Vì sao ‘huyền thoại’ súng trường AK của Nga khó lật đổ?

Quang Hiếu
Súng trường AK của Nga phải vượt qua các bài kiểm tra khắc nghiệt nhất thế giới mà không loại vũ khí nào khác có thể so được nhằm đạt tiêu chuẩn sử dụng trong quân đội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Súng trường AK là vũ khí Nga được nhiều lực lượng quân đội ở các quốc gia trên thế giới lựa chọn. (Nguồn: Sputnik)
Súng trường AK là vũ khí Nga được nhiều lực lượng quân đội ở các quốc gia trên thế giới lựa chọn. (Nguồn: Sputnik)

Cho đến nay, súng trường tấn công AK vẫn là loại súng duy nhất có khả năng hoạt động trong sa mạc, bão tuyết, các trận mưa nhiệt đới hay môi trường nhiều khói bụi. Những tính năng này đã khiến nó trở thành thứ vũ khí được lực lượng quân đội ở nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.

Đại diện của Tập đoàn vũ khí Kalashnikov Concern của Nga cho biết, họ tạo ra một loại vũ khí độc đáo như vậy vào năm 1947 như thế nào và tại sao đến nay súng AK vẫn là thứ vũ khí đáng tin cậy nhất sau hơn 70 năm kể từ khi ra đời.

Hai lý do khiến AK vượt trội

Ông Vladimir Onokoy, người đứng đầu Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Kalashnikov Concern, chỉ ra hai lý do chính khiến AK trở thành một trong những loại súng trường tấn công đáng tin cậy nhất.

Lý do thứ nhất là nhờ hệ thống kiểm tra và đánh giá vũ khí nghiêm ngặt của Nga.

Được tạo ra sau Thế chiến thứ II, hệ thống này phân tích kinh nghiệm thực tiễn và cải tiến mới đối với các loại vũ khí.

Tiêu chuẩn hàng đầu của hệ thống này luôn là độ tin cậy, thích ứng với môi trường.

Ông Vladimir Onokoy nhấn mạnh: “Nếu một khẩu súng không hoạt động tốt trong môi trường thực tế - nơi nó sẽ được sử dụng, thì những công dụng khác sẽ chẳng còn quan trọng”.

Đại diện Kalashnikov cũng lưu ý các tiêu chuẩn của súng AK được cải thiện và thích nghi theo thời gian. Chẳng hạn, ngày nay, cả súng và hệ thống ngắm bắn điện tử của nó đều phải trải qua quá trình thử nghiệm và nâng cấp.

Lý do thứ hai là chất lượng sản xuất và nhiều tính năng được các kỹ sư thiết kế đưa vào thế hệ AK mới.

Các kỹ sư thiết kế súng AK nghiên cứu, thử nghiệm và đi vào từng chi tiết. Bởi vậy, khi các khẩu AK do Nga sản xuất thử nghiệm cùng với các bản sao của AK được sản xuất ở các nước khác, thì chỉ những khẩu AK của Nga mới vượt qua được các bài kiểm tra khắc nghiệt.

Chất lượng sản xuất và nhiều tính năng được các kỹ sư thiết kế đưa vào thế hệ AK mới. (Nguồn: Global Look Press)
Chất lượng sản xuất và nhiều tính năng được các kỹ sư thiết kế đưa vào thế hệ AK mới. (Nguồn: Global Look Press)

Những thử nghiệm “sinh tồn”

Vào năm 2020, ông Vladimir Onokoy đích thân đến thăm một cơ sở nơi các kỹ sư quân sự tiến hành thử nghiệm vũ khí để tìm hiểu liệu AK có thực sự có khả năng hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt nhất thế giới hay không.

Nằm ở ngoại ô Moscow, nhà máy có nhiều phòng mô phỏng sa mạc, bão tuyết, mưa nhiệt đới, và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác.

Tại đây, các khẩu súng trường phải trải qua loạt thử nghiệm “sinh tồn” liên tiếp.

Trước tiên, các kỹ sư làm nóng khẩu súng trường lên đến +60 độ C và sau đó đưa chúng vào “sa mạc” - căn phòng trang bị công nghệ mới nhất mô phỏng bão cát để cát bụi bám vào súng.

Tiếp theo, khẩu súng đó tiếp tục được đưa đến trường bắn để tìm hiểu xem nó có khả năng hoạt động hay không. Theo các kỹ sư của nhà máy, rất nhiều súng trường tấn công từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu hỏng hóc vào thời điểm này.

Sau đó, súng trường được đưa đến một buồng nhiệt đới, nơi mưa lớn làm cát hóa lỏng rooigf bám đọng lại trên súng, thường khiến các bộ phận của súng khó hoạt động.

Và nếu khẩu súng vẫn có khả năng hoạt động trong điều kiện như vậy, nó sẽ được đưa đến khoang "thử thách" cuối cùng với điều kiện dưới 0 độ, nơi nước, bụi và chất bẩn bên trong đóng băng, làm các bộ phận chuyển động có thể không thể hoạt động.

Chỉ khẩu súng nào vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm liên tiếp này, nó mới có thể được đưa tới các cuộc thử nghiệm bắn súng và được xem xét đưa vào sử dụng trong quân đội Nga.

Súng trường tấn công AK vẫn là loại súng duy nhất có khả năng hoạt động trong sa mạc, bão tuyết, các trận mưa nhiệt đới hay môi trường nhiều khói bụi. (Nguồn: Sputnik)
Súng trường tấn công AK vẫn là loại súng duy nhất có khả năng hoạt động trong sa mạc, bão tuyết, các trận mưa nhiệt đới hay môi trường nhiều khói bụi. (Nguồn: Sputnik)

Sự khác biệt về kỹ thuật của AK so với các đối thủ

Theo ông Vladimir Onokoy, súng AK vượt qua các bài kiểm tra này mà không gặp vấn đề gì là nhờ các đặc điểm thiết kế của nó vượt trội các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ, Đức, Czech hay Israel.

Vị chuyên gia này giải thích: “Thiết kế của AK có độ tin cậy, các khe hở cho phép cát và mảnh vỡ tích ở đáy ống thu, nơi chúng sẽ không cản trở hoạt động của súng. Trong khi đó, hệ thống ống trích khí được điều chỉnh để bảo đảm đủ tốc độ của các bộ phận chuyển động, giúp nó hoạt động trong bất kỳ môi trường nào”.

Cựu lính bắn tỉa của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) Ivan Alekseev từng nhận xét, khẩu AK tối thiểu các bộ phận chuyển động, thiết kế đơn giản, hoạt động với cơ chế xung nhịp tăng lên giúp đẩy tất cả bụi bẩn ra khỏi vũ khí.

Ông Vladimir Onokoy chỉ ra rằng, bụi bẩn bám và đọng lại trên các bộ phận nhỏ trong súng của Mỹ và Đức đã khiến chúng không thể hoạt động trong những điều kiện khó khăn.

“Các nước khác có thể tạo ra nhiều thứ vũ khí có kỹ thuật và độ chính xác cao hơn, nhưng vũ khí Nga được mài giũa để một người chưa bao giờ cầm vũ khí trong tay vẫn có thể xử lý nó trong mọi tình huống”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Vì sao các nước khác không làm cho vũ khí của mình trở nên cơ động như vậy?

Cựu lính bắn tỉa Ivan Alekseev lý giải các nước khác không nghiên cứu làm cho súng trường tấn công của họ chống được bụi bẩn là vì họ không có kế hoạch “phục kích ở đầm lầy”.

Theo ông Alekseev, người Mỹ và châu Âu sản xuất súng trường với độ chính xác cao và khả năng hoạt động trong đêm nhằm phục vụ cho các cuộc chiến trong tương lai.

Trong khi đó, quân đội Nga tin rằng vẫn sẽ xảy ra các cuộc xung đột như trong Thế chiến thứ II, nơi những người lính trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm phải ngồi trong chiến hào và lao vào các cuộc tấn công trực diện.

Ông Alerseev giải thích: “Đây là hai loại hình chiến tranh khác nhau và chúng yêu cầu các hệ thống vũ khí khác nhau”.

Bảo vệ lập luận này, ông Alerseev dẫn chứng kinh nghiệm “thử nghiệm tra tấn” khẩu M-16 và AK-74. Theo đó, khẩu M-16 bắt đầu trục trặc sau 6 băng đạn liên tiếp, trong khi khẩu AK-74 vẫn hoạt động bình thường.

“Tôi không biết có ai cần bắn liền 200 viên đạn từ một khẩu súng trường tấn công trong hoàn cảnh thực chiến hay không, nhưng tôi biết, khẩu AK của chúng tôi sẽ vẫn hoạt động trong tình huống như vậy”, cựu lính bắn tỉa FSB tự hào.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, quân đội Mỹ và châu Âu có chuỗi cung ứng vũ khí tốt hơn. Nếu một loại vũ khí ngừng bán, các đơn vị cung ứng của họ sẽ ngay lập tức có vũ khí mới thay thế. Trong khi đó, người Nga tạo ra thứ vũ khí để sử dụng mãi mãi.

“AK chắc chắn là thứ vũ khí lục quân tốt nhất, trong khi súng Mỹ và châu Âu phù hợp hơn cho các hoạt động đòi hỏi độ chính xác”, ông Alerseev kết luận.

Nga trình làng tên lửa dẫn đường mới cho UAV chiến đấu

Nga trình làng tên lửa dẫn đường mới cho UAV chiến đấu

Ngày 22/8, quan chức Tập đoàn sản xuất vũ khí Nga Kalashnikov, ông Andrey Semenov cho biết nhà sản xuất quốc phòng này đã trình ...

Những ‘công xưởng’ nước ngoài nào đang sản xuất vũ khí Nga?

Những ‘công xưởng’ nước ngoài nào đang sản xuất vũ khí Nga?

Mọi người đều biết Nga sản xuất tất cả các loại vũ khí, từ tiêm kích cho đến tàu ngầm hạt nhân, nhưng ít người ...

(theo Russia Beyond)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở ...
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (6/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động