Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

TS. Vũ Đăng Minh
Thảm họa vũ khí hạt nhân đã, đang và mãi là nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Gần đây, dường như vấn đề đó lại nóng lên. Vì đâu và liệu thảm họa có xảy ra không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng
Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân lúc âm thầm, lúc sôi động, nhưng dường như chưa dừng lại. (Nguồn: iStock)

Trái đất có thể bị hủy diệt

Cách đây 79 năm, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, gây nên thảm họa hạt nhân khiến hơn 200 ngàn người thiệt mạng; cơ sở hạ tầng, môi trường bị hủy hoại, di chứng kéo dài nhiều thế hệ, đến tận bây giờ.

Tháng 10/1962, thế giới đứng bên bờ vực một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô. Hai bên đã trong tư thế sẵn sàng bấm nút. May thay, do động thái ngoại giao quyết liệt và tính toán thận trọng của các nhà lãnh đạo mà vào phút chót, thảm họa hạt nhân đã không xảy ra.

Từ đó đến nay, nhân loại liên tục đấu tranh thúc đẩy Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW), nhưng cuộc chạy đua vẫn không ngưng nghỉ, lúc âm thầm, lúc sôi động. Danh sách các nước chính thức hoặc âm thầm sở hữu vũ khí hạt nhân lên đến gần chục. Số lượng vũ khí hạt nhân tăng chóng mặt. Ước tính thế giới hiện có khoảng hơn 12.500 đầu đạn hạt nhân, với sức hủy diệt vô cùng lớn; có thể được phóng, ném bằng các loại vũ khí chiến lược tầm xa, xuyên lục địa, từ trên đất liền, trong lòng đất, trên biển, trên không và có thể từ trên vũ trụ.

Nếu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ được kích hoạt, trái đất sẽ bị hủy diệt, thế giới chìm trong mùa đông hạt nhân, kết thúc nền văn minh nhân loại. Dẫu đây là giả định lý thuyết, nhưng vẫn là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với nhân loại, với mọi quốc gia.

Chuyện gì đang xảy ra

Nước lớn coi vũ khí hạt nhân là đòn răn đe, buộc đối thủ phải khuất phục khi cần. Một số nước lấy phát triển vũ khí hạt nhân làm bảo bối để đối phó với đe dọa từ các nước lớn. Các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân vừa để hoàn thiện công nghệ vừa làm con bài mặc cả. Nhiều quốc gia muốn trú vào “cái ô hạt nhân” của nước lớn.

Cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy do thông tin tình báo và tính toán chiến lược sai lầm của những cái đầu nóng. Họ tính rằng phải ra đòn hủy diệt trước khi đối thủ hành động hoặc bị đẩy vào “thế chân tường”, không còn cách nào khác!

Gần đây, vấn đề cuộc chiến hạt nhân lại nóng lên, từ nhiều phía. Xung đột ở Ukraine bước vào thời điểm quyết định, có thể là bước ngoặt. Nga giành một số thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tiến thêm một bước đến mục tiêu đề ra.

Trước tình thế bất lợi của Kiev, Mỹ và NATO gấp rút hành động. Phương tiện vũ khí, trong đó có nhiều loại hiện đại đổ về Ukraine. Một số nước vượt “lằn ranh đỏ”, “bật đèn xanh” cho Kiev sử dụng vũ khí tầm xa tấn công nhiều mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Pháp và một số nước phương Tây khởi xướng vấn đề đưa quân đến Ukraine.

Tổng thống Zelensky kêu gọi Mỹ đánh chặn tên lửa Nga. Đại sứ Nga tại Mỹ Antonov nói Ukraine đang cố lôi kéo Mỹ và NATO vào cuộc đối đầu trực tiếp với Moscow. Vũ khí hiện đại phát huy tác dụng, gây cho Nga không ít thiệt hại; có thể uy hiếp hệ thống cảnh báo sớm, chống lại cuộc tiến công của tên lửa chiến lược.

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng
Các phương tiện quân sự của Nga cuộc tập trận có nội dung huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở quân khu miền Nam, ngày 21/5. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Trước động thái đó, ngày 21/5, lãnh đạo quân đội Nga tuyên bố bắt đầu cuộc tập trận có nội dung huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở quân khu miền Nam, tiếp giáp với biên giới Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea và 4 khu vực mà Nga sáp nhập gần đây. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên với giả định sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật kể từ thời Chiến tranh Lạnh, gồm chuyển giao vũ khí hạt nhân từ nơi cất giữ đến đơn vị trang bị tên lửa, phương tiện có thể gắn đầu đạn hạt nhân (trong đó có tên lửa Kinzhal, Iskander) và bí mật triển khai các loại vũ khí đó.

NATO và phương Tây dậy sóng, vừa lo ngại, cảnh báo, răn đe Nga “đừng đùa với lửa” vừa tự trấn an mình. Một số nước châu Âu bày tỏ ý muốn sở hữu vũ khí hạt nhân riêng. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói, nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, Mỹ sẽ tấn công các mục tiêu của Nga trên lãnh thổ Ukraine. Pháp dường như đáp trả bằng việc phóng tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, trong khung khổ cuộc diễn tập quân sự dự kiến từ 13/5-14/6.

Không biết điều gì sẽ xảy ra nếu các tuyên bố trên được hiện thực hóa; Ukraine ồ ạt sử dụng vũ khí tầm xa được viện trợ, tấn công vào các mục tiêu trọng yếu, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và an ninh, quân sự sâu trong lãnh thổ Nga?

Những thông điệp "nóng"

Bằng cuộc diễn tập quân sự giả định sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, Nga muốn gửi thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ, NATO và Kiev. Một là, đừng “đùa với lửa”, vượt qua “lằn ranh đỏ”, can thiệp sâu hơn vào xung đột ở Ukraine. Đó là, đưa quân tham chiến trực tiếp vào xung đột tại Ukraine và cung cấp vũ khí tầm xa, “bật đèn xanh” cho Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Hai là, chứng tỏ sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của quân đội nói chung, lực lượng hạt nhân nói riêng, ứng phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Ba là, tác động vào tâm lý người dân các quốc gia thành viên NATO và Mỹ. Qua đó ngăn chặn phương Tây thúc đẩy xung đột ở Ukraine leo thang cao hơn.

Tổng thống Vladimir Putin nói cuộc diễn tập “không kích động bất cứ điều gì”, nhưng “mọi thứ phải được điều chỉnh. Trong lĩnh vực này không thể có chỗ cho những thất bại, sai lầm hoặc mâu thuẫn”. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev khẳng định mục tiêu của cuộc diễn tập là phản ứng với những cuộc tấn công nhằm vào Nga. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố cuộc diễn tập này “cần được coi như nỗ lực nhằm làm nguội những cái đầu nóng” ở phương Tây.

Học thuyết quân sự Nga nêu các trường hợp có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, trong đó có việc đối thủ sử dụng vũ khí thông thường tiến công vào cơ sở hạ tầng quốc gia, đe dọa an ninh, sự tồn tại của đất nước. Hàm ý từ các tuyên bố là Nga chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân khi tình thế bắt buộc. Và cho rằng Mỹ, NATO đang đẩy Nga vào tình thế đó.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật tuy không có sức mạnh hủy diệt lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược, nhưng có thể nhanh chóng tiêu diệt lớn đối phương, thay đổi cục diện chiến trường. Điều nguy hiểm là nó có thể kích hoạt phản ứng dây chuyền, lôi kéo Mỹ, NATO có hành động tương tự, có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến hạt nhân, bùng phát Thế chiến III.

Lo ngại trước tình huống cực kỳ nguy hiểm, quan chức cấp cao của Mỹ và NATO bày tỏ sẽ không đưa quân trực tiếp tham chiến ở Ukraine, không muốn xung đột trực tiếp với Nga; không khuyến khích Kiev sử dụng vũ khí tầm xa tiến công các mục tiêu dân sự trong lãnh thổ Nga, nhưng tuyên bố việc sử dụng là quyền của Kiev.

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng
Tổng thống Nga Vladimir Putin hiểu rất rõ điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. (Nguồn: TASS)

Có thể thấy tuyên bố của quan chức cấp cao các bên tuy mạnh mẽ, cứng rắn, bỏ ngỏ nhiều khả năng hành động, nhưng hàm ý chủ yếu là răn đe, cảnh báo; đều không muốn điều tệ hại nhất xảy ra. Tổng thống Putin hiểu rất rõ điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và tình thế hiện nay chưa đến mức phải sử dụng đến con bài cuối; coi sử dụng vũ khí hạt nhân là vạn bất đắc dĩ.

Mỹ, NATO chắc cũng nghĩ vậy. Trong khi vừa muốn đổ thêm vũ khí hiện đại cho Ukraine, quyết không để Nga thắng, nhưng cũng không muốn đẩy Nga vào “thế chân tường”, cục diện bất lợi. Cả Nga và NATO, phương Tây đều ngầm hiểu, cuộc chiến sẽ kết thúc bằng đàm phán, có điều không biết mức độ thỏa hiệp ra sao và vào thời điểm nào.

Cộng đồng quốc tế có cơ sở để hy vọng kịch bản tồi tệ nhất không xảy ra. Tuy nhiên, cuộc sống vốn rất bất ngờ, điều gì cũng có thể dù xác suất cực kỳ nhỏ. Sử dụng vũ khí hạt nhân không bao giờ là phép thử.

Quan trọng là người đứng đầu quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân phải suy xét thận trọng, tỉnh táo, tránh phán đoán, tính toán chiến lược sai lầm và các hành động cực đoan. Nhưng cộng đồng quốc tế không thể ngồi yên, thấp thỏm trông đợi, cầu mong thảm họa đừng xảy ra, mà phải tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh thực thi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, vào ngày 18/5/1974, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên. Vụ thử chính thức ...

Nga dừng một thoả thuận liên quan đến vũ khí hạt nhân với Nhật Bản

Nga dừng một thoả thuận liên quan đến vũ khí hạt nhân với Nhật Bản

Ngày 25/5, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow sẽ dừng thoả thuận tiêu huỷ vũ khí hạt nhân với Nhật ...

Ngoại giao chủ động của Bangkok

Ngoại giao chủ động của Bangkok

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin có chuyến thăm Pháp, Italy và tham dự Diễn đàn Tương lai châu Á tại Nhật Bản từ ngày ...

Tổng thống Pháp thăm Đức: Tìm kiếm đồng thuận, lấp đầy khoảng trống

Tổng thống Pháp thăm Đức: Tìm kiếm đồng thuận, lấp đầy khoảng trống

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến sân bay Berlin vào chiều 26/5, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của vị nguyên thủ ...

Vết thương tâm lý khó lành ở New Caledonia

Vết thương tâm lý khó lành ở New Caledonia

Chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu từ lâu nhưng dấu ấn của nó thì không dễ có thể xóa hết đi được. Những ...

Xem nhiều

Đọc thêm

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

Với chấn thương ở trận gặp Myanmar tối qua, tiền đạo Văn Toàn gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ vòng bán kết ASEAN Cup 2024.
Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Hãy chọn ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Người ấy cảm thấy hối hận ra sao sau khi chia tay.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động