Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar nói rằng, Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông không được làm tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia không tham gia đàm phán về COC. (Nguồn: PTI) |
Trong một loạt bài đăng trên Twitter sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 11, ông Jaishankar viết: “Tôi đã nhấn mạnh rằng, COC cần phải hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và không được làm tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia không tham gia đàm phán về COC".
Trong khi đó, phát biểu cùng ngày tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ, ông Jaishankar cũng nhấn mạnh rằng, UNCLOS 1982 đặt ra khuôn khổ pháp lý được chấp nhận đối với tất cả các hoạt động hàng hải.
Nhà ngoại giao hàng đầu Ấn Độ lưu ý, phần lớn các lợi ích và mối quan hệ của New Delhi hiện nằm ở phía Đông của nước này. Tuyên bố được đưa ra như một lời chứng thực về mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN.
Theo báo The Economic Times, hơn 50% thương mại toàn cầu của Ấn Độ và hơn 5.000 tỷ USD thương mại của thế giới đi qua khu vực Biển Đông.
Trong quá trình đàm phán với ASEAN, Trung Quốc được cho là đang tìm cách áp đặt quan điểm của mình đối với COC nhằm thúc đẩy các tuyên bố về lãnh thổ cũng như kinh tế của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo những nguồn tin am hiểu vấn đề, việc không có một COC cân bằng có thể sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế và chiến lược của Ấn Độ trong khu vực này.
| New Zealand gửi công hàm về Biển Đông lên LHQ: Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 là cuối cùng và ràng buộc Mới đây, Phái đoàn Thường trực New Zealand tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên Tổng Thư ký LHQ khẳng định lập ... |
| Tin thế giới 4/8: Nga nói phương Tây có thể can thiệp bầu cử; Biển Đông thành ‘tâm điểm’ trong ngày; Iran bị cáo buộc tấn công tàu biển Nga lo ngại phương Tây can thiệp bầu cử, thế giới hướng tới Biển Đông, vụ tấn công tàu ngoài khơi UAE... là những sự ... |