Vì sao thiên thạch trở thành mặt hàng sưu tầm có giá trị?
09:37 | 24/10/2018
Việc sở hữu hiện vật có xuất xứ từ ngoài Trái đất luôn đem lại cảm giác đặc biệt, không chỉ bởi sự hiếm có mà giá trị khoa học cũng khiến thiên thạch được nhiều người săn lùng.
Theo thống kê của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA, mỗi ngày có khoảng 50 tấn vật chất từ vũ trụ bay xuống Trái đất. Những miếng đá này được gọi là những mảnh thiên thạch. Thiên thạch sẽ bốc cháy khi tiếp xúc với bầu khí quyển và lúc đó được gọi là sao băng. Trong ảnh là trận mưa sao băng Perseid trên bầu trời đêm ở Madrid, Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters)
Nhưng có những trường hợp thiên thạch xuyên qua bầu khí quyển mà không cháy hết và hạ cánh xuống mặt đất. Vào tháng 2/2013, hai mảnh thiên thạch có kích thước lớn đã rơi xuống thành phố Chelyabinsk, Nga. (Nguồn: AFP)
Do những trường hợp thiên thạch không cháy hết rất hiếm xảy ra, những mảnh thiên thạch còn nguyên vẹn, đặc biệt nếu có kích thước lớn, trở thành mặt hàng có giá trị sưu tầm. Việc chứa đựng những thông tin khoa học quý giá với giới nghiên cứu cũng góp phần khiến chúng trở nên đắt giá. Trong ảnh là một mảnh thiên thạch được tìm thấy từ sự kiện Chelyabinsk. (Nguồn: Reuters)
Mỗi mảnh thiên thạch đều là độc nhất vô nhị, vì vậy chúng trở thành sản phẩm phù hợp để mang ra đấu giá. Vào năm 2016, nhà đấu giá nổi tiếng Christie's tại London đã mở bán một bộ sưu tập những mảnh thiên thạch có giá trị. Trong ảnh là một mảnh thiên thạch khác được thu thập từ sự kiện Chelyabinsk. (Nguồn: Christie's Lon don)
Kích thước luôn là yếu tố quan trọng quyết định giá của một mảnh thiên thạch. Trong ảnh là thiên thạch nặng 31,75 kg với cấu tạo từ kim loại sắt đã được Christie's bán với giá 237.500 USD (5,5 tỷ đồng) trong một sự kiện vào đầu năm nay. (Nguồn: Christie's Lon don)
Một số mảnh thiên thạch khác sẽ được xử lý qua bàn tay con người để tăng giá trị thẩm mỹ, một trong số đó là quả cầu được làm từ một phần của thiên thạch Seymchan tìm thấy tại Nga vào năm 1967, nổi bật với kết cấu từ các tinh thể olivine. (Nguồn: Christie's Lond on)
Theo ông James Hyslop, chuyên gia về khoa học và lịch sử tự nhiên của Christie's thì bên cạnh kích thước, giá trị của một mảnh thiên thạch còn phụ thuộc vào xuất xứ, tầm quan trọng của các thông tin khoa học và câu chuyện đằng sau sự phát hiện của chúng. Mảnh thiên thạch trong ảnh nặng tới gần 650 kg và được định giá lên tới hơn 1 triệu USD (23,3 tỷ đồng), nhưng đã không thể tìm thấy chủ nhân trong đợt đấu giá năm 2016. (Nguồn: Christie's Lon don)
Những mảnh thiên thạch khởi nguồn từ sao Hỏa hoặc Mặt trăng luôn có sức hấp dẫn cao vì độ hiếm của chúng. Trong ảnh là một miếng đá của sao Hỏa, được định giá lên tới 450.000 Bảng.
Cũng trong buổi đấu giá năm 2016, một mảnh đá có xuất xừ từ Mặt trăng được định giá 25.000 Bảng.
Mỗi thiên thạch lại có một câu chuyện riêng đằng sau chúng, trong ảnh là mảnh thiên thạch Valera rơi xuống vào năm 1972 tại Trujillo, Venezuela và đã giết chết một con bò. (Nguồn: Christie's Lon don)
Nhưng không phải mảnh thiên thạch nào cũng có giá cắt cổ. Một mảnh thiên thạch được tìm thấy tại sa mạc Atacama phía Bắc Chile có màu sắc khá bắt mắt nhưng chỉ được định giá vào khoảng 2.500 Bảng. (Nguồn: Christie's Lon don)
Mảnh thiên thạch có giá trị thấp nhất trong bộ sưu tập của Christie's năm 2016 chỉ có giá 1.000 Bảng.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.