Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đón Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tại Rome ngày 21/5. (Nguồn: governo.it) |
Đối tác lớn nhất của Pháp trong ASEAN
Việc người đứng đầu chính phủ Thái Lan thăm Pháp (15-16/5) lần thứ hai chỉ trong vòng ba tháng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. Tháp tùng ông Srettha là một đoàn doanh nghiệp hùng hậu gồm các giám đốc điều hành tập đoàn lớn của Thái Lan tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Thái Lan-Pháp, nhằm mở rộng cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng hai bên.
Sau Diễn đàn doanh nghiệp, Thủ tướng Srettha dự tiệc chiêu đãi trưa do Tổng thống Emmanuel Macron chủ trì để tiếp tục trao đổi về tiến trình hợp tác giữa hai nước và thúc đẩy hơn nữa các khả năng hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghiệp quốc phòng và sức mạnh mềm. Lãnh đạo hai nước đã cam kết tạo tiền đề cho khu vực tư nhân hai nước gặp gỡ, kết nối và hợp tác. Diễn đàn doanh nghiệp Thái Lan-Pháp lần này được coi là bước khởi đầu.
Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Pháp trong ASEAN. Tuy nhiên, ông Srettha không muốn dừng lại ở đó. Thủ tướng tin rằng, dưới sự điều hành của mình, Thái Lan có thể và nên là đối tác lớn nhất của Pháp trong khu vực do hiện nay, hai nước có quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu nhân dân rất bền chặt. Hiện có khoảng 30.000 người Thái Lan đang sống ở Pháp và khoảng 40.000 người Pháp đang sống ở Thái Lan. Năm 2023, khoảng 270.000 khách du lịch từ Pháp đến thăm Thái Lan trong khi Pháp đón gần 200.000 người Thái Lan.
Khởi động gia nhập OECD
Trong chuyến thăm chính thức Italy (17-21/5), Thủ tướng Srettha đã hội đàm và dự ăn trưa làm việc do với Thủ tướng Giogia Meloni. Hai Thủ tướng đã trao đổi cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược như phát triển cơ sở hạ tầng, số hóa và chuyển đổi năng lượng, bên cạnh việc thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch, văn hóa. Trong trao đổi với người đồng cấp nước chủ nhà, ông Srettha mong muốn Italy hỗ trợ Thái Lan khởi động thủ tục gia nhập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Thủ tướng Srettha khẳng định, Thái Lan coi Italy là đối tác đáng tin cậy cho dự án Landbridge (cây cầu xuyên lục địa, nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cho phép các tàu chở hàng đi qua vịnh Malacca) và hợp tác năng lượng sạch và xe điện. Thủ tướng Srettha cũng mời các công ty Italy đầu tư vào Thái Lan trong lĩnh vực thời trang và “quyền lực mềm”, nông nghiệp, hàng không và tài chính. Trong hợp tác quốc phòng, an ninh, ông Srettha nhấn mạnh đây là lĩnh vực hợp tác lâu dài và đề xuất Italy lập các cơ sở sản xuất, trung tâm bảo trì tiên tiến ở Thái Lan.
Tại Rome, ông Srettha có một loạt cuộc gặp với lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Italy như Bulgari, Leonardo, Generali, Ducati để thảo luận về tăng cường đầu tư vào Thái Lan trong lĩnh vực trang sức, trung tâm bảo trì máy bay, sản xuất xe điện và nhiên liệu sinh học…
Trong trao đổi, Thủ tướng Srettha nhấn mạnh vị thế của đất nước 66 triệu dân với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người không ngừng tăng trưởng và là cửa ngõ vào ASEAN. Ông cho biết, Thái Lan sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu vào cuối năm sau.
Chia sẻ quan điểm tại Nhật Bản
Chặng dừng chân cuối của Thủ tướng Srettha Thavisin là Tokyo, Nhật Bản (22-24/5) để tham dự Diễn đàn Tương lai châu Á lần thứ 29. Phát biểu tại Diễn đàn, ông chia sẻ quan điểm về các biện pháp làm phong phú thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa Thái Lan và Nhật Bản. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm gia tăng vai trò của châu Á trong phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Theo ông Srettha, châu Á có thể đóng vai trò dẫn đầu trong quá trình phục hồi toàn cầu thông qua tăng cường kết nối xuyên biên giới, bảo đảm khả năng tiếp cận vaccine một cách công bằng.
Ở cấp độ song phương, Thái Lan cam kết tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đầu tư của Nhật Bản và hỗ trợ việc Tokyo mở rộng vai trò ở Đông Nam Á. Tại Tokyo, người đứng đầu chính phủ Thái Lan cũng gặp gỡ các công ty lớn của Nhật Bản nhằm củng cố niềm tin và thu hút thêm nguồn vốn.
Với chuyến công du kéo dài hơn một tuần, trong đó có chuyến thăm lần thứ hai chỉ trong vòng ba tháng đến Pháp, Thủ tướng Srettha Thavisin cho thấy nỗ lực trong triển khai chính sách “Ngoại giao chủ động” mà ông chủ trương, nhằm mang lại làn gió mới cho nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại của Thái Lan.
| Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại, Tổng thống Pháp thể hiện 'ngoại giao quyến rũ' Chuyến đi tới vùng núi Pyrenees đã tạo cơ hội cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò ... |
| Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn ... |
| Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao? Năm 2023, kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 1,9%, thấp hơn dự kiến và thấp hơn mức 2,5% của năm 2022, tụt hậu so ... |
| Thái Lan bắt đầu tiến trình bầu cử Thượng viện theo quy trình mới Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) cho biết, các ứng cử viên giờ đây có thể lấy các tài liệu và biểu mẫu đăng ... |
| Thái Lan mạnh tay chặn các trang mạng bất hợp pháp Trong 5 tháng đầu tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 10/2023), chính phủ Thái Lan đã chặn quyền truy cập hơn 60.000 “liên kết ... |