📞

Vẻ đẹp ma mị trên bầu trời đêm của Bắc cực quang

Kha Ninh 16:48 | 10/10/2024
Những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm của Bắc cực quang luôn hấp dẫn những người yêu thiên văn học và các nhiếp ảnh gia.

Cực quang là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị được nhiều người chờ đón mỗi năm. Trong ảnh: Cực quang trên bầu trời Brant, Alberta, Canada. (Nguồn: Reuters)

Cực quang được hình thành do sự bức xạ từ, qua đó tạo thành những vệt sáng đủ màu sắc trên bầu trời. Trong ảnh: Quang cảnh cực quang trên bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan, ngày 7/10. (Nguồn: All About Lapland)

Từ mặt đất, người xem có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm có nhiều dải màu cùng nhiều loại ánh sáng kỳ ảo. Trong ảnh: Cực quang ở Rovaniemi, Phần Lan. (Nguồn: Reuters)

Về mặt khoa học, các dải sáng được tạo thành do hiện tượng tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời và tầng khí quyển bên trên của Trái đất. Trong ảnh: Cực quang xuất hiện trên bầu trời gần Mo i Rana (hay Måefie), Na Uy. (Nguồn: Reuters)

Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu được gọi là Bắc cực quang, ở Nam bán cầu, hiện tượng này được gọi là Nam cực quang. Trong ảnh: Bắc cực quang được nhìn thấy qua cửa sổ của một chiếc máy bay Boeing 737-800 của Na Uy bay giữa Svalbard và Tromso, Na Uy, ngày 5/1. (Nguồn: Reuters)

Những quốc gia nằm trong vùng vĩ độ thấp như Canada, Na Uy, Thụy Điển, Iceland… sẽ dễ nhìn ngắm cực quang. Trong ảnh: Cực quang xuất hiện ở bầu trời phía trên sườn núi đã The Roaches gần Leek, Staffordshire, Anh, ngày 10/5. (Nguồn: Reuters)

Thường thì cực quang được nhìn thấy vào những đêm trời quang, lạnh buốt. Để chụp được những bức ảnh lung linh, không ít nhiếp ảnh gia đã phải lặn lội vào những nơi xa xôi, ít bị ô nhiễm ánh sáng. Trong ảnh: Khi tụ tập để xem trận mưa sao băng Perseid, nhiều người lại chụp được khoảnh khắc Bắc cực quang chiếu sáng bầu trời đêm ở làng Borodinka ở vùng Omsk, Nga ngày 13/8. (Nguồn: Reuters)

Các cực quang thường “trình diễn” trong vài giờ trước khi biến mất. Mỗi lần cực quang diễn ra là một chương trình nghệ thuật bởi màu sắc, độ sáng, hình dạng của các dải sáng thay đổi liên tục, khi thì nhẹ nhàng, khi thì lên cao trào. Tronga ảnh: Cực quang chiếu sáng bầu trời Lapland ở Rovaniemi, Phần Lan.

Trong mùa ngắm cực quang hàng năm, nhiều bộ ảnh đầy nghệ thuật đã được ghi lại và chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội. Tronga ảnh: Bắc cực quang thắp sáng bầu trời Blackie, Alberta, Canada, ngày 7/10. (Nguồn: Reuters)

Cộng hưởng với những màu sắc trên nền trời là phong cảnh lôi cuốn ở vùng hoang dã cực Bắc. Núi lửa, sông băng, rừng lá kim… làm cho cảnh sắc thêm ngoạn mục. Trong ảnh: Bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan, ngày 7/10. (Nguồn: All About Lapland)

Các tay săn ảnh thường chọn những góc chụp đối diện hồ nước để bắt được thêm phần cực quang phản chiếu trên mặt hồ. Trong ảnh: Cực quang thắp sáng bầu trời Herronton, Alberta, Canada. (Nguồn: Reuters)

Từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, du khách có thể ngắm cực quang trên khắp bầu trời Sodankyla, vùng Lapland, Phần Lan. (Nguồn: All About Lapland)

Cực quang là những chùm sáng hình vòng cung luôn chuyển động với nhiều màu sắc trên nền trời vào ban đêm. Trong ảnh: Cực quang được ghi lại ở vùng Omsk, Tây Nam Siberia, Nga. (Nguồn: Reuters)

Na Uy là một trong những nơi quan sát được Bắc cực quang đẹp nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 3, với các dải lụa phát sáng màu xanh hoặc màu đỏ pha tím. Trong ảnh: Cực quang chiếu sáng bầu trời đêm phía trên một chiếc thuyền bên bờ biển ở Sommaroy, Na Uy. (Nguồn: Reuters)

Canada được xem là thiên đường ngắm cực quang nhờ nằm trong vùng vĩ độ thấp và ít bị ô nhiễm ánh sáng. Trong ảnh: Cực quang xuất hiện trên bầu trời bãi biển Jericho ở Vancouver, British Columbia, Canada. (Nguồn: Reuters)

(theo Reuters)