Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu

Hồng Anh
Theo chuyên gia người Philippines Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia quốc tế cho rằng Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu
Tàu của Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu. (Nguồn: MAXAR)

Sự xuất hiện của hơn 200 tàu của Trung Quốc xung quanh Đá Ba Đầu, tại cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đánh dấu một bước leo thang nguy hiểm ở Biển Đông.

Việt Nam, Mỹ, Philippines và nhiều quốc gia khác đã kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức đưa các tàu ra khỏi khu vực này, chấm dứt hành vi gây hấn.

Chiến thuật song song của Trung Quốc

Ảnh chụp vệ tinh do Công ty công nghệ Maxar Technologies (Mỹ) cung cấp cho thấy, các tàu của Trung Quốc đang “dàn đội hình” tại Đá Ba Đầu (còn gọi là bãi san hô nông Whitsun). Các thuyền neo đậu sát nhau, theo nhiều tầng nhiều lớp, có hàng gần 10 tàu, có hàng gần 40 tàu.

Ngày 7/3, lực lượng hải cảnh Philippines cho biết, có khoảng 220 tàu của Trung Quốc được phát hiện tại khu vực này.

Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Thời gian qua, Bắc Kinh đã tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng và bồi lấp trái phép ở Biển Đông, nhằm thực hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ.

Điều đó làm dấy lên lo ngại rằng, Trung Quốc đang có âm mưu “thôn tính và chiếm giữ” Đá Ba Đầu, song song với việc đe dọa các nước khác trong khu vực.

Đá Ba Đầu là rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn và nằm ở cực Đông Bắc của cụm. Dù có diện tích khá nhỏ, khoảng 10km² nhưng nơi đây được coi là một cơ sở lý tưởng để xây đường băng sân bay, hoặc căn cứ để giám sát và theo dõi các hoạt động hàng hải.

Ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines cho biết: “Không quân Philippines đã thực hiện chuyến bay trinh sát và nhận thấy rằng, các con tàu của Trung Quốc đã neo đậu tại đây trong nhiều tuần. Hình ảnh vệ tinh cho thấy boong của các tàu này rất sạch sẽ, như thể chúng là tàu mới”.

Trong khi đó, Gregory B.Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận xét, các hành vi của Trung Quốc rất đáng ngờ, các con tàu được buộc sát cạnh nhau “nhằm phục vụ cho mục đích quân sự” chứ không phải để “đánh bắt cá”.

Ông Poling nêu rõ: “Bạn không thể kéo lưới khi tàu đứng yên. Nếu đây là các ngư dân đánh cá, chắc chắn họ sẽ trở về tay trắng”.

Âm mưu biến Đá Ba Đầu thành đảo nhân tạo?

Chuyên gia Jay Batongbacal nhận định: “Mối lo ngại lớn là Trung Quốc có thể đang chuẩn bị chiếm đóng khu vực này để xây dựng một hòn đảo nhân tạo khác, như những gì chúng ta đã từng chứng kiến trước đây”.

Theo ông Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990.

Đá Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng đường băng, cảng neo đậu và triển khai radar tại đây.

Tuy vậy, chuyên gia Gregory B.Poling cho rằng, Trung Quốc nhiều khả năng không có ý định bồi lấp Đá Ba Đầu trở thành một hòn đảo nhân tạo.

“Mục đích của Trung Quốc là kiểm soát vùng nước, đáy biển và không phận. Nước này không thực sự cần đến tiền đồn thứ 8 để làm điều đó. Điều Bắc Kinh cần là chiếm ưu thế áp đảo về số lượng tàu thuyền trong khu vực”, chuyên gia về biển Gregory nhấn mạnh.

Không riêng Biển Đông, Trung Quốc vận dụng 'cắt lát salami' ở Himalaya như thế nào?

Không riêng Biển Đông, Trung Quốc vận dụng 'cắt lát salami' ở Himalaya như thế nào?

Được khích lệ từ chiến thuật "cắt lát salami" ở Biển Đông, Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực để nhân rộng mô hình ...

Vào năm 2016, Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo phán quyết của PCA, yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài và sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tăng cường triển khai các tàu của dân quân biển nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp. Hầu hết đều núp dưới lớp vỏ là tàu đánh cá, nhưng chúng lại không thực sự được sử dụng cho công việc này.

Ông Gregory B.Poling nhấn mạnh: “Đây là lực lượng hỗ trợ cho cảnh sát biển và hải quân Trung Quốc, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, tiếp vận. Nhưng nguy hiểm nhất là khi chúng được sử dụng như một phương tiện để cưỡng ép và đe dọa các tàu thuyền nước ngoài”.

Các hành vi đe dọa và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã cản trở hoạt động thăm dò dầu khí và gây nguy hiểm cho ngư dân của các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Những hành vi này được coi là “mối đe dọa tiềm ẩn”, làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm.

Chuyên gia này nhận xét rằng, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không cho tàu thuyền ra khỏi Đá Ba Đầu. “Một khi Trung Quốc tiến vào, họ sẽ không rời đi. Bắc Kinh có thể giảm căng thẳng vì lợi ích chính trị trước mắt, nhưng chắc chắn sẽ không bỏ qua âm mưu thôn tính khu vực này”.

Nhật Bản, Australia, Anh và Canada đã bày tỏ sự quan ngại, cho rằng Trung Quốc đang đe dọa an ninh khu vực.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25/3 đã lên án hành vi của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của UNCLOS 1982 về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ tuyên bố đứng về phía Philippines trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, ủng hộ trật tự quốc tế
Philippines ‘tuần tra chủ quyền’ ở Biển Đông, Trung Quốc thông báo kế hoạch tập trận
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông
Biển Đông: Chuyên gia quốc tế gọi ý đồ của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu là 'cắt lát salami'
Biển Đông: Australia và Nhật Bản quan ngại vụ tàu Trung Quốc ở đá Ba Đầu
(theo NPR)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Liên minh châu Âu (EU).
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động