Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Chu Văn
Sáng 6/7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022 như sau:

Xăng (trừ etanol): Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay: Giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Dầu diesel: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; Dầu hỏa: Giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thời hạn áp dụng của Nghị quyết là từ ngày 11/7/2022.

Từ ngày 1/1/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, xăng dầu là loại vật tư chiến lược, đồng thời là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Việc quản lý giá xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Đây cũng là mặt hàng trong diện Nhà nước bình ổn giá, Nhà nước sử dụng các công cụ như Quỹ bình ổn giá, thuế, trợ giá... để điều chỉnh giá. Giá xăng dầu có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, vì vậy, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao như hiện nay, việc bình ổn giá là hết sức quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phiên họp này được tổ chức nhằm đưa ra biện pháp thiết thực và kịp thời trong bình ổn giá xăng, dầu, mỡ nhờn, qua đó góp phần thực hiện chiến lược phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, giảm chi phí cho doanh nghiệp và cho người dân.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, các hoạt động kinh tế-xã hội đã chuyển về trạng thái như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Do đó, dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19 là năm 2019.

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường, nên chi phí thuế bảo vệ môi trường sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm, hàng hóa và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế này.

Việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn kịp thời trong bối cảnh giá xăng dầu đang ở mức cao được xem là giải pháp hiệu quả để giảm chi phí thuế trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, từ đó có tác động tức thì trong việc giảm giá bán lẻ xăng dầu.

Việc tăng, giảm giá xăng dầu nói chung sẽ tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định về giá của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi của chỉ số CPI.

Cụ thể, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn, từ đó góp phần hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và góp phần ổn định lạm phát.

Quang cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)
Quang cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban thống nhất với đề nghị của Chính phủ trong việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn so với quy định hiện hành để kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước đang tăng cao hiện nay.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc Chính phủ tiếp tục đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường là chưa thật sự phù hợp với bản chất và nguyên tắc tính thuế của thuế bảo vệ môi trường, dễ tạo dư luận cho rằng Việt Nam không sẵn sàng thực hiện giảm tác động có hại đến môi trường.

Về sự cần thiết, Tờ trình của Chính phủ có đề cập nguyên nhân về xu thế tăng giá dầu thô và xăng dầu thành phẩm trên thế giới, cụ thể giá dầu thô thế giới chạm mốc đỉnh điểm 130,5 USD/thùng vào ngày 7/3/2022 và hiện nay (ngày 2/7/2022) đang ở mức 108,9 USD/thùng.

Với đỉnh điểm giá dầu thô thế giới vào tháng 3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/UBTVQH ngày 23/3/2022 để điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu với hiệu lực áp dụng từ 1/4/2022.

Vì vậy, Chính phủ cần chủ động hơn trong các biện pháp điều hành giá xăng dầu trong nước theo thẩm quyền, trong đó đặc biệt là các biện pháp điều chỉnh về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà cho đến nay vẫn chưa được Chính phủ thực hiện.

Chính phủ cho rằng, việc giảm thuế nhập khẩu MFN không tác động nhiều đến việc giảm giá xăng trong nước do nguồn nhập khẩu chủ yếu hiện nay là từ Hàn Quốc và Singapore.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, chênh lệch lớn giữa mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN (20%) so với mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (FTA) áp dụng với Hàn Quốc và Singapore (8%) là nguyên nhân chủ yếu của việc không nhập khẩu từ các địa bàn khác.

Vì vậy, Chính phủ cần cung cấp thông tin cụ thể về dự kiến thời điểm thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng.

Về cơ sở xác định mức độ giảm thuế, một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, Tờ trình của Chính phủ chưa báo cáo, tổng kết, đánh giá đầy đủ việc thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, mới chỉ nêu khái quát về việc giảm giá bán xăng dầu trong 2 kỳ điều chỉnh giá, chưa đánh giá kỹ về các căn cứ tác động đến việc giảm giá xăng dầu (do điều chỉnh chính sách thuế, do giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm...).

Đồng thời, chưa cung cấp đầy đủ thông tin về số lần điều chỉnh tăng và mức tăng mỗi lần điều chỉnh giá xăng, dầu trong thời gian qua; chưa cung cấp thông tin liên quan đến tác động của việc giảm thuế đối với chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, chưa đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách,... dẫn đến chưa đủ căn cứ khẳng định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp "có hiệu quả nhất".

Ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), trong đó dự kiến giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với xăng từ mức 20% xuống 12%.

Việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN này sẽ là một hỗ trợ tích cực, góp phần làm giảm giá xăng trên thị trường trong nước bên cạnh các biện pháp giảm thuế bảo vệ môi trương đối với xăng dầu.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định để ban hành, kịp thời đưa vào áp dụng trước khi tiếp tục trình Quốc hội các đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị giá tăng như dự kiến của Chính phủ.

Đảm bảo nguồn cung, từng bước nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia

Đảm bảo nguồn cung, từng bước nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia

Mức dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ được tính toán để từ nay đến năm 2025 nâng lên gấp 4 lần so với hiện ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 11

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 11

Sáng 11/5, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ...

(theo TTXVN)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Ngày 7/1, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hướng dẫn xây dựng Thị trường thống nhất quốc gia.
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hoa ...
Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Cơ quan Cổ vật Israel thông báo, nước này phát hiện một tu viện thời kỳ Byzantine, niên đại khoảng 1.500 năm, sàn khảm rực rỡ và bảo tồn tốt.
Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Sáng ngày 7/1, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Phiên bản di động