Nhỏ Bình thường Lớn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại

Tiếp chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, chiều 26/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 26/10.

Nghiên cứu cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho hay, về hình thức sử dụng đất được đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, vấn đề này còn có các ý kiến như:

Thứ nhất, đề nghị quy định theo hướng đất phù hợp với quy hoạch thì được làm dự án nhà ở thương mại.

Thứ hai, đề nghị bỏ quy định tại điểm c và d khoản 4 Điều 36 của dự thảo Luật do Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 5 vì không phù hợp với chủ trương của Đảng về mở rộng diện đấu giá và đấu thầu đất đai, là kẽ hở gây thất thu ngân sách.

Tin liên quan
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 lãnh đạo tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 lãnh đạo tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, đề nghị quy định nội dung này trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục các điểm chồng chéo, xung đột, thiếu khả thi.

Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại như Luật Nhà ở hiện hành để phòng, chống sơ hở, thất thu ngân sách do chênh lệch địa tô khi cho phép các loại đất khác được làm dự án nhà ở thương mại.

Một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) do Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 5 về việc bổ sung 2 loại đất khác được làm dự án nhà ở thương mại để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, nội dung về hình thức sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sẽ được thể hiện trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở chỉ dẫn chiếu nội dung này đến Luật Đất đai để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân ra khỏi nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ; nghiên cứu cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian, tăng cường thu hút đầu tư.

Tại phiên họp, Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái góp ý về quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ của các địa phương quy định tại điều 42, theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật Nhà ở quy định: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất.

Theo ông Luận, quy định địa phương phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư là không cần thiết.

Về phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân người dân, còn gọi là chung cư mini quy định tại điều 57 của dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Quốc Luận ủng hộ việc bổ sung hoàn thiện các chính sách để phát triển loại hình nhà ở này, vừa huy động được các nguồn lực xã hội, nhất là của người dân tham gia phát triển nhà ở, vừa tạo điều kiện để một bộ phận công nhân lao động, người nghèo, người thu nhập thấp, học sinh, sinh viên khu vực đô thị có thêm cơ hội tiếp cận nhà ở với chi phí hợp lý và các điều kiện đơn giản linh hoạt.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 57 chưa thật sự đầy đủ và khó khả thi, đề nghị sửa đổi bổ sung quy định tại điều này theo hướng: Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát được quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc đô thị, cấp phép xây dựng, tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ… Quá trình giao dịch quản lý sử dụng không phát sinh tranh chấp; đồng thời đơn giản hóa các điều kiện thủ tục hành chính để các cá nhân có quyền sử dụng đất và có tiềm lực tài chính có thể dễ dàng tham gia phát triển loại nhà ở này.

Cần làm rõ vấn đề Tổng Liên đoàn lao động tham gia phát triển nhà ở xã hội

Về quy định Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân quy định đại biểu Luận thống nhất với Phương án 1: Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Về vấn đề Tổng Liên đoàn lao động tham gia phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng, đây là vấn đề mới, trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề cần làm rõ, Chính phủ chưa đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các quy định sẵn có, do vậy, cần có đánh giá tổng thể kỹ lưỡng để xem vấn đề này đã “chín”, đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm chưa, qua đó đưa vào quy định một cách hợp lý.

Đại biểu cũng cho rằng, việc giao cơ quan nhà nước, hay một tổ chức chính trị, xã hội làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua chưa phù hợp với yêu cầu tách biệt giữa chức năng của cơ quan nhà nước, chức năng của tổ chức chính trị xã hội và chức năng sản xuất, kinh doanh. Đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ, chưa đưa nội dung này vào trong luật, mà cần thực hiện theo các quyết định hiện hành, tổng hợp thực tiễn để luật hóa những nội dung đã chín, đã rõ.

Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/10): Nga ‘thu đậm’ từ dầu mỏ, Đức mua khí đốt Mỹ giá ‘cắt cổ’, căng thẳng Trung Quốc-Australia hạ nhiệt

Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/10): Nga ‘thu đậm’ từ dầu mỏ, Đức mua khí đốt Mỹ giá ‘cắt cổ’, căng thẳng Trung Quốc-Australia hạ nhiệt

Xung đột Israel-Hamas giáng đòn nghiêm trọng tới tăng trưởng toàn cầu, xuất khẩu dầu mỏ của Nga tăng dần đều, Đức đang phải trả ...

Việt Nam-Thụy Sỹ: Gia tăng tin cậy chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác

Việt Nam-Thụy Sỹ: Gia tăng tin cậy chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam nói chung, ...

Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với IPU trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác

Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với IPU trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác

Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đồng lần thứ 147 và các hội nghị liên quan của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) ...

ASEAN khẳng định ưu tiên thực hiện Nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh  vì hòa bình bền vững và thịnh vượng

ASEAN khẳng định ưu tiên thực hiện Nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh vì hòa bình bền vững và thịnh vượng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, ASEAN cam kết bảo đảm bình đẳng giới và bảo vệ các quyền của phụ nữ.

Hà Nội tự hào là Điểm đến thành phố Golf tốt nhất thế giới năm 2023

Hà Nội tự hào là Điểm đến thành phố Golf tốt nhất thế giới năm 2023

Hà Nội lần đầu tiên vinh dự được Tổ chức Giải thưởng golf thế giới trao giải Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế ...