Ủy viên Caroline D. Phạm: ‘Chìa khóa’ thành công từ văn hóa Việt

Minh Quân
Với bà Caroline D. Phạm, các giá trị xuất phát từ gia đình, văn hóa Việt Nam đã góp phần không nhỏ giúp Ủy viên người Mỹ gốc Việt có ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.14) Bà Caroline D. Pham trong buổi chia sẻ với báo giới Việt Nam tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Quân)
Bà Caroline D. Phạm trong buổi chia sẻ với báo giới Việt Nam tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Quân)

Cuộc gặp giữa bà Caroline D. Pham, Ủy viên Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC, cơ quan chính phủ điều tiết các hoạt động thị trường phái sinh) với báo chí Việt Nam vào chiều ngày 13/11 thật đặc biệt. Người được phỏng vấn là người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên được đầu tiên được Tổng thống đề cử vào vị trí thuộc nhánh hành pháp của Hoa Kỳ và được Thượng viện phê chuẩn.

Chuyến thăm được mong chờ

Chào bà, bà có thể chia sẻ một chút về chuyến thăm Việt Nam lần này?

Đây là lần đầu tiên tôi tới Việt Nam, đất nước tôi đã muốn thăm từ lâu. Tôi rất vui khi có thể phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để củng cố, tăng cường và phát triển quan hệ đối tác, bạn bè với Việt Nam.

Hai nước đang tích cực duy trì, tiếp tục động lực từ chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Tổng thống Joe Biden, đặc biệt là từ Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững hồi tháng 9 vừa qua. Chính vì thế, tôi rất vui vì đã tới đây với tư cách là phụ nữ người Mỹ gốc Việt đầu tiên được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử vào nhánh hành pháp và được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn.

Đồng thời, là quan chức Hoa Kỳ, việc có mặt tại đây để củng cố quan hệ song phương là một nhiệm vụ quan trọng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiếp đón tôi nồng hậu. Tại các cuộc gặp, chúng tôi đã trao đổi, học hỏi ý tưởng, cách làm của nhau. Điều này sẽ giúp tôi thực hiện nhiệm vụ của CFTC về phát triển các sáng kiến có trách nhiệm, thúc đẩy cạnh tranh công bằng cũng như các giá trị mà tôi, một ủy viên của CFTC, luôn đề cao: tăng trưởng, tiến bộ và khả năng tiếp cận thị trường.

Tin liên quan
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Ủy viên Ủy ban giao dịch hàng hoá tương lai Hoa Kỳ Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Ủy viên Ủy ban giao dịch hàng hoá tương lai Hoa Kỳ

Hiện có nhiều công ty Việt Nam kỳ vọng phát hành công khai lần đầu (IPO) trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Bà đánh giá thế nào về xu hướng này?

Một trong những điều thu hút các công ty đến thị trường vốn Hoa Kỳ là thị trường vốn sâu nhất và thanh khoản tốt nhất trên thế giới. Đây là nơi mọi người, từ khắp nơi trên thế giới, đến để tiếp cận nguồn tài trợ, thúc đẩy tăng trưởng. Điều này cũng giúp ích cho trao đổi song phương và thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Đặc biệt, khi các công ty nước ngoài đến Hoa Kỳ để niêm yết, nó sẽ thể hiện sức mạnh của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, cũng như thúc đẩy giá trị về quản trị doanh nghiệp và tính minh bạch qua thông tin đại chúng. Ngược lại, điều này sẽ giúp nâng cao vị thế của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Hiện Hoa Kỳ có chính sách nào khuyến khích các doanh nghiệp từ Việt Nam đi theo xu hướng này?

Như mọi nước khác, Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy đầu tư và thu hút các công ty tới Hoa Kỳ làm ăn. Đặc biệt, Hoa Kỳ đang tích cực thúc đẩy giao thương và đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng của Việt Nam như sản xuất hay công nghệ. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Việt Nam đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề cao.

Hoa Kỳ tự hào là chủ nhà APEC

Gần đây, ông Matt Murray, quan chức cấp cao của Hoa Kỳ về APEC, nhấn mạnh rằng “cam kết của các nền kinh tế về sức chống chịu thể hiện rõ nét trong việc thúc đẩy các quy định tài chính hiệu quả”. Bà có đồng ý với nhận định này? Bà đánh giá ra sao về nỗ lực của Hoa Kỳ trong tổ chức APEC 2023?

Một hệ thống quy định tài chính mạnh mẽ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế. Tôi tin tưởng rằng bất cứ một thị trường nào, nếu có thể, cũng nên có một bộ quy định tài chính rõ ràng.

Về APEC, Hoa Kỳ rất tự hào đăng cai diễn đàn năm nay với chủ đề “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả”. Điều này phản ánh cam kết không thể lay chuyển của chúng tôi đối với thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế bền vững ở khu vực. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã nêu một số cam kết quan trọng với APEC.

Chúng tôi đã thúc đẩy một số ưu tiên về mặt chính sách nhằm hướng tới một châu Á-Thái Bình Dương kết nối, sáng tạo và bao trùm. Một số nội dung được quan tâm của Diễn đàn APEC như thương mại và đầu tư, nền kinh tế số, y tế, bình đẳng và công bằng giới, tiêu chuẩn lao động cao, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, chống tham nhũng và an ninh lương thực. Với tư cách chủ nhà, chính phủ Hoa Kỳ cũng phối hợp với các đối tác cùng chí hướng để củng cố hệ thống kinh tế toàn cầu, cho tất cả thấy rõ tác động của APEC với doanh nghiệp, người lao động và hộ gia đình tại Hoa Kỳ và châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh rằng APEC có sự tham dự của hàng nghìn đơn vị liên quan gồm doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu và điều hành; các nghiệp đoàn; cộng đồng sinh viên; tổ chức phi chính phủ và lãnh đạo cộng đồng địa phương. Có thể thấy, lĩnh vực tư nhân đóng vai then chốt trong nhận diện cơ hội, chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn, để thúc đẩy các mục tiêu chung của khu vực.

Bên cạnh APEC, Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Hoa Kỳ khởi xướng cũng quan trọng không kém khi thể hiện rõ cam kết của chúng tôi với hợp tác khu vực, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an ninh và thịnh vượng.

Rung chuông khai mạc tại Sàn chứng khoán NASDAQ, Thủ tướng mời các nhà đầu tư đến với Việt Nam
Theo bà Caroline D. Phạm, việc tiến hành IPO tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ góp phần nâng cao vị thế của các công ty Việt Nam- Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông khai mạc Sàn chứng khoán NASDAQ ngày 22/9/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Văn hóa Việt “dẫn lối” thành công

Trong những ngày qua, liệu Việt Nam có giống những gì bà suy nghĩ và cảm nhận khi còn ở Hoa Kỳ?

Với tôi, một người Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại California, văn hóa là yếu tố quan trọng kết nối tôi với Việt Nam. Đó là nền ẩm thực, ngôn ngữ, cũng như nhiều giá trị quan trọng khác, đã góp phần không nhỏ để tôi có ngày hôm nay. Nói thật với bạn là trước khi tới đây, tôi không biết phải kỳ vọng như thế nào. Có lẽ, tôi chỉ mong muốn có thể nhìn thấy quê hương của gia đình tôi, cũng như cảm nhận mối liên kết với đất nước này.

Chính vì thế, đối với tôi, những ngày vừa qua tại Việt Nam thật tuyệt. Tại đây, tôi nhìn thấy những người có ngoại hình giống mình, sử dụng ngôn ngữ trong gia đình và trải nghiệm lại món ăn Việt ưa thích. Những món ăn ấy như đưa tôi trở về thời niên thiếu, khi Mẹ tôi từng tự nấu phở, chả giò ở nhà. Đó luôn là các món ăn ưa thích của tôi. Tại Việt Nam, một lần nữa tôi có cơ hội thưởng thức lại những hương sắc, mùi vị tuyệt vời ấy.

Gia đình nhỏ của tôi cũng vậy. Con gái tôi rất phấn khích khi đến Việt Nam, nơi cháu có thể tìm hiểu thêm về di sản, văn hóa của đất nước. Tôi còn đó danh sách dài những địa điểm muốn ghé thăm như TP. Hồ Chí Minh, thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh, trung tâm tài chính sôi động. Ngoài ra, tôi mong được ghé thăm các danh lam thắng cảnh như Vịnh Hạ Long, hoặc những nơi gia đình tôi đi nghỉ khi bố mẹ tôi còn trẻ. Tôi hy vọng có thể cùng gia đình sớm trở lại Việt Nam.

Ngày hôm qua, chúng tôi đã đến Hoàng thành Thăng Long, Di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Tôi cảm nhận được sự hùng vĩ, xuyên suốt của các triều đại khác nhau của Việt Nam trong 1.000 năm qua, hiểu rõ hơn về lịch sử đã kết nối tôi với nơi này. Điều đó càng giúp chúng tôi thêm phần tự hào vì văn hóa, nguồn gốc Việt Nam của chính mình.

Là người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên được Tổng thống bổ nhiệm vào vị trí nhánh hành pháp và được Thượng viện phê chuẩn, câu chuyện sự nghiệp của bà là gì? Bà nghĩ gì tiềm năng phát triển của người Mỹ gốc Việt trẻ khác?

Tôi lớn lên ở vùng Central Valley, California. Khi ấy, chúng tôi là gia đình người Việt duy nhất ở đó. Trong thời gian dài, khi xung quanh không có cộng đồng người Mỹ gốc Á nào khác, chúng tôi phải lái xe một tiếng rưỡi để đến nơi có cộng đồng người Việt, như San Jose, để có thể tham gia trải nghiệm lễ, Tết cổ truyền.

Trải nghiệm ấy giúp tôi hiểu một số giá trị văn hóa quan trọng từ còn bé, bao gồm sự kiên trì. Mẹ tôi từng nói: “Nếu con thực sự muốn làm gì đó, con sẽ tìm cách”. Câu nói ấy đã phần nào “dẫn lối” cho tôi sau này. Bởi lẽ, dù đối mặt với thử thách nào, ngay cả khi bị bủa vây bởi hoài nghi, tôi vẫn còn đó sự tin tưởng của gia đình, cũng như từ chính bản thân mình. Vì thế, tôi sẽ tiếp tục, cố gắng hết sức để làm việc chăm chỉ nhất có thể.

Về thế hệ trẻ gốc Việt, tôi cho rằng họ có tiềm năng không giới hạn. Với tư cách Ủy viên, tôi đã cố gắng hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập cho tất cả mọi người, bao gồm thế hệ trẻ. Tôi cho rằng một mặt, người trẻ cần có tư duy phát triển, luôn tìm kiếm, cởi mở, tiếp thu và phát huy những ý tưởng mới. Mặt khác, các bạn trẻ cần trân trọng các giá trị truyền thống. Với tôi, đó là sự chăm chỉ và giáo dục, giá trị của văn hóa Việt Nam tôi may mắn thừa hưởng. Tôi tin rằng điều đó sẽ giúp các bạn trẻ khai mở tiềm năng của mình.

(Tại Hoàng thành), tôi cảm nhận được sự hùng vĩ, xuyên suốt của các các triều đại khác nhau của Việt Nam trong 1.000 năm qua, hiểu rõ hơn về lịch sử đã kết nối tôi với nơi này. Điều đó giúp chúng tôi thêm phần tự hào vì văn hóa, nguồn gốc Việt Nam của chính mình.
Ra mắt sách của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên

Ra mắt sách của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Omega Plus vừa tổ chức buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách 'Đường tới quốc hội của ...

Phim của đạo diễn gốc Việt được chiếu tại Liên hoan phim Tokyo

Phim của đạo diễn gốc Việt được chiếu tại Liên hoan phim Tokyo

'The Taste of Things' - bộ phim của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng được chiếu tại phần Gala của Liên hoan ...

Niềm tự hào của một người Việt nhập cư

Niềm tự hào của một người Việt nhập cư

Trở về quê hương ra mắt cuốn sách Đường tới Quốc hội của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên, Stéphanie Đỗ mong câu ...

Hành trình đầy cảm hứng của nữ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở New Zealand

Hành trình đầy cảm hứng của nữ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở New Zealand

Lớn lên trong sự nuôi dưỡng của gia đình lai hai dòng máu Việt Nam và New Zealand, bà Phạm Thị Ngọc Lan đã trở ...

Bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam-Argentina

Bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam-Argentina

Là dược sĩ, giáo viên võ thuật gốc Việt sống tại Argentina hơn 40 năm, chị Phạm Liên miệt mài xây nhịp cầu văn hóa, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
6 cách sửa lỗi iPhone bị trắng màn hình đơn giản

6 cách sửa lỗi iPhone bị trắng màn hình đơn giản

Lỗi màn hình iPhone bị trắng hoặc đen trắng là vấn đề phổ biến, gây lo lắng cho nhiều người. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn xử lý ...
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt ...
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp ...
HLV Ruben Amorim than khó sau trận ra mắt thất vọng ở MU

HLV Ruben Amorim than khó sau trận ra mắt thất vọng ở MU

HLV Ruben Amorim thừa nhận Ngoại hạng Anh là giải đấu rất khó khăn sau khi MU bị Ipswich Town cầm hòa với tỷ số 1-1.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động