TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng Mỹ - Iran: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại | |
Ngoại trưởng Mỹ tránh ủng hộ công khai giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine |
Dẫn các nguồn tin thân cận, Reuters cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng kiềm chế sức mạnh của Iran tại Trung Đông, điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng chính quyền của ông muốn lật đổ chính quyền Tehran hoặc đặt nền móng để biện minh cho hành động quân sự. Chính quyền Mỹ cho biết đang nỗ lực ngăn chặn "hành vi độc ác" của Iran khi nước này trợ giúp các phiến quân Hồi giáo trong khu vực và phủ nhận việc tìm cách lật đổ của nước cộng hòa Hồi giáo này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng kiềm chế sức mạnh của Iran tại Trung Đông. (Nguồn: AP) |
Cuộc tranh cãi giữa các quan chức Mỹ dấy lên hôm 16/4 khi Bộ Ngoại giao đăng tải trên trang web của bộ (và sau đó gỡ xuống), một phiên bản được giải mật báo cáo hàng năm gửi đến Quốc hội, đánh giá việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mà các nguồn tin coi là sai lệnh đối với Iran. Việc công bố báo cáo diễn ra sau khi Chính quyền của Tổng thống Trump hôm 15/4 chính thức liệt Các lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đơn vị bán quân sự và tình báo đối ngoại tinh nhuệ của Iran vào diện "một tổ chức khủng bố nước ngoài".
Washington cũng đã gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn sau khi ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran với các cường quốc thế giới. Chính quyền Trump cũng đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền, kể cả trên mạng xã hội, nhằm thúc đẩy sự phẫn nộ lan rộng đối với Chính phủ Iran.
Một số nguồn tin cho biết báo cáo tái xuất hiện hôm 17/4 mà không có lời giải thích nào khiến họ lo ngại rằng có phải chính quyền đang dựng lên hình ảnh Iran xấu nhất có thể hay không, giống như Chính quyền của Tổng thống George Bush sử dụng thông tin tình báo giả và cường điệu để biện minh cho cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bênh vực đánh giá về Iran, cho rằng trong bức thư điện tử mà bộ này có được đã có những đánh giá rất kỹ lưỡng về tất cả các thông tin liên quan". Bộ Ngoại giao trên cho biết báo cáo được công khai vào đúng thời hạn chót là ngày 15/4, thời điểm phải trình lên Quốc hội. Bộ này không đề cập đến tranh cãi nội bộ liên quan đến báo cáo hoặc quan ngại đến về vấn đề chính trị hóa.
Người phát ngôn trên cho biết, quan điểm của Mỹ là Nga vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) "là rõ ràng". Báo cáo cũng không đề cập đến đánh giá chi tiết được công khai vài năm trước đây về việc liệu Iran, Myanmar, Triều Tiên và Syria và một số quốc gia khác có tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không. Thay vào đó, báo cáo thay thế những đánh giá đó với 5 đoạn có tiêu đề "những quan ngại của đất nước", trong đó không đề cập đến đánh giá bởi các cơ quan tình báo Mỹ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) rằng Iran đã chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân vào năm 2003 và đã hoàn tất thỏa thuận hạt nhân vào năm 2015 vốn áp đặt những hạn chế đối với chương trình hạt nhân dân sự của nước này. Báo cáo cho rằng việc duy trì thành tựu hạt nhân của Iran được Israel tiết lộ năm 2018 đã làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu Tehran có kế hoạch khôi phục chương trình vũ khí hạt nhân hay không. Báo cáo cho biết thêm những nỗ lực như vậy có thể vi phạm NPT, do nhiều nhà máy tại Iran vẫn duy trì nguyên liệu hạt nhân chưa được công bố mặc dù báo cáo cũng không đưa ra bằng chứng cho thấy Iran đã tiến hành việc này.
Báo cáo 12 trang, rút gọn lại từ tài liệu dài 45 trang tài liệu hồi năm ngoái, cho thấy sự bất đồng giữa Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yleem Poblete (người soạn thảo báo cáo này) và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Andrea Thompson. Trợ lý Bộ trưởng Poblete đã tìm cách đưa vào báo cáo những thông tin như là những câu chuyện mới và những mẩu quan điểm, vốn dựa trên phân tích pháp lý truyền thống của các báo cáo tình báo Mỹ. Bộ Ngoại giao không bình luận về vai trò của bà Poblete.
Một cựu quan chức Mỹ bày tỏ tin tưởng rằng báo cáo được sử dụng để tạo lợi thế cho quan điểm của Chính quyền Trump về Iran hơn là phản ánh thông tin thu thập được bởi các cơ quan tình báo và những đánh giá của các chuyên gia của Bộ Ngoại giao về thông tin đó. Giới phân tích bày tỏ, họ không biết tại sao báo cáo được rút gọn, bị gỡ bỏ và sau đó khôi phục trên trang web của Bộ Ngoại giao, và đặt ra câu hỏi rằng liệu đây có phải là nỗ lực để hủy hoại Iran hay không. Hans Kristensen - chuyên gia về hạt nhân thuộc Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ có trụ sở tại Washington - nói: "Điều tồi tệ nhất sẽ là chúng ta đang thấy biểu hiện của sự chính trị hóa các thông tin tình báo để phục vụ mục đích của các quan chức cấp cao trong chính quyền. Chúng ta đã chứng kiến điều đó trong quá khứ, với cuộc chiến tranh Iraq. Đây là dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng".
Iran ra thông cáo coi quân đội Mỹ tại Tây Á là tổ chức khủng bố Hãng thông tấn nhà nước của Iran IRNA ngày 8/4 cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran đã coi Chính phủ ... |
Iran tăng cường quan hệ với Lebanon và Hezbollah bất chấp sức ép từ Mỹ Đài truyền hình quốc gia Iran ngày 24/3 cho biết, nước này sẽ mở rộng quan hệ với Lebanon bất chấp lời kêu gọi “mang ... |
Mỹ tiếp tục áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Iran Theo một tuyên bố đăng tải trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ, ngày 22/3, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt ... |