Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Vy Anh
'Luôn đặt đất nước lên trên đảng phái và bản thân' hay 'vào ngày đầu tiên, nếu được bầu, ông Donald Trump sẽ bước vào văn phòng đó với một danh sách kẻ thù. Còn khi tôi được bầu, tôi sẽ bước vào với một danh sách các việc cần làm'... có thể là những thông điệp nổi bật nhất trong bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' cuối cùng, so sánh rất giàu hình ảnh
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại công viên Ellipse thuộc Washington, D.C (Mỹ) vào ngày 29/10. (Nguồn: Getty Image)

Chỉ còn một tuần nữa là đến Ngày bầu cử, Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C., trong đó bà cam kết "luôn đặt đất nước lên trên đảng phái và bản thân".

Trong bối cảnh các cuộc thăm dò trên toàn quốc và tại các bang dao động cho thấy bà Harris và ông Donald Trump gần như ngang ngửa, cuộc mít tinh của Phó Tổng thống đã thu hút một đám đông khổng lồ, ước tính khoảng 75.000 người. Dưới đây là những điểm chính trong bài phát biểu của bà Harris.

Gợi lại sự kiện Đồi Capitol

Trên nền tiếng còi báo động và còi ô tô hú - hành động rõ ràng biểu thị sự phản đối, bà Harris bắt đầu bài phát biểu bằng cách định hình cuộc bầu cử là “sự lựa chọn về việc chúng ta sẽ có một đất nước dựa trên nền tảng tự do cho mọi người dân Mỹ hay một đất nước bị cai trị bởi hỗn loạn và chia rẽ”.

Bà nói: "Hãy xem, chúng ta biết Donald Trump là ai. Ông ấy là người đã đứng ở chính nơi này gần 4 năm trước và cử một đám đông có vũ trang đến Đồi Capitol để lật ngược ý chí của người dân trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng, một cuộc bầu cử mà ông ấy biết mình đã thua".

Ứng cử viên đảng Dân chủ nói thêm: "Ông Donald Trump có ý định sử dụng quân đội Mỹ chống lại những công dân Mỹ chỉ đơn giản là không đồng tình với ông ấy. Những người mà ông gọi là 'kẻ thù từ bên trong'. Hỡi nước Mỹ, đây không phải là ứng cử viên tổng thống đang nghĩ về cách làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Đây là một người không ổn định, ám ảnh với sự trả thù, ám ảnh bởi sự bất bình và muốn có quyền lực không bị kiểm soát”.

Phó Tổng thống Harris sau đó mô tả việc bà ra ứng cử là cách để "lật qua trang kịch tính và xung đột, sợ hãi và chia rẽ. Đã đến lúc cần có một thế hệ lãnh đạo mới tại Mỹ và tôi sẵn sàng nắm quyền lãnh đạo với tư cách là tổng thống tiếp theo của nước Mỹ”.

Đặc biệt, trong bài phát biểu, bà cam kết “trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ. Luôn đặt đất nước lên trên đảng phái và bản thân”.

Đường đua nước rút

Bà Harris thừa nhận rằng chiến dịch tranh cử của bà "không phải là một chiến dịch điển hình". Bà tham gia cuộc đua chỉ cách đây 3 tháng, sau khi những lo ngại về tuổi tác của ông Biden khiến Đảng Dân chủ cố gắng thuyết phục ông rời khỏi cuộc đua.

Trong cuộc chạy nước rút sau đó, bà Harris đôi khi gặp khó khăn trong việc giới thiệu bản thân với cử tri. Bà nói: "Mặc dù tôi đã có vinh dự được phục vụ với tư cách là phó tổng thống của các bạn trong 4 năm qua, nhưng tôi biết rằng nhiều người trong số các bạn vẫn đang tìm hiểu về tôi".

Bà Harris sau đó đã quảng cáo kinh nghiệm làm việc của mình trước khi bà đảm nhận nhiệm vụ tại Washington, chủ yếu với tư cách là Tổng chưởng lý của bang California, nói rằng bà "luôn có bản năng bảo vệ".

Ứng cử viên Đảng Dân chủ phát biểu trước các cử tri: "Đây là những gì tôi hứa với các bạn. Tôi sẽ luôn lắng nghe các bạn, ngay cả khi các bạn không bỏ phiếu cho tôi. Tôi sẽ luôn nói sự thật với các bạn, ngay cả khi điều đó khó nghe. Tôi sẽ làm việc mỗi ngày để đạt được sự đồng thuận và thỏa hiệp để hoàn thành mọi việc”.

Bà nói thêm: “Vào ngày đầu tiên, nếu được bầu, Donald Trump sẽ bước vào văn phòng đó với một danh sách kẻ thù. Còn khi tôi được bầu, tôi sẽ bước vào với một danh sách các việc cần làm”.

Tạo ra khác biệt

Bà Harris hiếm khi bỏ lỡ cơ hội tuyên bố ý định khôi phục quyền phá thai cho phụ nữ trên toàn quốc. Bà Harris thừa nhận rằng để khôi phục quyền bảo vệ phá thai, bà sẽ cần sự ủng hộ của Quốc hội. Bà nói: “Khi Quốc hội thông qua dự luật khôi phục quyền tự do sinh sản trên toàn quốc, với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi sẽ tự hào ký thành luật”.

Bên cạnh đó, bà Harris một lần nữa hứa hẹn rằng nếu được bầu, bà sẽ ký thành luật một dự luật an ninh biên giới được lưỡng đảng ủng hộ - dự luật đã bị ông Trump "phá hoại" vào đầu năm nay.

Bà Harris nói rằng, bà sẽ “cung cấp cho lực lượng tuần tra biên giới những hỗ trợ mà họ đang rất cần”. Đồng thời, bà bổ sung thêm “chúng ta phải thừa nhận chúng ta là một quốc gia của những người nhập cư”, và tôi sẽ làm việc với Quốc hội để thông qua cải cách vấn đề nhập cư, bao gồm cả con đường để những người nhập cư chăm chỉ nhận được quyền công dân.

Nhiều đảng viên Cộng hòa phản đối việc cung cấp một con đường đến với quyền công dân. Ông Trump cũng đã hứa sẽ trục xuất những người nhập cư với số lượng lớn nhất trong lịch sử của nước Mỹ.

Trong một diễn biến khác, một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào ngày 29/10 cho thấy tỉ lệ dẫn trước của Phó tổng thống Kamala Harris so với cựu tổng thống Donald Trump đã giảm xuống, ở mức 44% so với 43% trong số những cử tri đã đăng ký.

Bà Harris đã dẫn trước ông Trump trong mọi cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos kể từ khi thay thế vị trí từ Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 7, tuy nhiên lợi thế của bà đã giảm dần kể từ cuối tháng 9, theo Reuters.

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris chính thức đặt trên vai sức nặng của trọng trách, áp đảo ông Trump, 'người tám lạng kẻ nửa cân' so chiêu công kích

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris chính thức đặt trên vai sức nặng của trọng trách, áp đảo ông Trump, 'người tám lạng kẻ nửa cân' so chiêu công kích

Tối 22/8 (giờ địa phương), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chính thức chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ tranh cử Tổng ...

Bầu cử Mỹ 2024: 'So găng' chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris, xuất hiện vấn đề cả 2 cùng bế tắc

Bầu cử Mỹ 2024: 'So găng' chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris, xuất hiện vấn đề cả 2 cùng bế tắc

Trong nhiều cuộc thăm dò, người Mỹ đều cho biết, nền kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của họ khi chuẩn bị bỏ ...

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris: ‘Tôi đang cố gắng có một cuộc tranh luận nữa. Chúng ta hãy cùng chờ xem’

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris: ‘Tôi đang cố gắng có một cuộc tranh luận nữa. Chúng ta hãy cùng chờ xem’

Ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris đang cố gắng có cơ hội thứ 2 tranh luận với đối thủ đảng Cộng hòa ...

Phong cách thời trang đầy quyền lực của bà Kamala Harris

Phong cách thời trang đầy quyền lực của bà Kamala Harris

Bà Kamala Harris luôn chọn suit, thể hiện sự chuyên nghiệp, tin cậy, tự tin trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ. Sự chỉn ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút và diễn ra rất ...

(theo Euro News)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu sẽ tổ chức sự kiện One Global Vietnam-ASEAN 2024, quy tụ các chuyên gia, trí thức, và nhà khoa ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Tình hình giải quyết xung đột Gaza vẫn bế tắc khi Mỹ phủ quyết một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn trong cuộc họp của HĐBA LHQ.
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

IAEA cho biết, Iran đã bắt đầu thực hiện các bước để ngừng tăng thêm cấp độ làm giàu uranium, giữ ở mức không vượt quá 60%.
Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Các quan chức Mỹ của chính quyền Biden đang tìm cách làm những gì có thể trước khi rời nhiệm sở để hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động