Hỏi - Đáp về vaccine Covid-19:

Uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19, nên hay không?

Minh Nhật
Theo các chuyên gia quốc tế và trong nước khuyến cáo, trước khi tiêm vaccine, người chuẩn bị tiêm không nên uống thuốc chống dị ứng, bởi có thể sẽ làm giảm đáp ứng miến dịch của cơ thể.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ưu tiên vaccine cho lực lượng y tế, người cao tuổi, có bệnh nền
Trước khi tiêm vaccine Covid-19, có nên uống thuốc chống dị ứng?

Khi tiêm vaccine Covid-19, hệ thống miễn dịch được kích hoạt, tạo ra phản ứng bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2. Lúc này, hệ thống miễn dịch của người được tiêm sẽ được kích hoạt, đồng thời có sự giải phóng nhất thời các trung gian gây viêm có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau nhức, mẩn đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm hoặc các hạch bạch huyết lân cận.

Có rất ít các trường hợp có nguy cơ tiến triển thành những phản ứng nghiêm trọng nếu người được tiêm dị ứng với polyethylene glycol hoặc polysorbate - đây là những thành phần có trong vaccine Covid-19. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm gặp, thường thông qua cơ chế trung gian immunoglobulin E (IgE), có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Tuy nhiên, một số người dân đi tiêm, do lo lắng về những tác dụng phụ nên đã truyền tai nhau việc sử dụng thuốc chống dị ứng để giảm nhẹ các phản ứng đó.

Thuốc chống dị ứng (hay còn gọi là thuốc kháng histamin) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các loại phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamine khắp cơ thể, ngăn ngừa các triệu chứng này.

Nhưng theo các bác sĩ, việc sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine là hoàn toàn không đúng và khuyên người dân không nên dùng bất cứ thuốc gì trước khi tiêm vaccine Covid-19. Sau khi tiêm, cơ thể mỗi người sẽ sinh ra những phản ứng khác nhau, có người không có triệu chứng, có người sốt, đau cơ, mệt mỏi, mẩn ngứa, dị ứng, có người lại bị tiêu chảy...

Về tim mạch, có thể có dấu hiệu tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, huyết áp tăng cao hoặc tụt thấp. Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái, nặng hơn có thể rối loạn ý thức, hôn mê, ngất…

Một trong các biểu hiện để nhận biết cơ thể phản ứng dị ứng hoặc phản vệ ở mức độ khác nhau như ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; ở da thấy có mày đay, ngứa, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, phù mạch; ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

Đối với những người đi tiêm vaccine về và có xảy ra các phản ứng, nhưng cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể mới cần uống thuốc, ví dụ như khi bị sốt, người được tiêm nên dùng thuốc hạ sốt.

Việc uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm không có tác dụng gì thậm chí cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa thuốc, đôi khi còn gây ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine Covid-19. Thậm chí có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì vậy, chúng ta chỉ nên dùng thuốc chống dị ứng sau khi tiêm vaccine nếu có biểu hiện dị ứng, hoặc trước tiêm nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Việc áp dụng các phác đồ điều trị bệnh nói chung và điều trị Covid-19 nói riêng cần có sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia y tế. Việc người dân tự tìm hiểu các thông tin, kiến thức liên quan đến bệnh là khuyến khích, tuy nhiên không nên tùy tiện áp dụng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm, áp lực đối với lực lượng y tế là vô cùng lớn.

Việc tuân thủ phác đồ điều trị chính là cách để bảo vệ mình và giúp lực lượng y, bác sĩ - lực lượng tuyến đầu chống lại đại dịch giảm bớt những áp lực trong quá trình khám, điều trị cho các bệnh nhân liên quan đến Covid-19.

Vaccine Covid-19: Nhật Bản khẳng định có đủ vaccine cho liều thứ 3, cân nhắc tiêm kết hợp

Vaccine Covid-19: Nhật Bản khẳng định có đủ vaccine cho liều thứ 3, cân nhắc tiêm kết hợp

Bộ Y tế Nhật Bản đang cân nhắc khả năng tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau nhằm giảm bớt quan ngại ...

Trước dấu hiệu hình thành đường dây tiêm vaccine Covid-19 'dịch vụ', Hà Nội ra văn bản nghiêm cấm

Trước dấu hiệu hình thành đường dây tiêm vaccine Covid-19 'dịch vụ', Hà Nội ra văn bản nghiêm cấm

UBND TP. Hà Nội mới ban hành Văn bản số 2781/UBND-KGVX về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn.

Vì sao phải tiêm vaccine Covid-19 hằng năm?

Vì sao phải tiêm vaccine Covid-19 hằng năm?

Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla, dự đoán mọi người rất có thể sẽ cần tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 hằng năm.

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phiên bản di động