và 6,7%. Tổng chi phí kinh tế do BĐKH gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050.

BĐKH thực sự là một thách thức to lớn, nghiêm trọng đối với Việt Nam.

Lựa chọn cách ứng phó như thế nào?

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26) diễn ra tháng 11/2021 ở Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngay sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã rất tích cực, trách nhiệm, khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế.

Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Các bộ, cơ quan liên quan đã tập trung xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện cam kết.

Tin liên quan
Đông Nam Á - ‘vựa lúa’ của thế giới trước nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu Đông Nam Á - ‘vựa lúa’ của thế giới trước nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu

Tại phiên họp lần 3 của Ban Chỉ đạo (ngày 14/7), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước… Đây là ‘một mũi tên trúng hai đích’, khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này”.

WB ước tính, từ nay đến năm 2040, nhu cầu đầu tư thêm vào các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH tại Việt Nam có thể lên đến khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD.

Ở góc độ chuyên gia, ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của WB, khẳng định, Việt Nam sẽ cần ưu tiên xanh hóa lĩnh vực tài chính, thúc đẩy các dự án tăng trưởng xanh trên nhiều lĩnh vực và ban hành quy trình thủ tục minh bạch và dễ đoán cho các dự án năng lượng.

Trên cương vị cơ quan chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, chìa khóa để giải quyết hậu quả của BĐKH chính là ứng dụng khoa học công nghệ.

“Vì vậy trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ứng phó với BĐKH, góp phần phát triển kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam chọn phương thức ‘một mũi tên trúng hai đích’. (Nguồn: TTXVN)
Ứng phó với BĐKH, Việt Nam tập trung phát triển công nghiệp chuyển đổi năng lượng, công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất trong nước. (Nguồn: TTXVN)

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Chương trình khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020.

Thông qua chương trình, các đơn vị đã xây dựng, phát triển hệ thống giám sát BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Việt Nam; giải quyết các vấn đề liên quan đến mặn xâm nhập (các loại đất, cây trồng, rừng...).

Ngoài ra, chương trình cũng xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với các hiện tượng thiên tai cực đoan và các mô hình kinh tế ứng phó với mặn xâm nhập...

Bên cạnh đó, chương trình góp phần phát triển nguồn nhân lực về ứng phó với BĐKH thông qua đào tạo 99 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 48 tiến sĩ, nâng cao năng lực cho hàng nghìn cán bộ nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, với Thỏa thuận Paris, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để nhận được nguồn lực cần thiết từ các tổ chức quốc tế, vốn FDI, các tổ chức tài chính đa phương, các nguồn kiều hối hỗ trợ hành động xanh hơn và sạch hơn.

Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26 đòi hỏi phải quyết tâm, nỗ lực cao; huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc. Trong đó, việc kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế là rất quan trọng.

WB nêu 5 khuyến nghị ưu tiên để Việt Nam ứng phó với BĐKH

Thứ nhất, một chương trình cấp vùng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hạn chế khai thác cát và khai thác nước ngầm, đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng cường điều phối vùng…

Thứ hai, một kế hoạch tổng hợp bảo vệ các đô thị ven biển và kết nối giao thông khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt, bao gồm hoạt động nâng cấp hệ thống đường bộ và năng lượng, cũng như tăng cường hệ thống quản lý rủi ro thời tiết và cảnh báo sớm.

Thứ ba, một chương trình giảm ô nhiễm không khí bao vây khu vực Hà Nội.

Thứ tư, tăng tốc quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo bằng cách cải thiện khung pháp lý.

Thứ năm, mở rộng an sinh xã hội để bù đắp những tác động kinh tế mà các giải pháp khí hậu có thể tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất.

Việt Nam đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ trong triển khai hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ trong triển khai hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam và chia sẻ các thách thức mà Việt Nam ...

Tổng thư ký LHQ đánh giá cao thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu

Tổng thư ký LHQ đánh giá cao thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu

Ngày 7/7, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn các nước cộng đồng Pháp ngữ đã có ...

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Tin vui từ Trung Quốc hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Tin vui từ Trung Quốc hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 3/1, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/1, giá dầu tăng hơn 1 USD, được hỗ trợ bởi cái nhìn lạc quan về nền kinh ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Porsche của các dòng như Panamera, Macan, Cayenne, Taycan, 718 Cayman, 718 Boxster, 911 Carrera, 911 GT3, 911 Turbo, 911 Targa và Macan EV sẽ được ...
Top 5 mẫu xe Toyota bán chạy nhất tháng 12/2024: Yaris Cross vươn lên dẫn đầu

Top 5 mẫu xe Toyota bán chạy nhất tháng 12/2024: Yaris Cross vươn lên dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 5 mẫu xe Toyota bán chạy nhất tháng 12/2024 Yaris Cross vươn lên dẫn đầu với doanh số vượt trội 1.578 chiếc bán ra, xếp thứ ...
Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.14

Những tính năng mới trên VNeID phiên bản 2.1.14

VNeID phiên bản 2.1.14 đã được cập nhật thêm một số tính năng mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Lo ngại căng thẳng thương mại tới gần, Trung Quốc giảm sản xuất trong tháng 12

Lo ngại căng thẳng thương mại tới gần, Trung Quốc giảm sản xuất trong tháng 12

Kết quả khảo sát khu vực tư nhân cho thấy ngành sản xuất Trung Quốc tăng trưởng chậm trong tháng 12/2024.
Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Đề tài nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances cho thấy nhiều loài cá voi lớn có khả năng sống thọ hơn 100 ...
Đổi mới sáng tạo sẽ là 'chìa khóa' mở cánh cửa tương lai

Đổi mới sáng tạo sẽ là 'chìa khóa' mở cánh cửa tương lai

Với ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết và sự đổi mới sáng tạo, năm 2025, Việt Nam chắc chắn sẽ vươn mình mạnh mẽ.
Phương án tuyển sinh năm 2025 của 3 trường đại học lớn phía Nam

Phương án tuyển sinh năm 2025 của 3 trường đại học lớn phía Nam

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Ước mơ về một xã hội hòa nhập của chàng trai khiếm thị

Người khuyết tật thường đối mặt với những định kiến xã hội vô hình, nhưng chàng trai khiếm thị Hoàng Nhật Minh đến từ TP. Hồ Chí Minh đã vượt lên tất cả.
Thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 do ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra 2 đợt, vào ngày 30/3 và 1/6.
Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh cả nước

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh cả nước

Nhiều tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của học sinh. Kon Tum đang là tỉnh cho học sinh nghỉ Tết dài ngày nhất cả nước.
Điểm lại những sự kiện, chính sách giáo dục nổi bật năm 2024

Điểm lại những sự kiện, chính sách giáo dục nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu nhiều chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, với hàng loạt chính sách mới và sự kiện nổi bật.
Năm lợi ích sức khỏe và nhan sắc nếu thường xuyên ăn khoai lang vào bữa sáng

Năm lợi ích sức khỏe và nhan sắc nếu thường xuyên ăn khoai lang vào bữa sáng

Thường xuyên ăn khoai lang vào bữa sáng giúp da đẹp hơn, chậm lão hóa, đồng thời cải thiện tinh thần tốt hơn và hỗ trợ giảm cân.
Eo thon, bụng phẳng nhờ uống ba loại nước này vào buổi tối

Eo thon, bụng phẳng nhờ uống ba loại nước này vào buổi tối

Trà bạc hà, trà hoa cúc hay nước chanh, uống sau bữa tối là lựa chọn lý tưởng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi, hỗ trợ siết eo thon.
Lùi xa bệnh mạn tính bằng 5 việc vào buổi sáng

Lùi xa bệnh mạn tính bằng 5 việc vào buổi sáng

Uống nước sau khi ngủ dậy, vận động cơ thể, ăn sáng đủ chất, thiền và tắm nắng là 5 việc nên làm mỗi sáng, giúp tránh xa các căn bệnh mạn tính.
Cách làm dịu cơn đau khớp vào mùa Đông

Cách làm dịu cơn đau khớp vào mùa Đông

Nhiều người bị đau khớp nhiều hơn vào mùa Đông, đặc biệt nếu bị viêm khớp hoặc chấn thương trước đó. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để phòng ngừa?
Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) được áp dụng từ 1/1/2025 tạo thuận lợi cho người dân.
Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.
Phiên bản di động