Vì sao ‘pháo đài nước Nga’ vẫn đứng vững trước trùng điệp đòn trừng phạt từ phương Tây?

Hải An
Nga đã từng hứng chịu nhiều cú sốc kinh tế và 25 năm qua đã cho thấy, nền kinh tế này có thể chịu đựng những tổn thất nghiêm trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Pháo đài nước Nga’ vẫn đứng vững trước trùng điệp đòn trừng phạt? (Nguồn: atlanticcouncil.org)
Sự phụ thuộc của Nga vào nguồn thu tài nguyên đã khiến giá nhiên liệu trở thành yếu tố quyết định chính số phận của nền kinh tế. (Nguồn: atlanticcouncil.org)

Ngân khố Nga thu bộn tiền

Theo bài viết ngày 30/6 trên atlanticcouncil.org, các tác giả Josh Lipsky và Mrugank Bhusari nhận định, kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, Mỹ và châu Âu đã triển khai các lệnh trừng phạt với mục tiêu rõ ràng là làm tê liệt nền kinh tế Nga và buộc Điện Kremlin chấm dứt chiến dịch.

Mức độ cao và quy mô của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, bao gồm việc đóng băng dự trữ ngoại tệ của Nga, loại nhiều ngân hàng nước này khỏi hệ thống thanh toán tín dụng toàn cầu SWIFT và phối hợp kiểm soát xuất khẩu - đã làm lung lay nền tảng của nền kinh tế Nga.

Nhưng trước đây, Nga đã từng hứng chịu những cú sốc kinh tế tương tự. Thời gian 25 năm qua đã cho thấy, nền kinh tế này có thể chịu đựng những tổn thất nghiêm trọng mà không làm mất ổn định nền tảng chính trị.

Để so sánh, người ta ước tính rằng, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm 4,5% trong 3 tháng kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự, tương tự thiệt hại ban đầu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 của đất nước. Sự suy giảm này “nhạt nhòa” so với cú sốc từ đại dịch Covid-19 vào năm 2020.

Mặc dù không có hai cú sốc kinh tế nào giống nhau, nhưng sự phụ thuộc của Nga vào nguồn thu tài nguyên đã khiến giá nhiên liệu trở thành yếu tố quyết định chính số phận của nền kinh tế.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/6): Mỹ vẫn vững mạnh, châu Âu khó ‘ép giá’ dầu Nga, Moscow ‘sẵn sàng hy sinh’ một phần ngân sách để làm gì? Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/6): Mỹ vẫn vững mạnh, châu Âu khó ‘ép giá’ dầu Nga, Moscow ‘sẵn sàng hy sinh’ một phần ngân sách để làm gì?

Mỗi cuộc khủng hoảng trong số các cuộc khủng hoảng trước đó đều trầm trọng hơn do giá dầu giảm mạnh, gây thâm hụt ngân sách và giảm dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương.

Nhưng lần này, đà lao dốc của nền kinh tế đã bị giảm bớt do giá dầu tăng vọt.

Doanh thu xuất khẩu của Nga đã mang lại gần 100 tỷ USD trong 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự, dẫn đến thặng dư thương mại cao kỷ lục, đạt 38 tỷ USD trong tháng Tư. Điều này đã cho phép Moscow tăng lương hưu và lương tối thiểu lên 10%.

Các nhà phân tích cho rằng, suy thoái sẽ trở nên tồi tệ hơn và lạm phát sẽ làm trầm trọng thêm nỗi đau kinh tế.

Mới đây, Giám đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, người Nga vẫn chưa hoàn toàn cảm thấy tác động của các lệnh trừng phạt, trong khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ cô lập nước này về mặt công nghệ.

Chỉ trong tuần này, chính phủ đã công bố số liệu thống kê mới cho thấy, sự sụt giảm mạnh doanh số bán mọi thứ hàng hóa, từ ô tô (giảm 96,7%) đến tủ lạnh (giảm 58,1%).

Trong khi đó, hàng trăm công ty phương Tây đã rút khỏi thị trường Nga và chưa có kế hoạch quay trở lại. Sự phục hồi cũng sẽ chậm hơn, nếu và khi không có gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế và không có nền kinh tế phương Tây nào giúp Điện Kremlin như họ đã làm vào năm 1998.

Với việc tài sản ở nước ngoài bị đóng băng, các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương sẽ cần được đo lường nhiều hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tất cả những điều này có thể thổi bùng lên hy vọng của những người ủng hộ Ukraine rằng, cuối cùng, sự trừng phạt kinh tế từ phương Tây sẽ làm tê liệt nền kinh tế Nga, đủ khiến Điện Kremlin ngừng chiến dịch quân sự.

Tuy nhiên, khi một cuộc khủng hoảng xuất hiện, cứ sau nửa thập niên, cú sốc không còn đáng sợ nữa. Với mỗi cuộc suy thoái, chính người dân Nga cũng phải gánh chịu những tổn thương về kinh tế.

Ứng phó suy thoái bằng cách nào?

Để phòng thủ trước các cuộc tấn công kinh tế từ phương Tây, Moscow đã xây dựng một "Pháo đài nước Nga" bằng cách tích trữ các nguồn dự trữ (mặc dù họ không mong đợi những khoản dự trữ này sẽ bị trừng phạt), khởi xướng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS) như một giải pháp thay thế SWIFT và chiết khấu giá khí đốt và dầu.

Mặc dù số phận của mình bị ràng buộc quá chặt chẽ với doanh thu từ dầu mỏ, Điện Kremlin trong thập niên qua đã áp dụng một hệ thống thuế tự điều chỉnh để ngân sách vẫn bền vững ngay cả trong môi trường giá dầu thấp.

Các biện pháp phản ứng nhanh hiện nay có vẻ ít gây choáng váng hơn vì những đòn bẩy này đã được thúc đẩy trước đó (mặc dù ở mức độ thấp hơn), chẳng hạn như tăng lãi suất cơ bản mạnh qua đêm, sử dụng tinh vi công cụ tái cấp vốn bằng ngoại tệ, tạm thời nới lỏng quy định an toàn đối với ngân hàng…

Nói cách khác, ngân hàng trung ương Nga đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp đối phó.

Một cửa hàng Louis Vuiton tại Moscow đã đóng cửa. (Nguồn: Shutterstock)
Một cửa hàng Louis Vuiton tại Moscow, Nga đã đóng cửa. (Nguồn: Shutterstock)

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng đã rút kinh nghiệm. Các công ty bắt đầu tìm cách để “lách” các lệnh trừng phạt, giống như họ đã làm trong vòng trừng phạt trước đó vào năm 2014. Còn các ngân hàng cũng đã trải qua (và sống sót) nhiều lần trước đó.

Sau năm 2014, số tiền gửi tiết kiệm đã tăng nhanh chóng, ngay cả khi lạm phát cao làm giảm giá trị tiết kiệm của người dân. Hiện nay, với mức lãi suất cao, người Nga có thể bắt đầu tiết kiệm trở lại.

Tất nhiên, không điều nào trong số các ứng phó trên có nghĩa là các biện pháp trừng phạt đã vô hiệu. Thực tế mà nói, chúng đã tàn phá nền kinh tế và được cho là đã ảnh hưởng đến khả năng của Moscow trong việc tiếp tục tiến hành chiến dịch quân sự.

GDP dự báo giảm 10% trong năm nay, ngang bằng với năm đầu tiên của cuộc đại suy thoái ở Mỹ. Hàng trăm công ty đa quốc gia rời khỏi Nga đã mang theo công việc, sản phẩm và dịch vụ, trong khi ngành công nghiệp ô tô và hàng không đang gặp khó khăn.

Sức mua đang suy giảm nhanh chóng với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong hai thập niên.

Tuần trước, truyền thông cho biết, đến hết ngày 26/6, Nga đã không trả khoản lợi suất 100 triệu USD trái phiếu Eurobond (trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ) đáo hạn dù đã được gia hạn một tháng, nên được coi là vỡ nợ lần đầu tiên kể từ năm 1918.

Điều này có nghĩa là Moscow sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay quốc tế trong nhiều năm tới, bất kể xung đột ở Ukraine kết thúc như thế nào và khi nào.

Trong phản ứng ngày 27/6, Điện Kremlin khẳng định: "Không có căn cứ nào để gọi tình huống này là vỡ nợ".

Dù vậy, có một số cơ chế mà thông qua đó các biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực lên chính phủ Nga có thể không hiệu quả như mong muốn. Để thay đổi phép tính đó, phương Tây có thể sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để thực sự gây sốc cho nền kinh tế Nga.

Các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhìn nhận một cách thực tế. Đó là lý do tại sao ý tưởng giới hạn giá dầu của Nga đang được xem xét nghiêm túc ở cả Mỹ và châu Âu.

Nếu phương Tây có thể cắt đứt huyết mạch kinh tế mạnh mẽ nhất của Nga, điều đó có thể khiến cả Điện Kremlin và ngân hàng trung ương lo sợ rằng cuộc khủng hoảng này thực sự đã khác.

Trong khi đó, G7 có thể còn nhiều việc phải làm thông qua thuế quan, hạn chế dòng tiền và nhắm mục tiêu đến nhiều ngân hàng cũng như cá nhân hơn.

EU bàn về gói trừng phạt thứ 7, Nga vẫn 'đắc lợi', Hungary cảnh báo hậu quả với phương Tây

EU bàn về gói trừng phạt thứ 7, Nga vẫn 'đắc lợi', Hungary cảnh báo hậu quả với phương Tây

Hungary cảnh báo EU sẽ chịu hậu quả nguy hiểm do lệnh trừng phạt chống Nga.

Thượng đỉnh BRICS: Nga kêu gọi hợp tác để đối phó phương Tây; Trung Quốc chỉ trích lạm dụng trừng phạt

Thượng đỉnh BRICS: Nga kêu gọi hợp tác để đối phó phương Tây; Trung Quốc chỉ trích lạm dụng trừng phạt

Ngày 23/6, Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến kéo dài 2 ngày của Khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), ...

(theo atlanticcouncil.org)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về cuộc tấn công của Israel.
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động