📞

Vẫn chưa thể gỡ bỏ được trần lãi suất huy động!

15:34 | 18/05/2012
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã tốt lên, lãi suất đang có xu hướng hạ dần, chính vì vậy một số chuyên gia kinh tế cho rằng nên gỡ bỏ trần lãi suất huy động để tạo nền tảng cho việc hạ nhiệt lãi suất cho vay. Tuy nhiên, cơ quan quản lý vẫn đang cân nhắc để chọn thời điểm thích hợp.

Nên bỏ trần lãi suất huy độngCâu chuyện bỏ trần lãi suất huy động đã được đồn đoán từ cuối năm ngoái, tuy nhiên thời gian gần đây các kiến nghị bỏ trần lại dày đặc thêm.Theo giải thích của các chuyên gia thì nếu cứ giữ trần lãi suất huy động chỉ mang lại nguồn lợi cho những ngân hàng mạnh. Khi lãi suất tiết kiệm mọi nơi như nhau, người dân sẽ chọn ngân hàng lớn, có uy tín gửi. Nhờ vậy, vốn huy động của những nhà băng này lại càng tăng mạnh.Bên cạnh đó, những "ông lớn" này lại còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như được Ngân hàng Nhà nước cho vay tái cấp vốn nhằm mục đích giải ngân vào lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp-nông thôn, chế biến hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa...Theo ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, lãi suất phải phản ánh đúng xu hướng của thị trường. Trong khi đó, thị trường hiện đang trong giai đoạn khó khăn, do đó mức lãi suất hiện nay không còn phù hợp và đã đến lúc cần phải giảm dần. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng: “Không cần có khái niệm hạ lãi suất, mà nên điều hành nền kinh tế theo tín hiệu thị trường.”Đồng tình với quan điểm trên, một chuyên gia khác cũng cho hay bỏ trần lãi suất huy động là tất yếu. Bởi vì trần lãi suất chỉ có tác dụng khi các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau, đẩy lãi suất huy động lên. Khi tình hình này đã được kiểm soát, những cú sốc trên thị trường được dẹp yên thì buộc phải bỏ trần lãi suất. "Việc này nên thực hiện khi lãi suất huy động giảm xuống 9-10%. Nếu tiếp tục duy trì có thể sẽ gây ra tình trạng điều hành máy móc, bắt mọi chủ thể đi theo quỹ đạo của cơ quan quản lý. Nhà nước chỉ dùng công cụ áp đặt khi chủ thể vận động theo hướng không mong muốn," vị chuyên gia này nhấn mạnh.Theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, việc đặt ra trần lãi suất là để tránh chạy đua tăng lãi suất xuất phát từ câu chuyện thanh khoản và nợ xấu của ngân hàng do mở rộng tín dụng trước đây. Tuy nhiên, thời gian gần đây thanh khoản ngân hàng dồi dào, lãi suất tín phiếu, trái phiếu, liên ngân hàng xuống thấp nhưng vốn vẫn chưa đến được doanh nghiệp.Chính vì vậy, ông Ánh nhận định, điều này chứng tỏ nhu cầu vốn của các ngân hàng đã được giải tỏa. “Khả năng lãi suất hạ xuống là rõ ràng do yếu tố lạm phát giảm, nhưng quan trọng hơn cả là điều kiện thị trường cho thấy, đã đến lúc rút bỏ các biện pháp hành chính, để ngân hàng tự điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước nên quản lý theo chất lượng tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng, thay vì quản lý xem các ngân hàng có tuân thủ các quy định hành chính không?” ông Ánh nói.Chưa phải là thời điểm thích hợpCũng đồng tình với quan điểm của ông Ánh, nhưng chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Thị Mùi lại cho rằng thời điểm này vẫn chưa thích hợp để bỏ trần lãi suất huy động.Bà Mùi phân tích, thời điểm để bỏ trần huy động là nền kinh tế phải tương đối ổn định, lạm phát từng bước kiềm chế và có xu hướng xuống thấp, thanh khoản của các ngân hàng dồi dào hơn, lãi suất có xu hướng giảm xuống. "Có đầy đủ những điều kiện như vậy thì chắc chắn không thể giữ trần đầu vào hay đầu ra. Còn quy định trần lãi suất đầu vào hay đầu ra đều là biện pháp hành chính, trong trường hợp không đừng được mới phải sử dụng biện pháp áp trần," bà Mùi lý giải.Một số ý kiến khác cũng cho rằng, việc bỏ ngay trần lãi suất là cần thiết nhưng phải thực hiện đúng thời điểm để không gây ra những xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ.“Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn đang giảm dần, việc bỏ trần lãi suất huy động sẽ khiến hiện tượng chạy đua lãi suất bùng phát trở lại và hạn chế diễn tiến tích cực này. Ngân hàng Nhà nước nên bỏ trần lãi suất huy động, nhưng là về lâu dài, chứ không phải trong quý II này” - đại diện một ngân hàng thương mại nêu ý kiến.Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đồng tình với các chuyên gia là sẽ bỏ trần lãi suất huy động nhưng sẽ chọn thời điểm thích hợp, mặc dù hiện nay vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, tính tuân thủ của các ngân hàng vẫn chưa cao. Ngay khi còn áp trần, hiện tượng lách trần vẫn diễn ra, nếu bỏ lúc này sẽ gây ra sự bất ổn định cho thị trường.Ngoài ra, nếu gỡ trần lãi suất huy động vào thời điểm này, những ngân hàng nhỏ có thể sẽ vấp phải cạnh tranh khốc liệt khi các ngân hàng lớn có khả năng đưa ra những lãi suất hấp dẫn hơn khi không còn trần. Mặt bằng lãi suất huy động lại sẽ bị đẩy lên mức cao hơn, điều đó càng khiến tiến trình giảm lãi suất chậm lại và doanh nghiệp lại chịu một phen điêu đứng.Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Trong điều kiện thuận lợi, lạm phát có xu hướng giảm và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô diễn biến tích cực, thị trường tiền tệ ổn định, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm 1%/năm lãi suất mỗi quý và đến cuối năm 2012 đưa lãi suất huy động quanh mức 10 - 11%/năm, hoặc sẽ xem xét bỏ quy định trần lãi suất huy động."

Theo Vietnam+