Nguyên nhân từ tỷ giá
Trước đó, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều bán phá giá trái phiếu kho bạc Mỹ trong nhiều tháng. Nhưng cho tới nay, Trung Quốc đã mất đi vị trí là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ vào tay Nhật Bản do gần đây tỷ giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) suy yếu còn đồng Yen lại tăng lên, ảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư của hai quốc gia.
Gần đây đồng Yên đang trải qua áp lực tăng giá (Nguồn: © Flickr/ Japanexperterna.se) |
Giá trị đồng Yen đang mạnh lên và hiện là tài sản trú ẩn an toàn, kết quả từ nỗ lực kích cầu thu hút vốn đầu tư vào Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc đang phải vật lộn với lạm phát và nhu cầu quốc tế về hàng hóa yếu, dẫn đến phải giảm lượng nắm giữ các khoản nợ của Mỹ.
Hồi tháng 10, Nhật Bản nắm giữ 1,13 nghìn tỷ USD trái phiếu Mỹ, trong khi Trung Quốc giảm xuống còn 1,12 nghìn tỷ - con số thấp nhất trong vòng 6 năm qua, theo số liệu từ Bộ Tài chính Mỹ. Việc Bắc Kinh đang bán ra trái phiếu Mỹ để làm dịu bớt áp lực giảm giá của đồng NDT có nguyên nhân xuất phát từ những bất ổn kinh tế kéo dài. Trung Quốc sử dụng đồng USD thu được từ việc bán trái phiếu để mua lại NDT, vốn đang được giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua.
Hai xu hướng trái chiều
Trước những bất trắc có thể xảy ra từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, hồi đầu mùa Thu vừa qua, Nhật Bản cũng đã bán ra trái phiếu Mỹ. Những diễn biến tiếp theo của cuộc bầu cử ở Mỹ và sự sụt giảm giá trị trái phiếu, đi kèm với những minh chứng rằng việc bán ra trái phiếu là bước đi đúng, rồi việc đồng Yen liên tục tăng giá đã biến Nhật Bản trở thành quốc gia nước ngoài nắm lượng trái phiếu Mỹ lớn nhất.
Trong tháng 10, Trung Quốc bán ra 41,3 tỷ USD trái phiếu, trong khi danh mục đầu tư trái phiếu Mỹ của Nhật Bản giảm 4,5 tỷ USD. Nhật Bản và Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 37 % nợ nước ngoài của Mỹ. "Trung Quốc đã bán USD để giữ ổn định cho NDT còn Nhật Bản lại rất vui lòng để đồng Yen giảm giá", chuyên gia Chester Liaw của Công ty Dự báo Singapore cho biết. Thật vậy, Nhật Bản đang quan tâm đến việc khấu hao giả thuyết (hypothetical depreciation) cho đồng Yen vì điều này sẽ hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia.
Tuy nhiên, đồng Yen đang trải qua áp lực tăng giá như đã giải thích ở trên, có nghĩa là Nhật Bản có thể bắt đầu mua nợ của Mỹ để làm dịu áp lực này, cùng với việc thực hiện các biện pháp khác nhằm kiềm chế việc đồng Yen tăng giá, chẳng hạn như kích thích tài chính hay các chính sách lãi suất âm (negative interest rates policies) của Ngân hàng Nhật Bản (NIRP).
"Trung Quốc đã có ý thức cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ để bảo vệ NDT, và khó có thể ngăn chặn xu hướng này", ông Chu Hảo, chuyên gia thuộc chi nhánh Singapore của Commerzbank cho biết.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã yếu đi kể từ khi nhu cầu toàn cầu về hàng hóa sản xuất bắt đầu giảm đáng kể từ năm 2014.
Vai trò quan trọng của Fed
Kể từ tháng 6/2014, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 24%, tương đương 942 tỷ USD, xuống mức thấp nhất kéo dài trong 6 năm còn 3,052 nghìn tỷ USD hồi tháng 10 năm nay. Giữa tháng 6/2014 và tháng 9/2016, lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã giảm 111 tỷ USD, hay 9.0%, một phần do hiệu suất thấp. Các mức tăng gần đây trong hiệu suất trái phiếu, cùng với một gia tốc dự kiến đi lên sau cú hích về lãi suất của Cục dự trữ liên bang (Fed) có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tốc độ bán tháo trái phiếu.
Tuy nhiên, kế hoạch kích thích tài chính do chính quyền Donald Trump đề xuất có thể ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu. Điều này có nghĩa để theo dõi diến biến kinh tế, nhu cầu mua vào các khoản nợ Mỹ sẽ tăng, dẫn tới việc bán trái phiếu ra quốc tế có thể sẽ đạt mức cao nhất trong những tháng tới.
Trong khi đó, nơi nắm giữ các khoản nợ lớn nhất vẫn là Fed, khoảng 2,5 nghìn tỷ USD. Bảng cân đối 4 nghìn tỷ USD của Fed đã bị chỉ trích bởi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương, tuy nhiên, các thực thể kinh tế nước ngoài vẫn khó cạnh tranh với sức mua của Fed khi nói đến các vấn đề như thị trường cạnh tranh của trái phiếu Mỹ, vốn có mặc định về tính rủi ro thấp và hiệu suất tích cực.