Ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Tham dự Hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành, các tiểu ban của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các địa phương có liên quan.
Theo Báo cáo tổng kết của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, năm 2020, thế giới trải qua nhiều biến động to lớn, chưa từng có trong nhiều thập niên qua. Khủng hoảng y tế với đại dịch Covid 19 đã tác động toàn diện, sâu rộng và nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu khốc liệt xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới. Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục được khẳng định là khu vực phát triển kinh tế năng động, là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và có tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng.
Tổ chức UNESCO vẫn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, nhất là tài chính và chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Một số hoạt động, nhất là các cuộc họp quan trọng đã bị hoãn, hủy hoặc chuyển hình thức họp (kết hợp cả trực tiếp, trực tuyến…).
Trong bối cảnh đó, UNESCO thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời đề xuất và triển khai một số sáng kiến nhằm đối phó tốt hơn với những thách thức mới trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông.
Quan hệ hợp tác Việt Nam – UNESCO được đẩy mạnh trên các lĩnh vực. Trong tiếp xúc nhân dịp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam trình thư ủy nhiệm, Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tại ASEAN và thành tựu về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua.
Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid 19, các chương trình lớn của UNESCO vẫn được triển khai tại Việt Nam. Các bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng và người dân tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh hợp tác, triển khai các hoạt động có liên quan đến UNESCO, đặc biệt qua hình thức trực tuyến.
Trong tình hình và bối cảnh đó, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong năm 2020 đã tập trung vào các hoạt động sau:
Tích cực, chủ động thể hiện vai trò, trách nhiệm của quốc gia thành viên đóng góp vào công việc chung đồng thời thúc đẩy các lợi ích của Việt Nam tại diễn đàn UNESCO;
Nghiên cứu, xây dựng các hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận danh hiệu góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam và làm phong phú thêm kho tàng di sản chung của nhân loại;
Tăng cường phối hợp giữa các Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn, Văn phòng UNESCO Hà Nội; thúc đẩy hợp tác với các Ủy ban Quốc gia UNESCO trong khu vực và các đối tác khác;
Đưa quan hệ Việt Nam và UNESCO đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, triển khai các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO để xây dựng chính sách, thực hiện các mục tiêu quốc gia, góp phần phát triển bền vững đất nước...
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Phương hướng, trọng tâm công tác năm 2021
Để nâng cao hình ảnh, vai trò của Việt Nam tại Diễn đàn UNESCO cũng như thúc đẩy bảo vệ các lợi ích quốc gia, tận dụng tri thức UNESCO để xây dựng chính sách và phát triển bền vững đất nước, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xác định một số phương hướng hoạt động trong năm 2021 như sau:
Nghiên cứu, nắm bắt xu thế hợp tác, chuyển biến chính sách của các nước, nhóm nước trong UNESCO, khuyến nghị chính sách, chiến lược với Chính phủ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học và thông tin-truyền thông; góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 25/CT-TƯ về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và UNESCO; phát huy vai trò thành viên tích cực, chủ động tại Tổ chức thông qua việc đóng góp ý tưởng, sáng kiến đối với các vấn đề quan trọng mà UNESCO và các nước thành viên quan tâm như Chiến lược Chuyển đổi UNESCO, sửa đổi Hiến chương UNESCO…, Chương trình Chiến lược Trung hạn 2022-2029, Chương trình Ngân sách giai đoạn 2022-2025; Tham dự một số cuộc họp quan trọng như Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41, Đại hội đồng Công ước 1972, 2005...
Xây dựng chương trình thăm làm việc tại Việt Nam của Tổng Giám đốc UNESCO và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025.
Tích cực triển khai kế hoạch vận động cho ứng cử viên Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 và Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 và Công ước 2005 về bảo vệ đa dạng các biểu đạt văn hóa nhiệm kỳ 2021-2025.
Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, khu vực; Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong công tác điều phối, tư vấn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của các Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn, các địa phương trong khuôn khổ hợp tác với UNESCO. Đồng thời, củng cố hợp tác, quản lý về mặt chuyên môn đối với các hoạt động của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam
Tiếp tục củng cố bộ máy, kiện toàn nhân sự Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và một số Tiểu ban, Tiểu ban chuyên môn.
Tận dụng ý tưởng của UNESCO phục vụ phát triển đất nước trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa và thông tin - truyền thông.
| Tổ công tác Liên ngành về việc Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp tổng kết công tác năm 2020 TGVN. Ngày 28/12/2020, Tổ công tác Liên ngành về việc Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên Không thường trực (UVKTT) HĐBA LHQ đã ... |
| Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung trao Huân chương Hữu nghị cho Ngài Iijima Isao TGVN. Chiều ngày 19/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung thừa ủy quyền của Chủ tịch nước ... |
| Nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam trong UNESCO TGVN. Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 40 và Diễn đàn Hòa bình Paris lần thứ hai diễn ra từ 12-17/11 tại Paris ... |