Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Hải An
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trỗi dậy, trở thành người dẫn đầu châu lục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Du lịch Hy Lạp. (Nguồn: The Borgen Project)
Các quốc gia Nam Âu như Hy Lạp, tăng gấp đôi doanh thu ngành kinh tế dịch vụ - đặc biệt là du lịch, vốn đã tạo ra khoản thu kỷ lục kể từ khi kết thúc các hạn chế do Covid-19. (Nguồn: The Borgen Project)

Hơn một thập niên sau chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã tăng trưởng nhanh hơn các cường quốc truyền thống như Đức.

Một điều gì đó phi thường đang diễn ra với nền kinh tế châu Âu: Các quốc gia phía Nam, từng lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012, đang tăng trưởng nhanh hơn Đức và các nước lớn khác, vốn từ lâu đóng vai trò là động lực tăng trưởng của khu vực. Điều này đang củng cố nền kinh tế châu lục và giữ cho khu vực đồng Euro (Eurozone) không trượt quá xa.

Trong sự đảo ngược của vận mệnh, những quốc gia tụt hậu đã trở thành người dẫn đầu. Năm 2023, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng trưởng nhanh hơn gấp đôi so với mức trung bình của Eurozone. Italy cũng không hề bị bỏ lại phía sau.

Chỉ hơn một thập niên trước, Nam Âu là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro, đe dọa chia rẽ khối các quốc gia sử dụng đồng tiền này. Sau những cuộc suy thoái sâu sắc trong nước, các quốc gia phải mất nhiều năm để phục hồi nhờ các gói cứu trợ quốc tế trị giá hàng tỷ USD cùng các chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Kể từ đó, các nước này đã nỗ lực cải thiện tình hình tài chính, thu hút các nhà đầu tư, phục hồi tăng trưởng và xuất khẩu, đồng thời đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Giờ đây, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống. Nước này phải vật lộn để thoát khỏi tình trạng suy thoái do giá năng lượng tăng vọt sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022).

Dữ liệu công bố hôm 30/4 của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy, sản lượng kinh tế Eurozone tăng 0,3% trong quý I/2024 so với quý trước. Nền kinh tế khu vực này đã suy giảm 0,1% trong cả quý III và IV năm ngoái.

Đức, chiếm 1/4 nền kinh tế của khối, hầu như không tránh được suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2024, với mức tăng trưởng 0,2%. Trong khi đó, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng trưởng gấp ba lần Đức, cho thấy nền kinh tế châu Âu tiếp tục tăng trưởng với hai tốc độ cách biệt.

Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vượt lên như thế nào?

Sau nhiều năm nhận được các gói cứu trợ quốc tế và áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, các nước Nam Âu đã thực hiện những thay đổi quan trọng nhằm thu hút đầu tư, phục hồi tăng trưởng và xuất khẩu cũng như đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.

Các chính phủ khắc phục tình trạng quan liêu, tiến hành cắt giảm thuế doanh nghiệp để kích thích kinh doanh và thúc đẩy những thay đổi đối với thị trường lao động vốn cứng nhắc, bao gồm cả việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động trong việc thuê và sa thải công nhân cũng như giảm việc sử dụng rộng rãi các hợp đồng tạm thời. Họ chuyển sang giảm các khoản nợ và thâm hụt cao, thu hút các quỹ đầu tư quốc tế bắt đầu mua lại nợ chính phủ.

Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg ở London (Anh), cho biết: “Các quốc gia này đã cùng nhau hành động sau cuộc khủng hoảng ở châu Âu và có cấu trúc vững chắc, năng động hơn trước đây”.

Các quốc gia phía Nam cũng tăng gấp đôi doanh thu từ ngành kinh tế dịch vụ - đặc biệt là du lịch, vốn đã tạo ra khoản tiền kỷ lục kể từ khi kết thúc các hạn chế do Covid-19. Họ cũng được hưởng lợi từ một phần của gói kích thích trị giá 800 tỷ Euro do Liên minh châu Âu (EU) triển khai để giúp các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Năm 2023, nền kinh tế Hy Lạp tăng trưởng gấp đôi mức trung bình của khu vực đồng Euro, nhờ đầu tư ngày càng tăng từ các công ty đa quốc gia như Microsoft và Pfizer, du lịch và năng lượng tái tạo.

Ở Bồ Đào Nha, nơi tăng trưởng được thúc đẩy bởi xây dựng và dịch vụ, nền kinh tế đã tăng 1,4% trong quý đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này của Tây Ban Nha trong cùng thời kỳ thậm chí còn cao hơn, ở mức 2,4%.

Tại Italy, chính phủ hạn chế chi tiêu, tăng xuất khẩu sản phẩm công nghệ và ô tô, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài mới vào lĩnh vực công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng gần như ngang bằng với tốc độ chung của Eurozone - một sự cải thiện rõ rệt đối với một quốc gia từ lâu được coi là lực cản kinh tế khu vực.

Ông Schmieding nói về các nền kinh tế Nam Âu: “Họ đang điều chỉnh những hành vi thái quá của mình và thắt lưng buộc bụng. Họ đã trưởng thành hơn sau chi tiêu vượt quá khả năng vào thời điểm trước cuộc khủng hoảng”.

Chuyện gì đã xảy ra ở Đức?

Theo giới quan sát, trong nhiều thập niên, Đức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào giáo dục, số hóa và cơ sở hạ tầng công cộng trong những năm bùng nổ đó, người Đức lại trở nên tự mãn và phụ thuộc một cách nguy hiểm vào năng lượng của Nga cũng như xuất khẩu sang Trung Quốc.

Kết quả là 2 năm tăng trưởng gần như bằng 0, đưa nước này xuống vị trí cuối cùng trong số các thành viên thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và khu vực đồng Euro. Tính theo năm, nền kinh tế Đức đã giảm 0,2% trong quý đầu tiên của năm 2024.

Đức chiếm 1/4 tổng sản lượng nền kinh tế châu Âu và tuần trước, chính phủ dự đoán quốc gia này sẽ chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm nay. Các nhà kinh tế chỉ ra những vấn đề về cơ cấu bao gồm lực lượng lao động già đi, giá năng lượng và thuế cao cũng như tình trạng quan liêu quá mức cần được giải quyết trước khi có thể có những thay đổi đáng kể.

Theo ông Jasmin Gröschl, nhà kinh tế cấp cao của công ty dịch vụ tài chính Allianz, có trụ sở tại Munich, Đức đã xây dựng nền kinh tế của mình theo mô hình định hướng xuất khẩu dựa vào thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị gián đoạn do xung đột địa chính trị và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ - hai đối tác thương mại hàng đầu của Berlin.

Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng tại một siêu thị ở Frankfurt (Đức). (Ảnh: THX)
Đức, chiếm 1/4 nền kinh tế của khối, hầu như không tránh được suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2024, với mức tăng trưởng 0,2%. Trong ảnh, người tiêu dùng mua hàng tại một siêu thị ở Frankfurt, Đức. (Nguồn: THX)

Các nền kinh tế lớn khác của châu Âu thì sao?

Tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng Euro, chính phủ gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng. Quý I/2024, nước này tăng trưởng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình tài chính của Paris ngày càng trở nên xấu hơn: Thâm hụt ngân sách ở mức cao kỷ lục 5,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công đã lên tới 110% nền kinh tế. Chính phủ gần đây tuyên bố sẽ cần khoảng 20 tỷ Euro tiền tiết kiệm trong năm nay và năm tới.

Trong khi đó, Hà Lan chỉ mới thoát khỏi cuộc suy thoái nhẹ xảy ra vào năm ngoái, khi nền kinh tế suy giảm 1,1%. Thị trường nhà ở nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách tiền tệ thắt chặt tại châu Âu.

Cùng với nhau, các nền kinh tế Đức, Pháp và Hà Lan chiếm khoảng 45% GDP của khu vực đồng Euro. Chừng nào họ còn trì trệ thì tăng trưởng chung sẽ còn giảm bớt.

Nam Âu có thể theo kịp?

Câu trả lời là “Có” - ít nhất ở thời điểm hiện tại. Lãi suất cao đã bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng của các nước này nhưng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cơ quan ấn định lãi suất cho tất cả 20 quốc gia sử dụng đồng Euro, đã phát tín hiệu rằng họ có thể cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào đầu tháng 6 tới.

Theo Eurostat, lạm phát ở Eurozone ổn định ở mức 2,4% trong năm tính đến tháng 4, sau một chiến dịch tích cực của ECB nhằm hạ nhiệt giá cả tăng vọt trong năm ngoái.

Điều đó sẽ hỗ trợ du lịch - động lực tăng trưởng chính ở Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Những quốc gia này cũng sẽ ngày càng được hưởng lợi từ những nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế thành những điểm đến mới cho đầu tư quốc tế vào lĩnh vực sản xuất và công nghệ.

Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - cùng chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế khu vực đồng Euro - được củng cố bởi quỹ phục hồi của EU, với hàng tỷ Euro tài trợ chi phí thấp và các khoản vay đầu tư vào số hóa nền kinh tế cũng như năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, để bảo đảm những lợi ích đó không phải là thoáng qua, các nước Nam Âu phải phát huy động lực và nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cũng như năng suất. Tỷ lệ thất nghiệp, mặc dù đã giảm mạnh, nhưng vẫn ở mức cao, trong khi mức tăng lương ở nhiều công việc không theo kịp lạm phát.

Các quốc gia phía Nam vẫn còn gánh nặng nợ nần khổng lồ, đặt ra câu hỏi về tính bền vững của nền tài chính được cải thiện. Ngược lại, Đức tự đặt ra giới hạn về số tiền có thể tài trợ cho nền kinh tế thông qua vay mượn.

Ông Bert Colijn, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng Euro tại ngân hàng ING cho rằng, các nước phía Nam có thách thức Đức và Pháp để trở thành cường quốc của châu Âu hay không còn cần một quãng đường dài với những bước tiến xa phía trước.

Không còn khí đốt Nga, Đức và Pháp hết thời, thế cờ được lật ngược, đã tới lúc châu Âu ‘nương tựa’ vào những quốc gia này

Không còn khí đốt Nga, Đức và Pháp hết thời, thế cờ được lật ngược, đã tới lúc châu Âu ‘nương tựa’ vào những quốc gia này

Các nền kinh tế Nam Âu, vốn không phát triển bằng các nước láng giềng giàu có hơn ở phía Bắc, đã và đang lật ...

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Ngày 18/4, hãng tin RIA Novosti cho biết, trong tháng 2/2024, Pháp đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong ...

Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng'

Kinh tế châu Âu: Đức có thể bừng tỉnh sau 'giấc ngủ đông', EU có khả năng 'lội ngược dòng'

Sau 15 năm trải qua những cú sốc như cuộc khủng hoảng nợ, đại dịch Covid-19 và căng thẳng Nga-Ukraine, nền kinh tế châu Âu ...

Nói về tầm nhìn 2023, Thái tử Saudi Arabia đề xuất giải pháp cho thách thức kinh tế toàn cầu

Nói về tầm nhìn 2023, Thái tử Saudi Arabia đề xuất giải pháp cho thách thức kinh tế toàn cầu

Ngày 29/4, trong cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Riyadh, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đề ...

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Mỹ thông báo những biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và thực thể liên quan hỗ trợ chương trình UAV cho ...

(theo New York Times)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/6 và sáng 28/6: Lịch thi đấu Copa America vòng bảng - Panama vs Mỹ, Uruguay vs Bolivia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/6 và sáng 28/6: Lịch thi đấu Copa America vòng bảng - Panama vs Mỹ, Uruguay vs Bolivia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/6 và sáng 28/6: Lịch thi đấu Copa America - Panama vs Mỹ, Uruguay vs Bolivia; giải VĐQG Brazil vòng 12...
Nga: BRICS tạm dừng kết nạp thành viên mới, chắc chắn thúc đẩy những người bạn Belarus

Nga: BRICS tạm dừng kết nạp thành viên mới, chắc chắn thúc đẩy những người bạn Belarus

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã quyết định tạm dừng kết nạp thành viên mới.
XSMN 26/6, xổ số miền Nam ngày 26 tháng 6. Kết quả xổ số miền Nam thứ 4 ngày 26/6/2024

XSMN 26/6, xổ số miền Nam ngày 26 tháng 6. Kết quả xổ số miền Nam thứ 4 ngày 26/6/2024

XSMN 26/6 - Xổ số miền Nam ngày 26 tháng 6. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam thứ 4 ngày 26/6/2024. XSMN thứ 4. SXMN 26/6. xổ số ...
Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 27/6/2024: Nhân Mã có tin vui tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 27/6/2024: Nhân Mã có tin vui tài chính

Tử vi hôm nay 27/6/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 26/6 - xổ số miền Nam ngày 26 tháng 6 - XSMN 26/6 - xổ số hôm nay 26/6/2024

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 26/6 - xổ số miền Nam ngày 26 tháng 6 - XSMN 26/6 - xổ số hôm nay 26/6/2024

XSMN 26/6 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/6/2023. xổ số miền Nam ngày 26 tháng 6. xổ số hôm nay 26/6. SXMN 26/6. XSMN ...
Giá cà phê hôm nay 26/6/2024: Giá cà phê 'nhảy múa', chi phí đầu vào tăng cao đang được chuyển vào vào giá bán

Giá cà phê hôm nay 26/6/2024: Giá cà phê 'nhảy múa', chi phí đầu vào tăng cao đang được chuyển vào vào giá bán

Sản lượng cà phê robusta của Việt Nam cho niên vụ 2024/2025 (tháng 10/2023 đến tháng 5/2024) dự kiến chỉ đạt 24 triệu bao, mức thấp nhất trong 13 năm, xuất khẩu giảm về lượng ...
'Chìa khóa' để Bình Định thu hút doanh nghiệp, người dân, du khách Ân Độ

'Chìa khóa' để Bình Định thu hút doanh nghiệp, người dân, du khách Ân Độ

Ngày 25/6 đã diễn ra Hội nghị thúc đẩy đầu tư, phát triển thương mại, du lịch với các đối tác Ấn Độ tại tỉnh Bình Định.
Giá xăng dầu hôm nay 26/6: Trượt dốc

Giá xăng dầu hôm nay 26/6: Trượt dốc

Giá xăng dầu hôm nay 26/6, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/6, giá dầu giảm 1% do dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng của Mỹ giảm.
Giá heo hơi hôm nay 26/6: Giá heo hơi đi ngang trên cả nước; Lạng Sơn triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/6: Giá heo hơi đi ngang trên cả nước; Lạng Sơn triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 63.000 - 68.000 đồng/kg.
Lần đầu tiên Việt Nam và Mỹ tổ chức cuộc họp đối thoại về kinh tế

Lần đầu tiên Việt Nam và Mỹ tổ chức cuộc họp đối thoại về kinh tế

Ngày 25/6 (giờ địa phương) tại Washington D.C, cuộc họp đối thoại kinh tế Việt Nam-Mỹ lần thứ nhất đã được tổ chức.
Giá tiêu hôm nay 26/6/2024, nhận định đằng sau cú lao dốc không phanh, động thái cần thiết để thị trường trở nên cân bằng hơn

Giá tiêu hôm nay 26/6/2024, nhận định đằng sau cú lao dốc không phanh, động thái cần thiết để thị trường trở nên cân bằng hơn

Giá tiêu hôm nay 26/6/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Chỉ số nhà ở tại Hà Nội tăng 8 điểm phần trăm, đề xuất phải công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Chính phủ họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về giá đất, đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá… là những tin bất động sản mới nhất.
Tin bất động sản: Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini, giá nhà đất 'ăn theo' đường Vành đai 2

Tin bất động sản: Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini, giá nhà đất 'ăn theo' đường Vành đai 2

Làm rõ điều kiện cá nhân kinh doanh địa ốc, sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Phân khúc chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20%, thời hạn thuê nhà ở xã hội tối thiểu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

NAVI Property và CEO Lê Thị Oanh đang tạo dựng chỗ đứng trên thị trường, khi gắn liền đơn vị phát triển các dự án có giá trị hàng trăm tỷ đồng trở lên như: ...
ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

Theo ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,7% so với quý trước.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6 ghi nhận đồng USD tăng nhờ những bình luận 'diều hâu' từ các quan chức Fed.
MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 18/6/2024, Tạp chí Fortune (Mỹ) chính thức công bố bảng xếp hạng (BXH) FORTUNE Southeast Asia 500, trong đó vinh danh MB là một trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
MB dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

MB dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

Đây là một phần nội dung phỏng vấn với Ông Phan Như Anh - CEO của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tại Hội nghị ngành ngân hàng - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6: USD trượt giá so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6: USD trượt giá so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/6 ghi nhận đồng USD trượt khỏi mức cao nhất trong 8 tuần so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6: USD và Euro biến động trái chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6: USD và Euro biến động trái chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6 ghi nhận đồng USD có triển vọng tích cực, với mức hỗ trợ là 105,5
Phiên bản di động