Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại, Tổng thống Pháp thể hiện 'ngoại giao quyến rũ'

Nhã Anh
Chuyến đi tới vùng núi Pyrenees đã tạo cơ hội cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện trực tiếp để giải quyết các khác biệt về thương mại và chính sách đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại bàn chuyện, Tổng thống Pháp Macron có đạt được mục đích?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng hai phu nhân xem trình diễn điệu múa truyền thống ở vùng núi Pyrenee ngày 7/5. (Nguồn: AFP)

Ngày 7/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới vùng núi Pyrenees ở miền Nam nước Pháp. Đây là một hoạt động đặc biệt ngoài các chương trình nghị sự chính tại Paris trong chuyến thăm Pháp từ ngày 5-7/5 của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở

Điểm đến vùng núi Pyrenees là nơi có nhiều ý nghĩa với Tổng thống Macron vì đây là nơi sinh của bà ngoại ông. Đây cũng là nơi ông và phu nhân Brigitte thường xuyên có các kỳ nghỉ Hè và nghỉ Đông, leo núi và trượt tuyết.

Đây được coi là một cử chỉ “đáp lễ” sau khi ông Tập Cận Bình năm ngoái đã mời ông Macron tới dinh thự của thống đốc tỉnh Quảng Đông, nơi cha của vị Chủ tịch Trung Quốc từng sinh sống.

Các cố vấn của Tổng thống Pháp mô tả chuyến đi Pyrenees là chuyến đi phá vỡ nghi thức ngoại giao thông thường để hai nhà lãnh đạo có cơ hội trò chuyện trực tiếp mà không có nhiều trợ lý, cố vấn vây quanh.

Một trong những mục tiêu chính trong chuyến đi của ông Macron là thuyết phục ông Tập Cận Bình giảm bớt sự mất cân bằng thương mại giữa hai khu vực, mang lại khả năng tiếp cận tốt hơn cho các công ty châu Âu ở Trung Quốc và giảm thiểu trợ cấp cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

Tin liên quan
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Thể hiện sự nhiệt tình của chủ nhà, Tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron đã chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại sân bay trong thời tiết lộng gió.

Tiếp đó, hai nhà lãnh đạo và hai phu nhân đã tới nhà hàng "L'Etape du Berger" tại Col du Tourmalet. Sau khi xem các vũ công địa phương trình diễn điệu múa truyền thống, họ đã thưởng thức các đặc sản địa phương như thịt cừu, jambon, pho-mát, rượu vang và bánh việt quất.

Trái ngược với thời tiết mưa tuyết lạnh giá ở bên ngoài, bữa trưa tại vùng núi tuyết mang bầu không khí thân thiện, ấm áp, cởi mở và thẳng thắn. Chủ tịch Trung Quốc dành lời khen ngợi cho jambon và pho-mát ở đây. Tại đây, ông Macron đã tặng ông Tập Cận Bình một chiếc chăn len được sản xuất tại Pyrenees, một chiếc áo thi đấu Tour de France và chai rượu armagnac có xuất xứ gần đó - một loại rượu mạnh đang có nguy cơ bị trừng phạt thương mại của Trung Quốc.

Với những nỗ lực và sự tiếp đón thịnh tình tại Pháp, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết ông hoan nghênh nhiều cuộc đàm phán cấp cao hơn về xung đột thương mại giữa hai nước..

Bên lề chuyến thăm, ngày 6/5, các công ty Pháp và Trung Quốc đã ký kết một số thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng, tài chính cho đến vận tải. Trong đó, đáng chú ý là thỏa thuận giữa tập đoàn Orano của Pháp và công ty Năng lượng mới vonfram Hạ Môn của Trung Quốc nhằm thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu” trong ngành công nghiệp pin. Ngoài ra còn có biên bản ghi nhớ giữa công ty Fives của Pháp và công ty Envision của Trung Quốc về hợp tác lắp ráp pin ở Pháp; hợp đồng cung cấp hệ thống điện kéo giữa công ty Alstom và Tập đoàn New United cho các tuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh và Vũ Hán; hợp đồng giữa thành phố Đông Quan và tập đoàn Suez của Pháp về xử lý bùn thải đô thị...

Theo tuyên bố mới đây từ Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp Pháp, Trung Quốc sẽ cho phép nhập khẩu ngay lập tức thức ăn protein có nguồn gốc từ lợn cũng như nội tạng lợn từ Pháp. Cả hai bên đồng ý “tăng cường trao đổi” về việc mở cửa thị trường mỹ phẩm Trung Quốc cho các công ty Pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế lâu đời của châu Âu.

Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại bàn chuyện, Tổng thống Pháp Macron có đạt được mục đích?
Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Pháp đã có những trao đổi thân thiện và thẳng thắn. (Nguồn: AP)

Xây dựng mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo

Đây không phải lần đầu ông Macron cố gắng thiết lập các mối quan hệ cá nhân bên ngoài quan hệ ngoại giao lễ nghi với các nhà lãnh đạo, ngay cả với những người có nhiều quan điểm khác biệt, nhằm nỗ lực giao hảo giảm thiểu bất đồng.

Lời mời ông Tập Cận Bình đến vùng núi Pyrenees gợi nhớ đến việc ông Macron cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump dự lễ diễu bình Ngày Quốc khánh Pháp vào năm 2017, hay chuyến đi cùng người đồng cấp Nga Vladimir Putin tới nơi nghỉ dưỡng mùa Hè ở pháo đài Bregancon của Tổng thống Pháp ở phía Đông Nam nước Pháp vào năm 2019.

Rõ ràng, ông Macron đã rất cố gắng để tạo dấu ấn cá nhân trong chính sách đối ngoại với các đối tác quan trọng với nước Pháp.

Ông Bertrand Badie, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Sciences Po Paris (Pháp), nhận định “ngoại giao quyến rũ” với những cử chỉ thân thiện thể hiện tình cảm cá nhân thường là lợi thế của Tổng thống Emmanuel Macron.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát mong chờ những kết quả hơn thế. Ông Hosuk Lee-Makiyama, Giám đốc tổ chức nghiên cứu ECIPE có trụ sở tại Brussels, kỳ vọng chuyến thăm Pháp của ông Tập Cận Bình đạt được những tiến bộ cụ thể về thương mại nhằm tạo ra một số không gian chính sách mà hai nước có thể cần nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11.

“Đó là vì lợi ích của cả hai bên, việc cần làm là giải quyết một số vấn đề thực tế trước tháng 11/2024. Cả ông Macron và ông Tập Cận Bình đều không muốn một 'cuộc chiến' trên hai mặt trận”, ông Hosuk Lee-Makiyama nhận định.

Theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, 27 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã thâm hụt thương mại 396 tỷ Euro (tương đương 426,25 tỷ USD) với Trung Quốc vào năm 2022. Con số này cao hơn nhiều so với mức thâm hụt 250,3 tỷ Euro vào một năm trước đó.

Các nhà sản xuất rượu cognac của Pháp đã tham dự hội nghị kinh doanh hai nước vào ngày 7/5 khi ông Tập Cận Bình có bài phát biểu mà ông Macron mô tả là “thái độ cởi mở” đối với tranh chấp thương mại giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội thăm Trung tâm lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội thăm Trung tâm lập pháp Hồng Kiều, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

Quốc hội Việt Nam đặc biệt coi trọng quy trình đánh giá tác động chính sách trước khi xây dựng các dự luật và việc ...

Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải, Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải, Trung Quốc

Sáng 11/4, tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu ...

Chủ tịch Quốc hội dự Diễn đàn Chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội dự Diễn đàn Chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa tỉnh Vân Nam với các địa phương Việt Nam, nhất là ...

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Theo AFP, trong cuộc phỏng vấn công bố ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai ...

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Ngày 6/5, tại thủ đô Paris (Pháp), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu ...

(theo france24, SCMP, New York Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động