Vai trò của báo chí đối ngoại trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

PGS.TS Lê Hải Bình
Báo chí nói chung và lực lượng báo chí đối ngoại đóng vai trò quan trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thế lực thù địch, giúp bạn bè thế giới có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại phát biểu tại buổi họp báo.
Đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại phát biểu tại buổi họp báo phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX, ngày 29/3.

Với phương châm "đi trước - mở đường", "đi cùng - phát triển" trong dòng chảy liên tục của sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, công tác tư tưởng thực sự đóng vai trò trọng yếu trong việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong sự nghiệp vẻ vang đó, báo chí nói chung và lực lượng báo chí đối ngoại đóng vai trò quan trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thế lực thù địch, giúp bạn bè thế giới có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về Việt Nam.

Tiên phong trên mặt trận tư tưởng

Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam là tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, là kênh thông tin hiệu quả trong công tác điều hành của Chính phủ; kịp thời cung cấp thông tin, làm cầu nối giữa Đảng với dân, giữa Việt Nam với thế giới; góp phần quan trọng trong việc tạo đồng thuận xã hội, đoàn kết nhân dân chung sức chung lòng giải quyết khó khăn, nhiệt tình cống hiến, vì mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Trong thời gian qua, với lực lượng nhà báo hùng hậu và sự đa dạng, phong phú về loại hình, báo chí cách mạng nước ta đã thể hiện rõ vai trò đi tiên phong trong mặt trận tư tưởng, văn hóa, đã và đang đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; thể hiện rõ vai trò xung kích trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đồng thời, tuyên truyền, truyền bá các giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí đã quán triệt, thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận của xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ; thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế; trong đó, thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được quan tâm, đầu tư bài bản với các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, tuyến bài sâu sắc, chất lượng.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh vị trí, vai trò của công tác tư tưởng: "Hết sức coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng"; "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".

Báo chí cách mạng nước ta đã đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thực sự là vũ khí sắc bén trong lĩnh vực này, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, tình yêu quê hương, đất nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo động lực mãnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo chí đã chủ động phê phán, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc về tình hình đất nước cũng như các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển đất nước; chỉ rõ, vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo, kích động người dân tụ tập, khiếu kiện đông người. Một số cơ quan báo chính trị chủ lực và một số báo thuộc bộ, ngành, tổ chức xã hội đã tập trung luận giải làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, khẳng định những chính sách nhân văn, có lý, có tình, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm quyền con người của Đảng Cộng sản Việt nam và Nhà nước ta; vạch rõ âm mưu, thủ đoạn, chiêu trò của các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội, báo chí nước ngoài để gây nhiễu loạn thông tin, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam; phân tích, chứng minh và khẳng định cơ sở pháp luật đúng đắn của Việt Nam trong việc khởi tố, bắt tạm giam, xét xử một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Bối cảnh mới, cách tiếp cận mới

Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, làm xói mòn các nguyên tắc, chuẩn mực của luật pháp quốc tế, làm gia tăng nghi kỵ, cản trở hợp tác quốc tế và tăng sức ép đối với các nước vừa và nhỏ. Tranh giành ảnh hưởng và sự lôi kéo của các loại hình tập hợp lực lượng khác nhau đặt ra nhiều thách thức trong ứng xử đối ngoại với các nước vừa và nhỏ. Xung đột Nga - Ukraine dưới tác động của cạnh tranh nước lớn đã góp phần làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc và cạnh tranh ý thức hệ. Trên thế giới, đâu đó vẫn còn tồn tại định kiến, thành kiến với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước. Bên cạnh đó, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến mới, ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải xử lý hết sức khéo léo, linh hoạt.

Tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong việc tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định, một không gian, điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư; đồng thời phải nhanh chóng bắt kịp các xu thế trên thế giới để tránh nguy cơ tụt hậu.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo; phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo; phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Bối cảnh, tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu cấp bách cho công tác báo chí đối ngoại, đòi hỏi công tác này phải thể hiện vai trò và sứ mệnh của mình. Cụ thể là:

Thứ nhất, càng hội nhập sâu rộng, nhiệm vụ chính trị cốt lõi của báo chí đối ngoại tuyên truyền về các vấn đề nhân quyền, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch càng trở nên cấp thiết. Hiện nay, những mảng đề tài này thường được báo chí khai thác dưới dạng bình luận, phân tích, ý kiến chuyên gia… vốn khô cứng và chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng tương đối hẹp, hiệu quả hạn chế. Báo chí đối ngoại cần phát triển cách tiếp cận mới, góc nhìn đa chiều, hướng đến đối tượng công chúng rộng, với cách thức thể hiện thuyết phục hơn.

Thứ hai, trong thời đại của mạng xã hội, báo điện tử và các diễn đàn số như hiện nay, báo chí đối ngoại không nên bó hẹp trong các công cụ, cách thức truyền thông vốn có. Các cơ quan báo chí đối ngoại cần có chiến lược vươn ra khỏi khuôn khổ của tên miền tờ báo, chủ động tham gia các cộng đồng số của kiều bào, tham gia các diễn đàn quốc tế trên mạng, đẩy mạnh việc viết bài cho báo chí nước ngoài, mở rộng vùng "phủ sóng", trực tiếp tuyên truyền chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch thông qua đóng góp tin, bài định hướng dư luận.

Thứ ba, chủ trương của nhà nước về thúc đẩy đối ngoại đa phương, tham gia sâu vào các tổ chức quốc tế, góp tiếng nói có trọng lượng hơn trên các diễn đàn kinh tế -chính trị khiến cho các lĩnh vực, chủ đề, đề tài cho các nhà báo đối ngoại khai thác ngày càng rộng hơn và ngày càng khó hơn. Các vấn đề chính trị - kinh tế quốc tế phức tạp đan xen; cạnh tranh lợi ích, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn rất khó lường, thậm chí dẫn đến xung đột cục bộ ở nhiều quốc gia, lãnh thổ.

Trong hoàn cảnh này, nhiều tin, bài, bình luận có yếu tố quốc tế thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động ngoại giao, đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì thế, yêu cầu về chuyên môn, năng lực phân tích và bản lĩnh chính trị của nhà báo viết về chính trị - kinh tế quốc tế rất cao. Các cơ quan báo chí cần có sự quan tâm, đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên sâu thường xuyên cho nhà báo viết về mảng đề tài này, để hạn chế tối đa những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc.

Thứ tư, xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh. Trong đó, báo chí truyền thông là lĩnh vực điển hình của sự vận động, thay đổi và phát triển theo những xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông mới nhất, cũng là điển hình cho nhu cầu sản xuất, xử lý thông tin đa dạng, hiện đại nhất. Báo chí đối ngoại cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi số. Bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, thấy được lợi ích thiết thực của việc áp dụng các mô hình số, công nghệ số hiện đại trong sản xuất, tác nghiệp, báo chí đối ngoại nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung sẽ có những hướng đi đúng đắn để phát triển trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng của báo chí đối ngoại

Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi; song cũng không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tiếp tục đẩy mạnh chống phá. Chúng lợi dụng sự phát triển của Internet, mạng xã hội để có những hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt, thâm độc hơn so với trước kia. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối ngoại.

Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. (Nguồn: tuyengiao)
Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. (Nguồn: tuyengiao)

Để phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, hệ thống báo chí nước ta cũng như đội ngũ nhà báo cần tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao, phát huy vai trò là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cần thực hiện tốt một số chủ trương:

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, nhất là báo chí, truyền thông đối ngoại. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Tăng cường chỉ đạo, quán triệt sâu sắc cho các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo Nghị quyết số 35 của Bộ chính trị khóa XII và theo định hướng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Song song với việc thực hiện tốt các chủ trương nói trên là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của báo chí đối ngoại:

Tiếp tục tích cực, chủ động, bám sát thực tiễn, kịp thời thông tin tuyên truyền sâu rộng về thành tựu của công cuộc đổi mới, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam, về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Tăng cường các bài viết, chuyên mục có sức thuyết phục về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, các vấn đề môi trường, phát triển bền vững...

Ngoài ra, các cơ quan báo chí nên đầu tư kinh phí, nguồn lực, nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo thông tin đối ngoại; tổ chức các cuộc thi viết, phát động các sáng kiến, dự án truyền thông đối ngoại để nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền.

Báo chí đối ngoại cần đa dạng hóa hình thức, phương tiện thông tin, tranh thủ tối đa các lực lượng truyền thông, ứng dụng truyền thông mới trên nền tảng Internet, trong đó có mạng xã hội, để mở rộng phạm vi tiếp cận, thu hút sự tương tác của công chúng, nhất là công chúng nước ngoài. Ví dụ, có thể tận dụng các mạng xã hội như Podcast, YouTube, Facebook, Tiktok,... để lan tỏa thông tin đối ngoại.

Hiện nay, lực lượng cho báo chí đối ngoại còn khiêm tốn, bởi phóng viên đối ngoại, ngoài yêu cầu nghiệp vụ, còn phải có ngoại ngữ và những kỹ năng hội nhập khác. Đào tạo một phóng viên đối ngoại luôn cần sự đầu tư. Chính vì vậy, các cơ quan báo chí cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, phóng viên đối ngoại.

Ngoài ra, cơ quan báo chí và Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cụ thể, thiết thực về cơ sở vật chất, phương tiện tác nghiệp phù hợp. Công tác bổ sung phóng viên, biên tập viên thường trú ở các nước, khu vực trên thế giới cũng là vấn đề cần được lưu ý thực hiện, bởi lực lượng phóng viên thường trú Việt Nam ở nước ngoài vẫn được đánh giá là khá mỏng.

Các cơ quan báo chí cần tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài triển khai các hoạt động báo chí đối ngoại như: Mời phóng viên báo chí nước ngoài vào Việt Nam để đưa tin, viết bài; hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài để xây dựng các tác phẩm tin, bài, phóng sự quảng bá hình ảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm các điều kiện để tăng cường tiếp xúc, giao lưu, hợp tác quốc tế, phát huy thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động báo chí đối ngoại.

Tin liên quan
Tăng cường công tác tư tưởng là Tăng cường công tác tư tưởng là 'tăng sức đề kháng' cho Đảng

Các cơ quan chủ quản và Nhà nước cần quan tâm đầu tư đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cơ quan báo chí đối ngoại. Cơ quan báo chí đối ngoại có thể đề xuất xin miễn thuế, giảm thuế đối với nguồn thu ngoài ngân sách để tái đầu tư cho nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thông tin đối ngoại. Trong một thế giới đầy biến động với những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức đan xen, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định cho quá trình phát triển, Việt Nam đang có những bước chuyển tích cực trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Hình ảnh, vị thế và uy tín quốc gia của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.

Cùng với sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân, công tác thông tin đối ngoại nói chung và báo chí đối ngoại nói riêng cần nắm vững, bám sát đường lối chính sách của Đảng, trong đó, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, xây dựng, nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam ra thế giới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của đất nước.

Với lịch sử 98 năm vẻ vang, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam là tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng. Đồng thời báo chí nói chung và lực lượng báo chí đối ngoại đóng vai trò quan trọng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thế lực thù địch, giúp bạn bè thế giới có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về Việt Nam.

Những năm gần đây, thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp, khó lường tác động mạnh mẽ đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng. Trong bối cảnh ấy, lực lượng báo chí đối ngoại đã có những giải pháp tích cực, phù hợp nhằm đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12

3. Phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

4. Vai trò của báo chí trong phòng, chống "Diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017

5. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2004.

Nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương

Nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 29/3, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm ...

Cán bộ, đảng viên cần ứng xử trên mạng xã hội thế nào trong tình hình mới?

Cán bộ, đảng viên cần ứng xử trên mạng xã hội thế nào trong tình hình mới?

Ngày 30/3, tại Hà Nội, Chi bộ Cục Lễ tân Nhà nước và Chi bộ Báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao) phối ...

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. ...

Viết về xây dựng Đảng cần sự mới mẻ và hấp dẫn

Viết về xây dựng Đảng cần sự mới mẻ và hấp dẫn

“Các tác phẩm tham gia Giải Búa liềm vàng cần có sự đầu tư công phu, thể hiện sự sáng tạo, mới mẻ trong phát ...

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 19/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) ...

Đọc thêm

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động