Sử dụng vật liệu nhẹ vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm khiến Thrush kén người dùng. (Nguồn: Top War) |
Thiết kế “n trong 1”
Trước hết, Thrush là dòng ô tô có thể chuyển đổi thành “thuyền” nhờ vào khả năng gập mở linh hoạt vào hai bên của 4 bánh xe. Trải qua 12 bằng sáng chế và nghiên cứu lâu năm, nhà sản xuất đã thay đổi cấu tạo trục bánh, bộ phận truyền động, cũng như cơ chế động học phức tạp của khung xe để các bánh có thể thu phóng dễ dàng.
Ngoài ra, Thrush còn được trang bị một bánh xe dự phòng đặt ở đầu xe. Một phần là do bộ phận tản nhiệt của máy phát điện tự động đặt ở đuôi xe. Vì vậy, khối lượng của bánh dự phòng có tác dụng hữu ích trong việc giữ thăng bằng, đồng thời đảm nhiệm chức năng như một cầu phao đệm hỗ trợ “tàu” cập bờ. Các cọc néo trên thân xe ngoài nhiệm vụ thả neo chốt, còn có thể gắn dù nếu Thrush được thả xuống từ máy bay.
Chính vì thế, nhà sản xuất tuyên bố dòng xe lưỡng cư này có thể phục vụ cả trong lực lượng lính dù lẫn thủy quân lục chiến. Trong những trường hợp cứu hộ khẩn cấp, Thrush sử dụng vòi tăng áp nằm ở đuôi xe như một máy bơm để dập tắt đám cháy.
Được trang bị động cơ diesel Steyr công suất 260 mã lực, xe lưỡng cư Thrush có khả năng hoạt động dễ dàng cả trên mặt nước và trên bộ. Trong quá trình phát triển thiết kế, nhà sản xuất đã thử nghiệm 5 loại động cơ cả nội địa và ngoại nhập, nhưng Steyr là loại nhẹ nhất và nhỏ gọn nhất.
Bên cạnh đó, các kỹ sư lắp đặt hệ thống tản nhiệt đặc biệt trong trường hợp động cơ làm việc liên tục dưới nước và chạy ở tốc độ cao, có khả năng làm mát hiệu quả hơn nhiều so với các xe hơi thông thường.
Ngoài ra, bộ phát điện giúp cho xe lưỡng cư nâng cao khả năng hoạt động trên biển đáng kể. Cụ thể, khi chạy trên mặt nước, Thrush có thể đạt vận tốc 70 km/h, vận hành trong điều kiện biển động hoặc gió bão giật trên cấp ba. Trên cạn, Thrush có thể chạy tối đa 100 km/h, bất chấp các địa hình phức tạp. Xe lưỡng cư Thrush thế hệ đầu tiên được trang bị hộp số tự động thường gặp trên những chiếc SUV hạng nặng của Mỹ.
Thrush có khả năng phóng thẳng lên bờ với tốc độ 20-30 km/h khi chạy trên mặt nước. Khung xe làm bằng carbon nhẹ và bền, cùng với thân composite giúp tăng khả năng chịu va chạm. Trong tương lai, các nhà thiết kế dự định chuyển sang thân xe hoàn toàn bằng carbon nhưng chi phí sản xuất tăng lên không đáng kể. Khoảng sáng gầm xe rộng đến 36cm hạn chế cọ sát vào mặt đường khi hoạt động trên bộ.
Được biết xe lương cư Thrush có trọng lượng 2 tấn, và có thể chuyên chở 1,5 tấn hàng hóa. Khả năng nổi thể hiện ở chỗ ngay cả khi cửa mở, Thrush cũng khó lòng chìm ngập nếu ko bị phá hỏng hoàn toàn. Trọng tâm của “con thuyền” bố trí cố định, cho dù Thrush có bị lật thì nó vẫn trở lại vị trí ban đầu.
Giống như bất kỳ tàu thuyền, xe lưỡng cư được trang bị một mỏ neo nằm ở bánh dự phòng với một trục quấn dây. Ngoài ra, chuyển động trên mặt nước phụ thuộc vào động cơ bơm nước, lực đẩy gồm một vòi hoặc nhiều vòi. Điều này cho phép con thuyền có thể chạy vòng quanh trên mặt nước theo trục của nó.
Không chỉ hoạt động hiệu quả dưới nước, xe lưỡng cư có khả năng chạy ở mọi địa hình trên cạn. Bánh xe có đường kính tương đối lớn (hơn 1 mét), cùng hệ thống dẫn động cung cấp lực kéo các bánh và khả năng thay đổi áp suất lốp giúp tăng khả năng bám chặt vào mặt đường. Hệ thống điều chỉnh áp suất bánh xe lần đầu tiên xuất hiện trên thủy phi cơ của Quân đội Mỹ nhằm hỗ trợ việc rời khỏi mặt nước hoặc đầm lầy dễ dàng hơn. Và sau chiến tranh, hệ thống này đã được ra mắt hàng loạt trên xe địa hình ZIL-157 nội địa.
Ngoài hệ thống vượt địa hình nói trên, Thrush còn được trang bị khóa vi sai (lock differential) giúp gia tăng lực kéo và chống trượt, cũng như hệ thống treo độc lập ở gầm giúp xe di chuyển ổn định.
Độc đáo nhưng kén người dùng
Xe lưỡng cư địa hình gây ấn tượng mạnh với truyền thông và được ví như xe của James Bond ngoài đời thực. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn còn ngờ vực về khả năng phát triển của dòng xe độc đáo này trong tương lai. Hiện tại đối với quân đội Nga, Thrush không nằm trong danh sách ưu tiên phát triển hàng đầu. Có thể nhận thấy trong những thập kỷ gần đây, quân đội Nga hoàn toàn lơ là loại phương tiện “n trong 1” này. Ngay cả trước đó vào thời Liên Xô, các dự án chế tạo ô tô nổi trên mặt nước đã từng được triển khai, nhưng chúng không được đầu tư phát triển đúng mức.
Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Nga tập trung vào việc cải tiến khả năng “nổi” của các xe tải Ural. Hơn nữa, nhiệm vụ vượt qua các khu vực đầm lầy hoặc sông hồ chỉ đươc giao cho lực lượng công binh và vận tải chuyên dụng đảm nhiệm. Ngoài ra, yêu cầu về kĩ năng vận hành cả trên cạn lẫn dưới nước trở thành rào cản đối với người điều kiển, cũng như mức độ rủi ro cao khi di chuyển dưới nước lớn khiến Thrush trở nên kén người dùng.
Cấu tạo đặc biệt của các bánh xe giúp Thrush di chuyển cả trên cạn và mặt nước. (Nguồn: Top War) |
Khả năng chuyên chở của xe lưỡng cư Thrush vẫn còn nhiều hạn chế do cấu tạo từ vật liệu nhẹ có sức chống đỡ kém. Một thực tế nữa cho thấy, khi đối mặt với kẻ thù được trang bị vũ trang "tận răng", việc sử dụng phương tiện chiến đấu làm sợi thủy tinh mỏng manh chẳng khác nào mang trứng chọi đá.
Mặc dù Thrush có thể di chuyển rất nhanh trong nước, nhưng khi hoạt động trên bộ, chúng không thể bảo vệ người bên trong khỏi mảnh bom và áp lực từ các vụ nổ.
Cuối cùng, với việc sử dụng phần lớn các linh kiện và động cơ ngoại nhập như Styer thì các chi tiết cần được cải tiến toàn bộ để phù hợp với linh kiện trong nước, cũng như gây khó khăn khi sửa chữa và thay thế trong trường hợp hỏng hóc.