Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Hoàng Thanh Tâm
Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các cử tri đi bỏ phiếu tại một trung tâm bỏ phiếu sớm vào ngày 27/10, tại Los Angeles, California.  (Nguồn: Getty Images)
Các cử tri đi bỏ phiếu tại một trung tâm bỏ phiếu sớm vào ngày 27/10, tại Los Angeles, California. (Nguồn: Getty Images)

Trong lịch sử, các yếu tố khó đoán định, những thay đổi do các nhân tố chủ quan và khách quan không những khiến cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên kịch tính, hấp dẫn, thu hút sự chú ý toàn cầu mà còn tác động sâu sắc tới nước Mỹ và toàn thế giới.

Thay ứng viên phút chót

Cuộc đua năm 2024 chứng kiến biến động hiếm thấy khi ứng viên của đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Joe Biden bất ngờ tuyên bố rút lui vào ngày 22/7 sau cuộc tranh luận được cho là không thành công với ông Donald Trump ngày 27/6 tại thành phố Atlanta, bang Georgia.

Trước đây từng có tiền lệ khi Tổng thống Lyndon B. Johnson từ chối tái tranh cử vào tháng 3/1968 trong bối cảnh phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam đang lên cao. Dù vậy, quyết định của ông Biden, liên quan vấn đề sức khỏe, được xem là bất ngờ và muộn khi chỉ còn chưa đầy bốn tháng là đến ngày bỏ phiếu chính thức. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ nhanh chóng ổn định tình hình và đưa ra người thay thế là Phó Tổng thống Kamala Harris với sự ủng hộ rất cao của các thành viên Đảng Dân chủ, tới 99%.

Bị kết tội vẫn tranh cử

Một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử các cuộc chạy đua vào Nhà Trắng là việc cựu Tổng thống, ứng viên của cuộc đua bị kết tội hình sự trong lúc tranh cử. Ngày 30/5, ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa bị bồi thẩm đoàn tại Tòa án tối cao Manhattan tuyên phạm tất cả 34 tội danh theo cáo trạng liên quan đến vụ làm giả hồ sơ kinh doanh. Mặc dù phải đối mặt với khả năng phải ngồi tù từ 16 tháng đến bốn năm, điều đáng ngạc nhiên là các cáo buộc này không những không ảnh hưởng tiêu cực mà còn giúp ứng viên Donald Trump củng cố thêm vị thế trong Đảng Cộng hòa.

Những vụ ám sát rúng động

Các ứng viên tổng thống Mỹ luôn được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt trong suốt chiến dịch tranh cử. Song, cho đến nay, đã có năm vụ ám sát nhằm vào các ứng viên khi cuộc đua đến hồi nước rút.

Vụ đầu tiên xảy ra năm 1912, khi cựu Tổng thống Theodore Roosevelt bị bắn trọng thương trong lúc vận động tranh cử. Ông Roosevelt đã may mắn được các tập giấy và hộp kính kim loại trong túi áo ngực cứu sống trong gang tấc.

Vụ thứ hai và bi thảm nhất là ứng viên Robert F. Kennedy (em trai cố Tổng thống John F. Kennedy) bị ám sát vào năm 1968 tại một khách sạn ở Los Angeles ngay sau bài phát biểu chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang California.

Năm 1972, ứng viên George C. Wallace của đảng Dân chủ bị một kẻ ám sát bắn trọng thương tại Maryland. Dù thoát chết, nhưng vết thương từ viên đạn khiến ông bị liệt nửa người, buộc phải rời cuộc đua vào Nhà Trắng.

Năm 2024, bóng ma bạo lực như phủ bóng lên cuộc đua một lần nữa khi ứng viên Donald Trump bị ám sát hụt hai lần chỉ trong vòng hai tháng. Vụ thứ nhất, ông Trump bị bắn sượt qua tai khi đang phát biểu tranh cử tại Butler, Pennsylvania, hôm 13/7. Hai tháng sau, vào ngày 15/9 ông tiếp tục bị ám sát hụt khi đang chơi golf tại West Palm Beach, Florida. Tuy nhiên, hình ảnh ông Trump với khuôn mặt rỉ máu nhưng vẫn giơ cao nắm đấm sau vụ đầu tiên và các phát biểu thể hiện quyết tâm, cứng rắn trong vụ việc thứ hai càng giúp ông củng cố thêm uy tín.

Tính quyết định của lá phiếu

Một trong những “đặc sản” của bầu cử tổng thống Mỹ là người thắng cuộc không nhất thiết phải thắng phiếu phổ thông (popular vote) trên toàn quốc mà là người đạt được ít nhất 270 phiếu đại cử tri từ 538 đại cử tri đoàn.

Trong cuộc đua năm 1824, khi ông Andrew Jackson dù thắng phiếu phổ thông so với ông John Quincy Adams, nhưng do không ứng viên nào đạt đa số phiếu đại cử tri cần thiết, cuộc bầu cử được Hạ viện quyết định và ông Adams đã giành chiến thắng sát nút với chỉ một phiếu bầu.

Tương tự, trong cuộc đua năm 1876, ông Rutherford B. Hayes để thua trước đối thủ 250.000 phiếu phổ thông song lại giành chiến thắng chung cuộc bằng cách biệt một phiếu đại cử tri. Cuộc đua năm 1880 còn kịch tính hơn khi ông James A. Garfield chỉ thắng ông Winfield Scott Hancock với 7.368 phiếu phổ thông và giành được 214 phiếu đại cử tri so với 155 phiếu của đối thủ.

Vào năm 1960, ông John F. Kennedy vượt qua ông Richard Nixon với khoảng cách chưa đến 120.000 phiếu trong tổng số 68,8 triệu phiếu bầu và giành được 303 phiếu đại cử tri so với 219 phiếu của ông Nixon. Cuộc bầu cử năm 2000 giữa ông George W. Bush và ông Al Gore cũng giằng co đến phút cuối và cuối cùng ông Bush thắng với 271 phiếu đại cử tri so với 266 phiếu của ông Al Gore dù thua tới hơn nửa triệu phiếu phổ thông.

Cuộc đua năm 2016 tiếp tục cho thấy tính chất phức tạp và cạnh tranh gắt gao của hệ thống bầu cử Mỹ khi ông Donald Trump giành chiến thắng với 304 phiếu đại cử tri, mặc dù bà Hillary thắng phiếu phổ thông với hơn 2,8 triệu phiếu.

Hiện cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang diễn ra vô cùng sít sao. Đến nay, ông Donald Trump được dự báo gần như chắc chắn “ẵm trọn” 219 phiếu đại cử tri của các bang thành trì, có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.

Trong khi đó, bà Harris cũng gần như nắm chắc 226 phiếu đại cử tri của các bang “sân nhà” của Đảng Dân chủ. Do đó, nhiều khả năng kết quả bỏ phiếu tại bảy bang chiến trường dao động sẽ quyết định “số phận” cuộc đua năm nay.

“Bất ngờ tháng 10”

Bên cạnh các nhân tố bên trong, những biến cố bên ngoài đã nhiều lần tạo bước ngoặt bất ngờ trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt khi đến giai đoạn nước rút.

Ngày 26/10/1972, khi Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger bất ngờ tuyên bố “hòa bình đang đến gần” ở Việt Nam khiến cử tri Mỹ nghĩ tới việc sắp kết thúc cuộc chiến gây nhiều tranh cãi và giúp Tổng thống Nixon giành chiến thắng áp đảo với cách biệt 18 triệu phiếu phổ thông.

Năm 2004, trong cuộc đua gay cấn giữa ông John Kerry và ông George Bush, khi ông Kerry đang chiếm ưu thế, thì thủ lĩnh Al Qaeda Bin Laden bất ngờ xuất hiện với lời đe dọa tấn công nước Mỹ. Điều này khiến người dân nhớ lại vụ khủng bố 11/9 và đánh giá cao cách xử lý của Tổng thống Bush, giúp ông giành chiến thắng cuối cùng.

Tương tự, một tuần trước cuộc bầu cử 2012, siêu bão Sandy tấn công nước Mỹ tạo cơ hội cho Tổng thống Obama thể hiện khả năng lãnh đạo trong khủng hoảng, giúp ông lật ngược tình thế tại các bang dao động và giành được nhiệm kỳ thứ hai.

Trong chặng đua nước rút năm nay, hai siêu bão Helene và Milton càn quét một số bang chiến địa cùng với cuộc đình công của 45.000 công nhân cảng toàn nước Mỹ được giới quan sát cho rằng có thể gây ra những “bất ngờ tháng 10” mới. Các yếu tố bất ngờ này chắc chắn sẽ được các ứng viên sử dụng như một công cụ vận động hiệu quả để thuyết phục cử tri còn phân vân chưa quyết định bỏ phiếu cho ai.

Nội bộ phân cực sâu sắc

Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, sự phân cực chính trị phản ánh rõ nét qua từng cuộc bầu cử và ngày càng trở nên sâu sắc. Từ những tranh cãi gay gắt về kết quả bầu cử năm 2000 giữa ông George W. Bush và ông Al Gore, đến cuộc bầu cử 2020 với các cáo buộc gian lận và vụ tấn công điện Capitol ngày 6/1/2021, mức độ chia rẽ trong xã hội Mỹ đã lên đến mức báo động, thể hiện qua khảo sát của Viện chính trị và dịch vụ công Georgetown sau bầu cử giữa kỳ 2022 với điểm số 71/100 về mức độ chia rẽ chính trị.

Đây là một con số đáng lo ngại khi ngưỡng tối đa được coi là dấu hiệu của nguy cơ nội chiến. Bước vào cuộc bầu cử 2024, các vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Trump càng làm trầm trọng thêm tình trạng này, đặt ra thách thức lớn về khả năng vận hành của nền dân chủ Mỹ cũng như yêu cầu cấp thiết đối với người chiến thắng trong việc hàn gắn những rạn nứt đang ngày càng nới rộng trong xã hội Mỹ hiện nay.

Công cụ vận động mới

Lịch sử bầu cử Mỹ luôn gắn liền với những đổi mới trong chiến lược vận động bằng truyền thông. Năm 1960, cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa John F. Kennedy và Richard Nixon đã mở ra kỷ nguyên của truyền thông nghe nhìn trong bầu cử.

Bước sang thế kỷ XXI, cựu Tổng thống Barack Obama tạo dấu ấn năm 2008 khi tiên phong sử dụng mạng xã hội Facebook và YouTube để lan tỏa thông điệp tranh cử. Đến năm 2016, ông Trump định nghĩa lại cuộc chơi bằng cách biến Twitter thành diễn đàn chính trị cá nhân với phong cách giao tiếp trực tiếp, không qua trung gian.

Bầu cử năm 2024 đánh dấu bước chuyển mới về công cụ truyền thông với sự nổi lên của podcast như một kênh vận động đặc biệt hiệu quả. Đáng chú ý nhất là chiến lược của ông Donald Trump khi chủ động tránh các phương tiện truyền thông chính thống nhưng tích cực xuất hiện trong các podcast đa dạng từ thể thao đến hài kịch, thu hút hơn 50 triệu lượt xem chỉ tính riêng trên YouTube. Điều này cho thấy thay đổi căn bản trong cách thức các ứng viên tiếp cận cử tri, từ truyền thông một chiều truyền thống sang tương tác đa chiều trên các nền tảng số hiện đại.

Bầu cử Tổng thống Mỹ - một trong những cuộc bầu cử phức tạp, khó đoán định bậc nhất thế giới đang diễn ra với những điều đặc biệt và hứa hẹn những bất ngờ mới. Trong bối cảnh xã hội Mỹ đang phân cực sâu sắc, thế giới đang đối mặt với hàng loạt thách thức ngày càng gay gắt, kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ 60 này không chỉ định hình cục diện nước Mỹ trong những năm tiếp theo, mà còn có những tác động và ảnh hưởng mang tính toàn cầu.

Bầu cử Mỹ 2024: Phó Tổng thống Harris bận rộn vận động tranh cử, lịch trình dày đặc, tập trung vào các tiểu bang ‘bức tường xanh’

Bầu cử Mỹ 2024: Phó Tổng thống Harris bận rộn vận động tranh cử, lịch trình dày đặc, tập trung vào các tiểu bang ‘bức tường xanh’

Ban vận động tranh cử của bà Harris đã tiến hành một chiến dịch lớn tại các tiểu bang với hàng trăm nhân viên.

Bầu cử Mỹ: ‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện?

Bầu cử Mỹ: ‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện?

Liên tiếp gây bất ngờ, kể từ khi chính thức ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 7, tỷ phú Elon Musk nổi ...

Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Mối quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bước vào một giai đoạn mới, bất kể ai ...

Bầu cử Mỹ 2024 có thể là tốn kém nhất, 144 tỷ phú chi tiền khủng, lộ điều ông Trump đặc biệt phụ thuộc

Bầu cử Mỹ 2024 có thể là tốn kém nhất, 144 tỷ phú chi tiền khủng, lộ điều ông Trump đặc biệt phụ thuộc

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang bám đuổi nhau sít sao trong những ngày cuối cùng trước khi diễn ra cuộc bầu cử ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút và diễn ra rất ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chia sẻ về vợ mình, Marcele Seippel rằng: 'Cô ấy giống tôi, thích các món ăn Việt Nam'.
ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

Với chấn thương ở trận gặp Myanmar tối qua, tiền đạo Văn Toàn gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ vòng bán kết ASEAN Cup 2024.
Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động