‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Hoàng Hà
Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù
Quốc vương Iran Mohammad Reza Pahlavi (thứ hai từ trái) hội kiến với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (thứ hai từ phải) năm 1977. (Nguồn: Alamy)

Dù có những nguyên nhân sâu xa, nhưng vụ việc rúng động bắt giữ con tin 45 năm trước có thể được xem như “giọt nước tràn ly” khiến quan hệ Mỹ-Iran rơi vào hố sâu ngăn cách.

Từng là đồng minh

Nhìn những căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong thời điểm hiện tại, ít ai tin được rằng, hai nước từng là những đồng minh thân cận nhất vào thời điểm bùng nổ cuộc đối đầu mang tên Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô sau Thế chiến II.

Khi đó, Iran, dưới thời Quốc vương (Shah) Pahlavi trị vì, từng được coi là “người bạn không thể thiếu” với Mỹ, là nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Washington cũng như “tiền đồn” chống lại ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực.

Mỹ và Anh hỗ trợ Quốc vương Pahlavi trong việc duy trì quyền lực, thậm chí hậu thuẫn cuộc đảo chính năm 1953 lật đổ Thủ tướng dân cử Iran Mohammed Mossadegh, người đã tiến hành quốc hữu hóa ngành dầu mỏ.

Sự can thiệp của Mỹ vào chính trị Iran, cùng với chế độ quân chủ ngày càng chuyên quyền ở quốc gia Trung Đông gây ra sự bất mãn trong người dân nước này, dẫn đến cuộc Cách mạng Hồi giáo “long trời lở đất” năm 1979.

Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini, người từng bị Quốc vương Pahlavi trục xuất từ năm 1964, đã trở về nước lãnh đạo người dân Iran tiến hành cuộc cách mạng, lật đổ chế độ quân chủ, chuyển đất nước sang chính thể Cộng hòa Hồi giáo.

Dù bất ngờ trước sự thay đổi này, Mỹ vẫn không lập tức đối đầu với Iran. Phải đến tháng 11/1979, cuộc khủng hoảng ngoại giao thực sự giữa hai nước mới bùng nổ sau khi các sinh viên Iran bắt giữ 63 con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bao gồm cả Đại biện.

Giọt nước tràn ly

Ngày 4/11/1979, khoảng 500 sinh viên Iran thuộc tổ chức Muslim Student Follower tấn công Đại sứ quán Mỹ, bắt giữ 63 con tin. Lý do chính là việc chính quyền Washington cho phép Quốc vương bị lật đổ Pahlavi sang Mỹ điều trị ung thư.

Theo kênh truyền hình Mỹ History, vụ tấn công không chỉ liên quan việc chăm sóc y tế cho Quốc vương Pahlavi mà đây là cách mà các sinh viên cách mạng Iran muốn tuyên bố sự cắt đứt với quá khứ, khẳng định quyền tự quyết của Cộng hòa Hồi giáo cũng như chấm dứt sự can thiệp của Mỹ. Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini, người đứng đầu chính phủ Iran, đã từ chối mọi yêu cầu từ quốc tế, bao gồm cả của Liên hợp quốc, về việc thả con tin.

Sau hai tuần bắt giữ, Iran đồng ý thả những con tin không phải người Mỹ, phụ nữ và người thuộc các dân tộc thiểu số, nhưng 52 công dân Mỹ còn lại vẫn bị giam giữ trong suốt 14 tháng tiếp theo. Hình ảnh các con tin bị bịt mắt và khống chế đã tạo ra làn sóng giận dữ ở Mỹ và gây sức ép buộc chính phủ phải có hành động mạnh mẽ.

Tháng 2/1980, Iran yêu cầu Mỹ phải trao trả Quốc vương Pahlavi để xét xử tại Tehran và xin lỗi vì các hành động trong quá khứ. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từ chối, sau đó cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và đóng băng tài sản của quốc gia Trung Đông.

Cuộc khủng hoảng con tin đánh dấu sự khởi đầu cho quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran, khiến quan hệ này từ đồng minh chuyển thành đối đầu. Từ đó đến nay, sự “băng giá” trong quan hệ hai nước vẫn tồn tại, phản ánh những biến động trong quan hệ quốc tế và chính trị.

Vào năm 2015, 36 năm sau vụ bắt cóc, kiện tụng đòi quyền lợi, mỗi con tin trong cuộc khủng hoảng được Mỹ bồi thường 4,4 triệu USD.

Giải cứu thất bại

Trước sức ép giải cứu con tin, Tổng thống Jimmy Carter đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ lên kế hoạch hành động. Chiến dịch mang tên “Móng vuốt đại bàng” được giao cho lực lượng biệt kích tinh nhuệ nhất nước này, Delta thực hiện.

Chiến dịch tiến hành trong hai đêm, bắt đầu vào ngày 24/4/1980, có sự tham gia của nhiều đơn vị quân đội Mỹ, bao gồm Không quân, Hải quân, Lục quân và lính thủy đánh bộ.

Theo kế hoạch, vào đêm đầu, 8 trực thăng sẽ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz ở Biển Arab tới Desert 1, một khu vực bí mật ở miền Trung Iran, để đón đội biệt kích Delta di chuyển từ một căn cứ ở Oman đến. Tám trực thăng sẽ đưa đội biệt kích Delta đến Desert 2, cách Tehran 80 km về phía Nam, để ẩn náu chờ thời gian hành động. Vào đêm thứ hai, đội biệt kích sẽ di chuyển bằng xe tải vào Tehran để xâm nhập Đại sứ quán Mỹ giải cứu các con tin.

Tuy nhiên, chiến dịch không diễn ra như dự kiến. Khi đến Desert 1, các trực thăng gặp sự cố kỹ thuật và chiến dịch buộc phải hủy bỏ. Khi rút lui, một máy bay C-130 chở nhiên liệu và binh sĩ va chạm với máy bay vận tải quân sự EC-130E, gây nổ lớn khiến 8 quân nhân thiệt mạng. “Móng vuốt đại bàng” thất bại, không có con tin nào được giải cứu.

Ngày 27/7/1980, Quốc vương Pahlavi qua đời tại Cairo. Các sinh viên Hồi giáo tuyên bố sẽ không thả con tin cho đến khi tài sản của nhà vua được trả lại. Đến tháng 9/1980, Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini đưa ra bốn điều kiện để thả con tin, bao gồm việc Mỹ phải trả lại tài sản của Pahlavi, giải phóng tài sản của Iran bị đóng băng, hủy bỏ các biện pháp trừng phạt và cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.

Nhiều sử gia nhận định, cuộc khủng hoảng con tin ở Iran đã cản bước ông Jimmy Carter tới nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Chính cựu Tổng thống Mỹ cũng cho rằng, thất bại của “Móng vuốt đại bàng” đã góp công lớn cho chiến thắng của đối thủ Cộng hòa Ronald Reagan trong cuộc bầu cử năm 1980.

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù
Các con tin trở về Mỹ vào ngày 25/1/1981, năm ngày sau khi được Iran phóng thích. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Ngoại giao vào cuộc

Vai trò của các nhà ngoại giao Algeria được biết đến rộng rãi trong việc làm trung gian hòa giải giữa hai bên. Nhưng ít ai biết rằng, Đức cũng đóng một vai trò quan trọng mà mãi sau này mới được tiết lộ. Vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, 20/1/1981, Tổng thống Jimmy Carter từng nói: “Người Đức đã giúp đỡ theo cách mà tôi có thể không bao giờ tiết lộ công khai cho thế giới”.

Nhà sử học Frank Bosch và Tạp chí Die Spiegel sau đó đã làm sáng tỏ lời gọi mở trên, với vai trò then chốt của Đại sứ Đức tại Iran Gerhard Ritzel. Ông Ritzel được bổ nhiệm làm Đại sứ Đức tại Tehran vào năm 1977, khi Quốc vương Pahlavi của Iran vẫn còn tại vị. Nhưng ngay từ sớm, ông đã thiết lập các mối quan hệ với các nhóm đối lập Hồi giáo chính thống, bao gồm cả những người sẽ nắm quyền lực sau cuộc Cách mạng 1979.

Sau khi Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini trở lại Iran và giành chính quyền, ông Ritzel đã khôn khéo duy trì liên hệ, mô tả ông Ayatollah Khomeini là “người nhân đạo”, nhấn mạnh khả năng hợp tác giữa phương Tây và chế độ mới.

Khi cuộc khủng hoảng con tin kéo dài và trở nên căng thẳng, Đức đóng vai trò cầu nối quan trọng trong các cuộc đàm phán bí mật.

Tehran lo ngại Washington sẽ tiến hành tấn công trả đũa, đồng thời mong muốn nhận lại khoản tiền 12 triệu USD bị đóng băng tại các ngân hàng Mỹ cùng khối tài sản của Shah. Cuộc chiến tranh Iran - Iraq nổ ra vào ngày 22/9/1980 cũng góp phần làm thay đổi động lực đàm phán khi Tehran cần tập trung đối phó với mối đe dọa mới.

Tháng 5/1980, các quan chức cấp cao Mỹ, như Ngoại trưởng Edmund Muskie, bắt đầu tiếp xúc với Đại sứ Đức Ritzel để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Ông Ritzel sau đó gặp gỡ Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini tại Mashhad để truyền tải các thông điệp từ Washington và tìm cách thuyết phục lãnh đạo Iran.

Khoảng một tuần sau, các cuộc đàm phán bí mật diễn ra tại nhà khách Bộ Ngoại giao Đức ở Bonn, do Ngoại trưởng nước chủ nhà Hans Dietrich Genscher điều phối. Dưới sự trung gian kiên nhẫn và khôn khéo của Đức, cuối cùng các bên đi đến việc ký kết thỏa thuận vào ngày 19/1/1981, theo đó Mỹ cam kết hủy bỏ các biện pháp đóng băng tài sản của Iran, đổi lại, Tehran thả toàn bộ con tin.

Ngày 20/1/1981, cùng ngày ông Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 40, toàn bộ 52 con tin Mỹ cuối cùng được trả tự do. Họ được đưa đến căn cứ Không quân Mỹ tại Wiesbaden, Đức, khép lại cuộc khủng hoảng con tin dài nhất trong lịch sử ngoại giao nước Mỹ.

Theo nhà sử học người Đức Frank Bosch, nếu không có sự trung gian của quốc gia Trung Âu, thỏa thuận này có thể đã không thể đạt được.

Cuộc khủng hoảng con tin tại Iran không chỉ là bài học về ngoại giao và xung đột chính trị, mà còn là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của thương lượng trong việc giải quyết xung đột quốc tế.

Dù qua nhiều thập kỷ, bài học từ năm 1979 vẫn để lại dư âm trong mối quan hệ Mỹ-Iran ngày nay và tiếp tục được nhắc nhở trong bối cảnh những thách thức hiện tại, như câu chuyện về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và các cuộc xung đột khu vực tại Trung Đông chưa có hồi kết.

Tuy nhiên, liệu sự thấu hiểu và đối thoại có thể làm dịu những bất hòa kéo dài hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Khen ngợi tính cách ông Trump 'biết tính toán', Iran muốn Tổng thống đắc cử làm ngay một việc

Khen ngợi tính cách ông Trump 'biết tính toán', Iran muốn Tổng thống đắc cử làm ngay một việc

Iran mong muốn ông Trump thay đổi cách tiếp cận chính sách từng theo đuổi đối với Tehran, từng khiến nước này buộc phải tăng ...

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Ngày 3/11, Chuẩn tướng Iran Ali Fadavi đã nêu bật cam kết bền bỉ của Tehran về đấu tranh chống ách áp bức.

Quan hệ với Trung Đông: Nút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Quan hệ với Trung Đông: Nút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng như thế nào sẽ tác động mạnh đến khu vực Trung Đông, trong đó có xung đột ...

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mới đây, thông tin Mỹ sẽ triển khai các máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông trong bối cảnh bùng phát leo thang căng ...

Iran-Israel 'đụng độ' gắt ở HĐBA, Mỹ cảnh báo Tehran 'hậu quả nghiêm trọng'

Iran-Israel 'đụng độ' gắt ở HĐBA, Mỹ cảnh báo Tehran 'hậu quả nghiêm trọng'

Ngày 28/10, các đại diện ngoại giao của Iran và Israel "đấu khẩu" gay gắt ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ...

Hoàng Hà (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cò Mendes làm sáng tỏ tương lai Lamine Yamal

Siêu cò Mendes làm sáng tỏ tương lai Lamine Yamal

Người đại diện xác nhận thần đồng Lamine Yamal sẽ gia hạn hợp đồng với Barcelona.
Toàn cảnh Đại tướng Phan Văn Giang đón, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Khrenin Viktor Gennadievich

Toàn cảnh Đại tướng Phan Văn Giang đón, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Khrenin Viktor Gennadievich

Sáng 17/12, Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus.
Gió đổi chiều, Mohamed Salah gần đạt thỏa thuận gia hạn hợp đồng

Gió đổi chiều, Mohamed Salah gần đạt thỏa thuận gia hạn hợp đồng

Mohamed Salah sắp đạt thỏa thuận ký hợp đồng mới với Liverpool sau khi tình hình giữa anh và CLB không còn căng thẳng như trước.
Cục diện bảng B ASEAN Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam chờ vé bán kết sớm

Cục diện bảng B ASEAN Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam chờ vé bán kết sớm

Đội tuyển Việt Nam sẽ sớm đoạt vé vào bán kết ASEAN Cup 2024 nếu thắng Philippines ở lượt trận vào tối 18/12 tới.
Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Cựu Tổng thống Syria al-Assad bảo vệ thời gian nắm quyền của mình và phủ nhận đã lên kế hoạch bỏ chạy khi các tay súng đối lập tiến vào ...
Gặp gỡ chuyên gia, trí thức công nghệ Việt kiều: Tương lai của ngành công nghệ Việt Nam sáng lạn hơn bao giờ hết

Gặp gỡ chuyên gia, trí thức công nghệ Việt kiều: Tương lai của ngành công nghệ Việt Nam sáng lạn hơn bao giờ hết

Sự kiện 'Gặp gỡ chuyên gia, trí thức công nghệ Việt kiều' là một hoạt động mang tính kết nối và là cơ hội xác định chiến lược cho tương ...
Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Cựu Tổng thống Syria al-Assad bảo vệ thời gian nắm quyền của mình và phủ nhận đã lên kế hoạch bỏ chạy khi các tay súng đối lập tiến vào Damascus.
Tổng thống Nga Putin tuyên bố sớm sản xuất hàng loạt vũ khí khủng nhất, khẳng định chính sách hạt nhân chẳng đe dọa ai

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sớm sản xuất hàng loạt vũ khí khủng nhất, khẳng định chính sách hạt nhân chẳng đe dọa ai

Tổng thống Nga Putin cho hay, nước này sẽ tiếp tục phát triển các hệ thống mới cho lực lượng răn đe của mình.
EU trừng phạt toàn diện vào hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, Mỹ hợp sức, Nga nói bị dồn đến 'lằn ranh đỏ'

EU trừng phạt toàn diện vào hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, Mỹ hợp sức, Nga nói bị dồn đến 'lằn ranh đỏ'

Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm Nga và Triều Tiên, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác quân sự.
Đức: Thủ tướng Scholz mất tín nhiệm, rộng đường bầu cử sớm

Đức: Thủ tướng Scholz mất tín nhiệm, rộng đường bầu cử sớm

Quốc hội Đức chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Olaf Scholz về việc rút lại sự tín nhiệm đối với ông và chính phủ của ông.
Điểm tin thế giới sáng 17/12: Trung Quốc phản đối Mỹ, Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ, Australia cảnh báo khẩn cấp

Điểm tin thế giới sáng 17/12: Trung Quốc phản đối Mỹ, Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ, Australia cảnh báo khẩn cấp

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/12.
Tin thế giới 16/12: Belarus muốn lợi ích trong hòa đàm Nga-Ukraine, Trung Quốc nói Mỹ 'sai lầm chồng chất', BRICS sẽ không quay lưng với Syria

Tin thế giới 16/12: Belarus muốn lợi ích trong hòa đàm Nga-Ukraine, Trung Quốc nói Mỹ 'sai lầm chồng chất', BRICS sẽ không quay lưng với Syria

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Phiên bản di động