Vai trò của ngoại giao công nghệ trong bối cảnh địa chính trị hiện nay

Hạnh Lê
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. Trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay, ngoại giao công nghệ đang nắm giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
TTK NATO kêu gọi viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine
Công nghệ nói chung và lĩnh vực công nghệ nói riêng đang đóng vai trò ngày càng then chốt đối với tình hình thế giới hiện nay - Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Những năm gần đây, tình hình địa chính trị thế giới trải qua nhiều biến động khó lường, từ đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu cho đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, hay cạnh tranh Mỹ-Trung. Trong bối cảnh này, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin vào luồng thông tin xuyên biên giới. Hơn bao giờ hết, các luồng dữ liệu xuyên biên giới góp phần ngày càng lớn vào sự tăng trưởng kinh tế thế giới.

Khuôn khổ dữ liệu với sự tin cậy

Cách đây vài năm, trong thời gian Nhật Bản đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), cố Thủ tướng Abe Shinzo đã đề xuất xây dựng mạng lưới “lưu thông dữ liệu tự do với sự tin cậy” (DFFT) nhằm chia sẻ dữ liệu vượt biên giới quốc gia.

Hầu hết các quốc gia thành viên đã ký một thông cáo của G20, trong đó đặc biệt phản ánh tầm nhìn trên của ông Abe. Đây là một khuôn khổ hứa hẹn thúc đẩy luồng dữ liệu xuyên biên giới như giao thông, công nghiệp, y tế... cùng các biện pháp bảo vệ tăng cường đối với tài sản trí tuệ, thông tin cá nhân và an ninh mạng.

Luồng dữ liệu mở xuyên biên giới là huyết mạch của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Theo ước tính của Viện toàn cầu McKinsey, các luồng dữ liệu này chiếm đến 3% tổng GDP thế giới, tương đương với 2,3 nghìn tỷ USD.

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Các doanh nghiệp ngày càng nâng cao nhận thức về sự bền vững khi họ ngày càng nhận ra những mối đe dọa nếu không có hành động nhanh chóng. Giảm lượng khí thải và đạt mức phát thải ròng bằng 0 hiện là một phần không thể thiếu trong các cuộc thảo luận chiến lược hiện nay.

Báo cáo của Salesforce (Mỹ) - công ty phần mềm dựa trên đám mây cho biết, việc hướng tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 có thể tạo ra nhiều việc làm hơn, tiết kiệm chi phí, cũng như cải thiện hoạt động kinh doanh.

Cũng theo báo cáo trên, về mặt kinh tế, việc các doanh nghiệp chuyển sang điện toán đám mây có thể giúp giai đoạn 2022-2030 tiết kiệm 24 tỷ USD, đồng thời giảm tới 60 triệu tấn khí thải CO2 nếu các nhà khai thác điện toán đám mây cung cấp 100% năng lượng tái tạo.

Trong viễn cảnh này, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu.

Công cụ trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ thiết lập Văn phòng Đặc phái viên về công nghệ quan trọng và mới nổi nhằm thúc đẩy ngoại giao công nghệ, đồng thời thu hút các đối tác nước ngoài về các lĩnh vực công nghệ mới nổi nhanh chóng, bao gồm trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

Động thái trên diễn ra khi Washington tiếp tục tập trung vào "mặt trận" cạnh tranh công nghệ đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là với Trung Quốc.

Đây được coi là một phần của nỗ lực nhằm hiện đại hóa chính sách đối ngoại của Mỹ, nhằm phát triển và dẫn đầu trong đổi mới và sản xuất các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học, khoa học thông tin lượng tử và chất bán dẫn.

Trong lần đầu tiên giới thiệu về Văn phòng này vào tháng 10/2021, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định rằng, Bộ Ngoại giao phải đóng vai trò định hình “cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra" và "đảm bảo rằng nó phục vụ người dân, bảo vệ lợi ích, tăng cường khả năng cạnh tranh và duy trì các giá trị” của xứ cờ hoa.

Trước đó, vào tháng 8/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ký ban hành Đạo luật Khoa học và chip, trong đó tập trung vào việc thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn. Nhà Trắng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của dự luật trong việc đối trọng với Trung Quốc và đảm bảo rằng Washington duy trì lợi thế cạnh tranh so với Bắc Kinh.

Lợi thế của Ấn Độ trong năm Chủ tịch G20

Khi đảm nhận vị trí Chủ tịch G20 từ ngày 1/12 năm ngoái, Ấn Độ đã sẵn sàng để củng cố vị thế như một siêu cường kỹ thuật số. Với lĩnh vực công nghệ thông tin thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong hai thập kỷ qua và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, một lượng lớn doanh nghiệp công nghệ trên toàn cầu đang tập trung ở quốc gia Nam Á này.

Tiềm năng phát triển sẽ giúp Ấn Độ có thể tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực trên, trở thành động cơ kinh tế toàn cầu quan trọng, thông qua áp dụng chính sách chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới, phù hợp với khung chính sách của các đối tác thương mại kỹ thuật số lớn.

Thời gian qua, giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) của Ấn Độ đã góp phần hỗ trợ tài chính toàn diện cho hàng triệu người bên ngoài hệ thống ngân hàng chính thức, hệ thống quản lý dữ liệu, thanh toán và nhận dạng kỹ thuật số đa lớp thông qua Aadhaar, cũng như đóng góp cơ chế kỹ thuật cho các công ty công nghệ toàn cầu lớn.

Trong thế giới đầy biến động hiện nay, giờ là thời điểm cần tận dụng công nghệ với tiềm năng vô biên. Chủ tịch G20 là một cơ hội quý giá để Ấn Độ đảm nhận vị trí lãnh đạo, đồng thời chứng minh công nghệ có thể đóng vai trò then chốt trong giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay.

Đại sứ công nghệ: Nét mới của ngoại giao trong thời đại số

Đại sứ công nghệ: Nét mới của ngoại giao trong thời đại số

Một số quốc gia đã bổ nhiệm chức vụ đại sứ cho lĩnh vực công nghệ, phản ánh rõ việc thiết lập quan hệ với ...

Ngoại giao khoa học - Môn nghệ thuật tinh tế

Ngoại giao khoa học - Môn nghệ thuật tinh tế

Thụy Sỹ và Anh đóng vai trò quan trọng trong các dự án khoa học mang tính gắn kết các quốc gia, điển hình là ...

Tổng kết Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Bộ Ngoại giao tích cực hưởng ứng chủ đề năm 2023 về ‘dữ liệu số’ của Chính phủ

Tổng kết Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Bộ Ngoại giao tích cực hưởng ứng chủ đề năm 2023 về ‘dữ liệu số’ của Chính phủ

Sáng ngày 5/1, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ ...

ASEAN vượt qua một năm nhiều khó khăn, khẳng định mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết, đối thoại và hợp tác

ASEAN vượt qua một năm nhiều khó khăn, khẳng định mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết, đối thoại và hợp tác

Sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, với vai trò cơ quan điều phối quốc gia về ASEAN, đã chủ trì cuộc họp liên ...

Ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của Ngoại giao Việt Nam

Ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của Ngoại giao Việt Nam

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn báo chí về công tác ngoại ...

(theo Financial Express, National News)

Đọc thêm

Ca sĩ Bảo Thy xinh đẹp quyến rũ với thời trang tông màu sáng

Ca sĩ Bảo Thy xinh đẹp quyến rũ với thời trang tông màu sáng

Baoquocte.vn. Sau sinh con đầu lòng, ca sĩ Bảo Thy thích khoe dáng chuẩn với những thiết kế tông nude, phom dáng bó sát.
Hơn 8.000 người tham gia 'Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân'

Hơn 8.000 người tham gia 'Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân'

Baoquocte.vn. Hơn 8.000 cán bộ, công nhân viên từ các sở, ban, ngành, học sinh và người dân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tham gia 'Ngày chạy vì ...
Hạ viện Mỹ tiếp tục gây sức ép lên 'con cưng', Trung Quốc phản pháo

Hạ viện Mỹ tiếp tục gây sức ép lên 'con cưng', Trung Quốc phản pháo

Baoquocte.vn. Trung Quốc cho rằng, những cáo buộc của Mỹ đối với TikTok là vô căn cứ khi Washington không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về đe dọa ...
Vẻ đẹp mong manh tựa sương mai của Á hậu Nguyễn Phương Nhi

Vẻ đẹp mong manh tựa sương mai của Á hậu Nguyễn Phương Nhi

Baoquocte.vn. Trước những bộ ảnh của Á hậu Nguyễn Phương Nhi, khán giả đều xuýt xoa khen ngợi nhan sắc dịu dàng, càng ngắm càng mê của cô.
Nguyễn Thùy Linh vô địch giải Vietnam International Challenge: Những thành tích nổi bật trong sự nghiệp

Nguyễn Thùy Linh vô địch giải Vietnam International Challenge: Những thành tích nổi bật trong sự nghiệp

Baoquocte.vn. Tại trận chung kết đơn nữ Vietnam International Challenge, Nguyễn Thùy Linh có chiến thắng trước Asuka Takahashi (Nhật Bản) để lên ngôi vô địch.
Mở màn chuỗi hội thảo xúc tiến thương mại, giáo dục, văn hóa và ẩm thực Việt Nam-Australia

Mở màn chuỗi hội thảo xúc tiến thương mại, giáo dục, văn hóa và ẩm thực Việt Nam-Australia

Baoquocte.vn. Ngày 27/3, chuỗi hội thảo xúc tiến thương mại giáo dục, văn hóa và ẩm thực Việt Nam-Australia nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao đã khai ...
Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Canada: Muộn còn hơn không

Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Canada: Muộn còn hơn không

Baoquocte.vn. Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm đầu tiên tới Canada. Ông sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của xứ cờ hoa công du Ottawa kể từ năm 2016.
Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa

Những điểm nóng tiềm ẩn và sứ mệnh ngoại giao tiên phong, phòng ngừa

Baoquocte.vn. Trên thế giới và ở Việt Nam, trong lịch sử và đương đại, có rất nhiều sự kiện thể hiện vai trò của ngoại giao trong ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh.
Cơm trứng hâm nóng quan hệ Nhật-Hàn

Cơm trứng hâm nóng quan hệ Nhật-Hàn

Baoquocte.vn. Vài ngày qua,'omurice', hay cơm cuộn trứng chiên đã bất ngờ trở thành tâm điểm thú vị trong quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc.
Quan hệ Anh-EU: Tình thân có nối?

Quan hệ Anh-EU: Tình thân có nối?

Baoquocte.vn. Mối quan hệ Anh-EU có thể trở nên hòa dịu hơn trước, song để nối lại tình thân sau những sóng gió đã trải qua, vẫn còn đó một chặng dài.
Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường

Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Chung hướng, khác đường

Baoquocte.vn. Cuộc gặp tại Washington D.C. sẽ là cơ hội để Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ tìm kiếm giải pháp cho tình trạng 'chung hướng, khác đường' hiện nay.
Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Baoquocte.vn. Xung đột ở Ukraine được ví như cơn địa chấn chính trị, mà lực tác động, sóng xung kích, sốc nhiệt lan tỏa hầu như đến mọi khu vực trên Trái đất.
Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Baoquocte.vn. Báo Arab News của Saudi Arabia mới đây đăng bài viết đánh giá về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran do Trung Quốc làm trung gian.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Baoquocte.vn. Những nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt Nga thực hiện để đón Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Moscow rất cần Bắc Kinh trong cục diện quốc tế.
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Baoquocte.vn. Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc đánh giá chiến lược ngoại giao khéo léo của Ấn Độ cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ Seoul-New Delhi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Baoquocte.vn. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.
Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Baoquocte.vn. Theo một số chuyên gia, bước sang năm thứ 13, cuộc khủng hoảng Syria đang nhận được một số tín hiệu tích cực.
'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

Baoquocte.vn. Cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Hàn lần này có ý nghĩa quan trọng, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Phiên bản di động