Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM: Cây cầu 'kết tơ'

Trần Đức Hiển
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM
Qua 40 năm hình thành và phát triển, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trở thành 'cầu nối' quan trọng giữa kiều bào với chính quyền Thành phố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM: Cầu nối kiều bào
Đại biểu Kiều bào thảo luận đóng góp ý kiến tại Hội nghị Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam (2020).

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất trên cả nước có một cơ quan chuyên môn cấp sở phụ trách công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNVNONN) Tp. HCM, tiền thân là Ban Việt kiều Thành phố.

Năm 1976, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, xuất phát từ yêu cầu thực tế, Trưởng ban Việt kiều Trung ương đã ủy nhiệm cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tp. HCM thành lập Tổ Công tác Việt kiều, sau đổi tên thành Ban liên lạc Việt kiều trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. HCM, có nhiệm vụ đón tiếp các đoàn kiều bào có công với nước và các cá nhân kiều bào về thăm gia đình tại Tp. HCM và các tỉnh phía Nam.

Ngày 08/6/1981, UBND Tp. HCM chính thức ban hành Quyết định thành lập Ban Việt kiều Thành phố trực thuộc UBND Tp. HCM, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban Việt kiều Trung ương.

Đến ngày 15/12/1994, UBND Tp. HCM chính thức ban hành Quyết định số 4253/QĐ-UBND-VX thành lập UBVNVNONN Tp. HCM thay thế Ban Việt kiều Thành phố. UBVNVNONN Tp. HCM có chức năng tham mưu cho UBND Tp. HCM quản lý và chỉ đạo toàn diện công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn; là đầu mối phối hợp với các sở ban ngành và chính quyền các cấp của Tp. HCM thực hiện công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời là đầu mối giúp kiều bào liên hệ với các cấp, các ngành ở Tp. HCM.

Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM: Cầu nối kiều bào
Đoàn đại biểu Kiều bào Thành phố Hồ Chí Minh trong một chuyến công tác tại tỉnh Đồng Nai (2021)

Dấu ấn qua các thời kỳ

Trong giai đoạn 1981 đến 1994, Tp. HCM nói riêng và cả nước nói chung phải đối diện với nhiều khó khăn về kinh tế do chính sách cấm vận của các nước phương Tây. Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Trong giai đoạn đầy khó khăn này, số người Việt Nam di tản ra nước ngoài sinh sống đã tăng đáng kể; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về thành phần và khác biệt về quan điểm chính trị. Trước những khó khăn đó, Ban Việt kiều Thành phố đã tham mưu kịp thời và thực hiện hiệu quả việc vận động, phát huy nguồn lực kiều bào hướng về quê hương. Có thể kể tới các hoạt động nội bật như: vận động kiều bào gửi kiều hối về giúp đỡ thân nhân, hợp tác đầu tư, hợp tác giáo dục - đào tạo, chuyển giao công nghệ, góp phần phá thế bao vây, cấm vận của nước ngoài; thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tuyên truyền đến đông đảo bà con kiều bào các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Năm 1983, Ban Việt kiều Thành phố đã tham gia hỗ trợ Ban Việt kiều Trung ương và Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị Việt kiều tại Tp. HCM do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng chủ trì. Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị này đã góp phần hình thành nên chủ trương, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa về công tác kiều bào. Trước hết là chính sách kiều hối, mở các tuyến du lịch cho kiều bào kết hợp về thăm quê hương, thông qua đầu mối kiều bào nhập các trang thiết bị kỹ thuật thiết yếu để phá thế bị bao vây cấm vận.

Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM: Cầu nối kiều bào
Đoàn đại biểu Kiều bào Thành phố Hồ Chí Minh trong một chuyến công tác tại tỉnh Lâm Đồng (2021)

Từ thành công của Hội nghị Việt kiều năm 1983, tháng 12/1990, Ban Việt kiều Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị Hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật Việt kiều để mở hướng hợp tác tích cực giữa Tp. HCM với kiều bào về nước đầu tư đồng thời vận động kiều bào đầu tư và hợp tác khoa học kỹ thuật trong nhiều chương trình, dự án với Tp. HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Tháng 2/1993, Việt kiều Thành phố đã tham mưu tổ chức Hội nghị Việt kiều Xuân Quý Dậu tại Hội trường Thống nhất với sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. Lúc đó, nhiều người đã ví Hội nghị này như là “Hội nghị Diên Hồng”, đem đến niềm tin và sự tự hào của tất cả đại biểu kiều bào tham dự. Từ đó về sau, Họp mặt Kiều bào mừng Xuân đã trở thành truyền thống của Tp. HCM mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đây là dịp kiều bào về thăm gia đình, thăm quê hương gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cũng như niềm vui trong cuộc sống. Thông qua họp mặt, Lãnh đạo Thành phố gửi lời chúc tết ý nghĩa nhất, tốt đẹp nhất tới kiều bào và thân nhân, đồng thời thông tin tới kiều bào về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong năm.

Từ tháng 12/1994, sau khi UBVNVNONN Tp. HCM chính thức được thành lập thay thế cho Ban Việt kiều Thành phố. Đây là giai đoạn Ủy ban tăng cường phát huy hơn nữa công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua công tác tham mưu cho UBND Tp. HCM đẩy mạnh việc tập hợp, động viên phát huy nguồn lực kiều bào hướng về quê hương; nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, đưa ra các đề xuất góp phần hoàn thiện chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước liên quan đến công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM: Cầu nối kiều bào
Đại biểu Kiều bào tham dự Hội nghị Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam (2020)

Năm 1996, từ ý kiến tham mưu của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, UBND Tp. HCM đã kiến nghị và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh một nội dung liên quan đến kiều hối trong Pháp lệnh Thuế thu nhập không thường xuyên.

Tháng 6/2003, UBVNVNONN Tp. HCM tham mưu tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác vận động và tìm giải pháp khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Tp. HCM. Tháng 7/2003, tham mưu cho Thường trực UBND Tp. HCM tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị khoá VII về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố.

Ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã đánh dấu công tác về người Việt Nam ở nước ngoài bước vào giai đoạn mới, được triển khai mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các mặt. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Ban Thường vụ Thành ủy Tp. HCM đã ban hành Kế hoạch số 47-KH/TU thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn Tp. HCM; đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, địa phương, đơn vị. Chính nhờ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như hành động trong toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và trong nhân dân về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn mới. Đây là giai đoạn mà UBVNVNONN Tp. HCM gánh vác trách nhiệm to lớn hơn, nặng nề hơn trong công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.

Để đưa tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW tới đông đảo kiều bào, công tác thông tin, tuyên truyền được tập trung đẩy mạnh. UBVNVNONN Tp. HCM đã xây dựng và từng bước nâng cấp Trang Thông tin điện tử Tổng hợp của cơ quan; phát hành Bản tin Kiều bào với Quê hương hàng tháng; cùng với việc gửi thông tin trực tiếp qua email cho kiều bào theo yêu cầu của cá nhân.

UBVNVNONN Tp. HCM đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc đối thoại nhằm giúp kiều bào hiểu về luật pháp, chính sách mới liên quan, thông qua đó tháo gỡ các khó khăn của kiều bào về các lĩnh vực thuế, hải quan, tư pháp, xuất nhập cảnh, xây dựng, mua bán, sở hữu bất động sản,... Tp. HCM luôn khuyến khích các hoạt động đầu tư, kinh doanh của kiều bào; từng bước xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp kiều bào. Áp dụng cơ chế kiều hối thuận lợi và xúc tiến thành lập các ngân hàng kiều hối trên địa bàn Thành phố. Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp kiều bào với các cơ quan chức năng của Thành phố, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, góp phần tạo niềm tin cho kiều bào đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Để giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên kiều bào, thường niên kể từ năm 2005, UBVNVNONN Tp. HCM đều tổ chức Trại hè Thanh thiếu niên kiều bào và Tuổi trẻ Thành phố. Qua đó giúp các em hiểu biết hơn về quê hương, đất nước, con người Việt Nam, từ đó nuôi dưỡng tình cảm gắn bó với quê hương trong mỗi trại sinh.

Công tác thông tin đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài qua gia đình và thân nhân kiều bào tại Tp. HCM được thực hiện đều đặn. Thông qua hoạt động của Ban Liên lạc kiều bào các quận - huyện, các Tổ Liên lạc kiều bào tại phường – xã, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố, các thông tin về chủ trương, chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển đến kịp thời, chính xác. Thông qua các hình thức gặp gỡ, giao lưu, hội thảo chuyên đề, trao đổi, giải đáp thắc mắc, trao đổi sách báo, tư liệu… UBVNVNONN Tp. HCM đã đưa thông tin đi sâu vào từng đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài một cách thường xuyên và hiệu quả.

Ngày 19/5/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 45 – CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Thực hiện Chỉ thị 45 – CT/TW, UBVNVNONN Tp. HCM đã đẩy mạnh việc phối hợp cùng các cơ quan liên quan, tạo sự thay đổi rõ rệt về chất, triển khai nhiều hoạt động, hình thức thu hút, trọng dụng trí thức doanh nhân là người Việt Nam ở nước ngoài; tập trung vào thế hệ trẻ được đào tạo, trưởng thành ở nước ngoài. Các vướng mắc của doanh nhân, chuyên gia, trí thức kiều bào khi về địa phương đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học cũng được hỗ trợ giải đáp, tháo gỡ. Các mạng lưới chuyên gia, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề cấp thiết.

Những năm gần đây, UBVNVNONN Tp. HCM tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được; không ngừng đổi mới nội dung và phương thức tiến hành công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới cùng với sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố. Đặc biệt, UBVNVNONN Tp. HCM đã giữ mối liên hệ chặt chẽ với Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao để tham vấn về các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ; đồng thời phối hợp tổ chức các hoạt động chung thiết thực, hiệu quả. Các hoạt động nổi bật có thể kể tới như: Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới (11/2016) với bốn chuyên đề “Kiều bào với các vấn đề phát triển, bền vững của Thành phố”, “Kiều bào với phát triển nguồn nhân lực của Tp. HCM”, “Kiều bào với phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức của Tp. HCM”, và “Kiều bào tham gia đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ của Tp. HCM”; Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam” (10/2020) với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; đồng chí Đặng Minh Khôi - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; các đồng chí Lãnh đạo cao nhất của của Tp. HCM; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện một số bộ, ngành Trung ương cùng 450 đại biểu là các chuyên gia, trí thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài tham dự theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Tại hội nghị, đã đưa ra những ý kiến, giải pháp xoay quanh hai chủ đề: “Giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế đất nước”, “Vai trò của chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, định hướng phát triển của Tp. HCM”.

Để kịp thời động viên, khuyến khích kiều bào có thành tích trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng cộng đồng, đóng góp xây dựng, phát triển đất nước, vào dịp Họp mặt Kiều bào mừng Xuân hằng năm, UBVNVNONN Tp. HCM đều tham mưu UBND Thành phố tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Nhân dịp 40 năm ngày thành lập, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM đã đề nghị UBND Tp. HCM tặng bằng khen cho 12 tập thể, 22 cá nhân, tặng Huy hiệu Tp. HCM cho 15 cá nhân.

Trải qua hành trình 40 năm hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ công chức và người lao động của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM luôn nhận thức sâu sắc rằng “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Trách nhiệm của những người làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp. HCM là phát huy hiệu quả nguồn lực với tiềm năng to lớn từ người Việt Nam ở nước ngoài để góp phần xây dựng Tp. HCM trở thành một thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Sứ mệnh của những người làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới hiện này là phát huy tốt hơn nữa nguồn lực của “bộ phận không tách rời” đó, cùng chung tay củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước phồn thịnh; làm sao để mỗi người Việt Nam ở nước ngoài là một “đại sứ nhân dân” mang Việt Nam ra thế giới và mang thế giới đến Việt Nam.

Quá trình hình thành & phát triển Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM;

- 08/6/1981 - 14/12/1994: Ban Việt kiều Thành phố trực thuộc UBND Tp. HCM.

Các Trưởng ban:

1. Ông Phạm Văn Ba (1981 đến 1982);

2. Tiến sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Hà (1982 đến 1994).

- 15/12/1994 - Nay: Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM.

Chủ nhiệm qua các thời kỳ:

1. Tiến sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Hà (12/1994 đến 3/1999);

2. Ông Huỳnh Ngọc Ẩn (3/1999 đến 9/2004);

3. Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Chơn Trung (9/2004 đến 3/2007);

4. Ông Phan Thám (3/2007 đến 8/2014);

5. Ông Phạm Văn Hải (10/2014 đến 12/2016);

6. Ông Phùng Công Dũng (09/2017 đến nay).

- Thành tích được ghi nhận:

+ Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước (2012)

+ Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước (2007)

+ Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2016)

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2001)

+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2010, 2016, 2020)

+ Cờ truyền thống cho Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Tp. HCM đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm (2021)

+ Nhiều Bằng khen của UBND Tp. HCM

TIN LIÊN QUAN
Việt kiều Hungary ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 ở quê nhà
Doanh nhân kiều bào ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19
Kiều bào hướng ứng thi hát dân ca trên sóng phát thanh
'Đại biểu phải là người lắng nghe và thấu hiểu lòng dân'
Đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài: Đồng hành cùng đất nước
Kiều bào với biển đảo quê hương
Kiều bào và bạn bè Pháp tin tưởng Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu mới

Đọc thêm

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động