Vấn đề Biển Đông tại Cấp cao ASEAN và Thượng đỉnh G7: Nêu cao tinh thần thượng tôn luật pháp, hợp tác vì một khu vực ổn định, hòa bình

Hà Phương
Nổi bật trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế được quan tâm, vấn đề Biển Đông được thảo luận tích cực trong khuôn khổ cấp cao ASEAN và thượng đỉnh G7 vừa qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
vấn đề Biển Đông tại G7 và cấp cao ASEAN
Các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh lại lập trường ASEAN về Biển Đông và khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và an ninh. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Indonesia)

Trong các khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Labuan Bajo, Indonesia (từ ngày 9-11/5) và Hội nghị thượng đỉnh G7 (từ ngày 19-21/5) tại Hiroshima, Nhật Bản, vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải được đặc biệt nhấn mạnh, trong đó có khu vực Biển Đông. Điều này cho thấy hòa bình, ổn định ở Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với không chỉ khu vực mà cả quốc tế.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá tình hình quốc tế và khu vực diễn biến ngày càng phức tạp, tác động mạnh đến môi trường an ninh, phát triển, đặt ra cho ASEAN nhiều vấn đề phải xử lý.

Các nhà lãnh đạo ASEAN dành thời gian trao đổi về tình hình Biển Đông, trong đó tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 dưới sự chủ trì của Nhật Bản, Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, có sự tham dự của các nước thành viên cùng 8 quốc gia khách mời và lãnh đạo các tổ chức đa phương lớn, gồm Liên hợp quốc, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay tập trung thảo luận ba chủ đề: hợp tác xử lý đa khủng hoảng; nỗ lực vì một hành tinh bền vững; hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới nhiều biến động, các nhà lãnh đạo nhất trí cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình nhằm bảo vệ an ninh, an toàn của người dân, kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Do vậy, vấn đề Biển Đông cũng được nhấn mạnh trong các khuôn khổ thảo luận của G7. Các quốc gia nhấn mạnh bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, như việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Song song với đó, các lãnh đạo G7 nêu bật tầm quan trọng của luật pháp và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Đây là hai điểm gắn liền với mục tiêu xây dựng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Vấn đề Biển Đông tại Cấp cao ASEAN và Thượng đỉnh G7: Nêu cao tinh thần thượng tôn luật pháp, hợp tác vì một khu vực ổn định, hòa bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: TTXVN)

Hòa bình ở Biển Đông - Trách nhiệm của tất cả các nước

Nhấn mạnh trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 42, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, Thủ tướng nêu bật yêu cầu đặt ra với ASEAN là thích ứng năng động và tăng cường sức mạnh tự thân để khẳng định giá trị chiến lược. ASEAN cần củng cố đoàn kết và thống nhất, nêu cao tinh thần độc lập, tự lực, tự cường, phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm, giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ với các đối tác, tạo dựng và thúc đẩy văn hoá đối thoại, hợp tác tham vấn, xây dựng lòng tin.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm của tất cả các nước.

Tinh thần và quan điểm đó cũng được Thủ tướng khẳng định trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng mong muốn cộng đồng quốc tế và các đối tác tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và tự cường. Theo đó, các nước thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982; đề nghị các bên kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan đã được UNCLOS 1982 xác lập.

Thêm vào đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và được thực hiện bằng những cam kết cụ thể; kêu gọi các bên liên quan trong mọi cuộc xung đột giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán để tìm ra các giải pháp lâu dài, tính tới lợi ích chính đáng của các bên. Thủ tướng khẳng định Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, công bằng, công lý và lẽ phải.

"Hòa bình là mục tiêu tối thượng của hợp tác quốc tế, là giá trị chung của nhân loại; hòa bình bền vững, thượng tôn pháp luật và phát triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ", Thủ tướng nhấn mạnh.

COC có tiến triển

Một bộ quy tắc - COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 được nhấn mạnh trong cả khuôn khổ Cấp cao ASEAN và Thượng đỉnh G7. Điều này cho thấy việc sớm đạt được COC không chỉ là mong mỏi của ASEAN và Trung Quốc mà cả cộng đồng quốc tế.

Tiến trình đàm phán COC đã và đang được ASEAN và Trung Quốc tích cực thúc đẩy trong năm nay. Theo như Đại sứ Vũ Hồ, Quyền trưởng SOM ASEAN từng chia sẻ ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong 2023 là minh chứng cho quyết tâm của các bên xây dựng lòng tin, hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác.

Gần đây nhất, ngày 17/5, tại Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông (SOM-DOC), trong đó thúc đẩy tích cực tiến trình COC.

Hội nghị SOM DOC ghi nhận tiến triển trong đàm phán bộ quy tắc COC và trao đổi các định hướng cho tiến trình đàm phán COC do Nhóm công tác về DOC (JWG DOC) thực hiện. Các nước cũng nhấn mạnh cần đạt được Bộ quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, góp phần xây dựng lòng tin, tin cậy, quản lý hiệu quả hơn các sự cố trên Biển Đông.

Tại hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh, Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, do đó việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này không chỉ là lợi ích và trách nhiệm chung của ASEAN và Trung Quốc, mà còn thể hiện trách nhiệm của hai bên đối với cộng đồng quốc tế.

Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh cần lấy các quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 làm “kim chỉ nam” cho các hoạt động trên Biển Đông. Trong khi đẩy mạnh các nỗ lực đạt được Bộ Quy tắc COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, các nước cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ mọi điều khoản của DOC. Nỗ lực này cũng sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.

Khai mạc Thượng đỉnh G7, đặt mục tiêu củng cố trật tự quốc tế theo pháp luật

Khai mạc Thượng đỉnh G7, đặt mục tiêu củng cố trật tự quốc tế theo pháp luật

Sáng 19/5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã chính thức khai mạc với sự kiện các nhà lãnh ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thông điệp tại phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thông điệp tại phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Chiều ngày 20/5, sau khi tham dự Lễ đón chính thức do Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chủ trì, Thủ tướng Chính phủ Phạm ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên họp 'Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững' tại Thượng đỉnh G7 mở rộng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên họp 'Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững' tại Thượng đỉnh G7 mở rộng

Chiều ngày 20/5, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát ...

Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines

Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines

Mới đây, các quan chức Đức và Australia đã lên tiếng về tình hình Biển Đông sau sự cố liên quan tia laser cấp độ ...

Trung Quốc đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN, bày tỏ thiện chí hợp tác vì hòa bình tại Biển Đông

Trung Quốc đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN, bày tỏ thiện chí hợp tác vì hòa bình tại Biển Đông

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho rằng ASEAN đã thúc đẩy hợp tác ở Đông Á đi đúng hướng.

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu phi đang phải đối mặt với những thách thức có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và ngày càng trầm trọng hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Phiên bản di động