Vì sao các cường quốc chạy đua giành vaccine Covid-19?

TGVN. Song song với cuộc chạy đua nước rút tìm kiếm vaccine phòng ngừa Covid-19 ở các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, một trận chiến giành quyền có được trước vaccine tương lai diễn ra dữ dội hơn trong những ngày qua, đặc biệt giữa các cường quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 4/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, Pháp 'xuống tay' với Hong Kong, Trung Quốc ra mặt vì TikTok. Vaccine ngừa Covid-19 Nga sắp ra lò
Kỳ II: Quyền tự do đi lại thời Covid-19 - cam kết và hành động
anh an tuong tuan 277 28 chu tich trieu tien tang sung cho si quan deo khau trang di hop dem va chay dua tim vaccine covid 19 11
Y tá Kath Olmstead tiêm vaccine Covid-19 cho Melissa Harting, một người tình nguyện tham gia chương trình thử nghiệm vaccine tại cơ sở của United Health Services ở Binghamton, New York, Mỹ, ngày 27/7. Loại vaccine Covid-19 này được phát triển bởi Viện Y tế Quốc gia và Moderna Inc. Chương trình thử nghiệm vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới do Chính phủ Mỹ lên kế hoạch đã được tiến hành với 30.000 tình nguyện viên đầu tiên trong cuộc đua nghiên cứu và sản xuất vaccine Covid-19 trên toàn cầu.

Giữa lúc chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên khắp thế giới và dự kiến còn kéo dài, mọi hy vọng đều đặt vào các hãng dược phẩm bào chế vaccine.

Song song với cuộc chạy đua nước rút tìm kiếm vaccine phòng ngừa Covid-19 ở các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, một trận chiến giành quyền có được trước vaccine tương lai diễn ra dữ dội hơn trong những ngày qua, đặc biệt giữa các cường quốc.

Mặc dù một vài hãng bào chế dược phẩm của Nga, Trung Quốc, Mỹ hay châu Âu mới đây đưa ra thông báo đầy hứa hẹn rằng các loại vaccine của họ vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Một loạt quốc gia giàu có lao vào cuộc đua đặt tiền trước cho các hãng dược với mong muốn khi vaccine phòng ngừa Covid-19 ở ra đời, họ sẽ có được trước tiên.

Ngày 31/7 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã đạt thỏa thuận đặt trước nhà bào chế Sanofi-GSK 300 triệu liều khi vaccine ra đời. Số tiền đặt không được thông báo nhưng trước đó, Mỹ đã rót cho hai nhà bào chế dược hàng đầu châu Âu này tới 2,1 tỷ USD để chắc chắn có được 100 triệu liều vaccine tương lai. Anh cũng đã thông báo đặt trước 60 triệu liều của Sanofi-GSK.

Các hãng dược phẩm khác đang nghiên cứu vaccine phòng ngừa Covid-19 như Biontech (Đức), Pfizer (Mỹ) hay Moderna (Mỹ) chưa có thành phẩm mà đã nhận được hàng tỷ USD tiền đặt cọc của các quốc gia. Các nước đó đều toan tính "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", như vậy sẽ giúp họ bảo đảm có được những liều thuốc chủng quý giá đầu tiên cho người dân của họ.

Đi đầu trong cuộc cạnh tranh vaccine này là Mỹ với chiến lược riêng của Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã đặt trước tiền tỷ vào nhiều hãng bào chế để giành được tối đa cơ hội có được vaccine đầu tiên cho người Mỹ.

Vậy tại sao các nước lại lao vào cuộc đầy tốn kém và chưa có gì chắc chắn này? Lý do để giải thích điều này trước hết là kinh tế. Đại dịch Covid-19 đã và đang "đánh gục" lần lượt các nền kinh tế trên thế giới, càng giàu thì thiệt hại càng lớn. Việc bỏ ra một khoản tiền dù khá lớn để nhanh chóng ngăn chặn đại dịch cũng không phải là cái giá đắt để nền kinh tế không bị sụp đổ nếu dịch cứ kéo dài dai dẳng.

Lý do thứ hai mang tính địa chính trị, nhất là đối với Mỹ. Chuyên gia kinh tế Frédéric Bizard của Pháp trên đài Europe 1 giải thích: "Đây là cuộc chạy đua với thời gian để bảo đảm vị thế đứng đầu thế giới đối với Mỹ. Là cường quốc số 1 thế giới, Mỹ phải được phục vụ đầu tiên".

Châu Âu cảm thấy cũng không thể thụ động, thua kém nên cũng nhảy vào cuộc đua do Mỹ dẫn dắt này, dù có hơi muộn. Điều này đã được chứng minh qua cuộc tranh giành khẩu trang và thiết bị y tế hồi tháng 4 vừa qua giữa Mỹ và các nước châu Âu.

Trong cuộc chạy đua vaccine này, hai đối thủ kình địch của Mỹ và phương Tây nói chung là Nga và Trung Quốc trong vài ngày gần đây liên tiếp đưa ra các dấu hiệu về đích sớm. Mục đích cũng không nằm ngoài mong muốn chứng tỏ vị thế cường quốc thế giới của họ.

Với riêng đương kim Tổng thống Mỹ Trump, cuộc đua để có vaccine mang thêm ý nghĩa khẳng định ông vẫn trung thành với triết lý mị dân "Nước Mỹ trước tiên" và nhất là vào thời điểm sát cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump đang mất dần điểm vì những chỉ trích xử lý kém cỏi khủng hoảng Covid-19. Theo hãng tin AP, nhiều trợ lý của ông Trump tin rằng sự ra đời kịp thời của vaccine phòng ngừa Covid-19 trước cuộc bầu cử thổng thống sẽ giúp ông Trump xoay ngược tình thế.

Các nước đặt tiền trước chắc chắn sẽ được ưu tiên dùng vaccine trước nếu có, nhưng giá thành của liều thuốc mà cả thế giới đang mong đợi này sẽ không còn thấp nữa. Nhiều chuyên gia dự tính giá thành một liều vaccine Covid-19 trên thị trường có thể từ 50-60 USD. Các nước nghèo, không có tiền đặt trước liệu có đủ khả năng tài chính để mua cho người dân của họ hàng triệu liều hay không?

Ý tưởng vaccine phòng ngừa Covid-19 phải là tài sản chung của nhân loại, là thứ hàng hóa nằm ngoài quy luật của thị trường như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi đang trở nên xa vời. Thực tế cho thấy từ khi chưa xuất hiện, vaccine phòng ngừa Covid-19 đã bị chi phối bởi quy luật thị trường, quy luật của kẻ mạnh.

Ảnh ấn tượng tuần (27/7-2/8): Chủ tịch Triều Tiên tặng súng cho sĩ quan, đeo khẩu trang đi hộp đêm và chạy đua tìm vaccine Covid-19

Ảnh ấn tượng tuần (27/7-2/8): Chủ tịch Triều Tiên tặng súng cho sĩ quan, đeo khẩu trang đi hộp đêm và chạy đua tìm vaccine Covid-19

TGVN. Cuộc hành hương Hajj hằng năm của người Hồi giáo, cháy rừng ở Bồ Đào Nha, nước Mỹ vật lộn với Covid-19 và chạy đua ...

Vào cuộc chạy đua mới, Covid-19 trước nguy cơ ‘chủ nghĩa dân tộc vaccine’

Vào cuộc chạy đua mới, Covid-19 trước nguy cơ ‘chủ nghĩa dân tộc vaccine’

TGVN. Cuộc chạy đua để giành mua vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Đây là nỗi ...

Kỳ I: Bảo đảm quyền được sống là ưu tiên hàng đầu

Kỳ I: Bảo đảm quyền được sống là ưu tiên hàng đầu

TGVN. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hết ...

Văn Anh (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Theo nguồn tin từ Tom's Guide, hiệu suất của con chip A18 Pro trên dòng sản phẩm iPhone 16 Pro sẽ chỉ tăng khoảng 10% so với thế hệ A17 ...
Vòng loại World Cup 2026: Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia lưu ý các cổ động viên

Vòng loại World Cup 2026: Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia lưu ý các cổ động viên

Trận đấu đội tuyển Việt Nam và Indonesia tại vòng loại World Cup 2026 diễn ra ngày 21/3 trùng tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo tại Indonesia.
Thanh Hương, Tuấn Tú và dàn diễn viên họp báo ra mắt phim Người một nhà

Thanh Hương, Tuấn Tú và dàn diễn viên họp báo ra mắt phim Người một nhà

Có mặt tại buổi họp báo ra mắt phim truyền hình 'Người một nhà', diễn viên Thanh Hương và Tuấn Tú nhận nhiều sự quan tâm khi vào vai vợ ...
Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp Đại diện UNHCR tại Thái Lan phụ trách Việt Nam chào từ biệt

Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp Đại diện UNHCR tại Thái Lan phụ trách Việt Nam chào từ biệt

Cục trưởng Cục Lãnh sự đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ của UNHCR đối với Việt Nam trong các vấn đề hai bên cùng quan ...
FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động