Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Nhất Phong
Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ tổng thống có thời hạn 4 năm. Ứng cử viên Tổng thống phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này quy định như không dưới 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phòng làm việc của Tổng thống bên trong Nhà Trắng
Phòng làm việc của Tổng thống Mỹ bên trong Nhà Trắng.

Kể từ năm 1778, bầu cử Tổng thống Mỹ được diễn ra 4 năm một lần vào ngày thứ Ba ngay sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay diễn ra vào thứ Ba, 5/11, giữa ứng viên đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ, đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris.

Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ tổng thống có thời hạn 4 năm, Hạ nghị sĩ nhiệm kỳ 2 năm, Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp Mỹ quy định như không dưới 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, và được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.

Giới hạn nhiệm kỳ

Sau khi thắng cử trong cuộc bầu cử tháng 11, theo Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau đó. Đây cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ. Lễ nhậm chức Tổng thống được tiến hành tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington.

Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được tại nhiệm không quá hai nhiệm kỳ. Nếu một người đã đảm đương chức vụ Tổng thống hoặc quyền Tổng thống quá hai năm trong nhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử Tổng thống, thì sẽ chỉ được bầu vào chức vụ Tổng thống không hơn một nhiệm kỳ.

Trên thực tế trước khi có quy định này, trong lịch sử Mỹ chỉ có một người đắc cử Tổng thống ba nhiệm kỳ liền là Franklin Roosevelt làm tổng thống 12 năm liên tiếp (từ 1933-1945); 5 người đã đắc cử hai nhiệm kỳ là Dwight D.Eisenhower (1952-1959), Richard Nixon (1969-1975), Ronald Reagan (1980-1987), Bill Clinton (1992-2001), George W.Bush (2001-2008) và Barack Obama (2008-2016).

Trong trường hợp Tổng thống không thể đảm đương được nhiệm vụ (từ chức, mất khả năng điều hành, qua đời), Quốc hội sẽ trao quyền cho Phó Tổng thống. Nếu cả Tổng thống và Phó Tổng thống đều rơi vào trường hợp trên thì theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có quyền quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Gần đây nhất, Đạo luật Kế vị tổng thống có hiệu lực năm 1974 nêu rõ Chủ tịch Hạ viện sẽ là người đứng thứ hai trong danh sách kế vị (sau Phó Tổng thống), tiếp đến là Chủ tịch Thượng viện (tạm quyền), sau đó đến các thành viên nội các-bắt đầu từ Ngoại trưởng.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống có thể bị Quốc hội bãi nhiệm theo một tiến trình phức tạp. Để có thể bãi nhiệm Tổng thống, Hạ viện phải ra Nghị quyết khởi tố và cử một số nghị sĩ đại diện, với tư cách bên nguyên trong phiên toà xét xử do Thượng viện tổ chức. Chánh án Toà án tối cao sẽ chủ trì phiên toà này. Quyết định phế truất Tổng thống phải được ít nhất 2/3 số Thượng nghị sĩ ủng hộ.

Quyền lực lớn đến đâu?

Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống phải đảm nhiệm hai chức năng: vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác), vừa đứng đầu ngành hành pháp (giống như Thủ tướng của các nước khác).

Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong lẫn ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước khác, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng. Tổng thống ký lệnh ban hành các đạo luật đã được Quốc hội thông qua, ký kết các hiệp định với nước ngoài và bổ nhiệm các quan chức cao cấp trong chính quyền liên bang. Tổng thống cũng có quyền triệu tập phiên họp bất thường của bất cứ viện nào, hoặc của cả hai viện Quốc hội.

Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống có nhiệm vụ ký kết các hiệp định; bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang. Tổng thống cũng phải thông báo về tình hình liên bang cho hai viện Quốc hội; kiến nghị một số dự luật, đề ra các điều lệ, quy định và chỉ thị có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.

Về mặt lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết (veto) bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.

Bên cạnh quyền phủ quyết dự luật, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét thông qua. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong Thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể.

Hầu hết những kiến nghị này của Tổng thống cũng chính là đòi hỏi của ngành hành pháp đối với ngành lập pháp. Những kiến nghị này có thể trở thành luật hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chính trị của Tổng thống và ưu thế tương đối của đảng của Tổng thống trong Quốc hội.

Về mặt tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận. Tổng thống cũng có thể bác bỏ bản án hoặc ân xá cho các phạm nhân phạm luật Liên bang.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn được coi là nhà lãnh đạo tượng trưng cho chính đảng của mình. Các chương trình, các sáng kiến mà Tổng thống đưa ra thường phản ánh quan điểm của đảng mà ông là thành viên.

Có thể nói, Tổng thống là trung tâm của nền chính trị Mỹ. Tổng thống có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại và quân sự, nhưng thường không mạnh trong các quyết sách về đối nội vì còn phải tùy thuộc vào Quốc hội. Thông thường, Tổng thống chỉ đạt được những mục tiêu về chính sách đối nội khi ông thuyết phục được Quốc hội và các chính đảng rằng lợi ích của họ trong trường hợp này là tương đồng.

Để giám sát quyền lực của Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức cao cấp khác trong chính phủ, Hiến pháp Mỹ quy định Hạ nghị viện là cơ quan có quyền luận tội những người này, còn Thượng nghị viện là cơ quan có quyền xét xử. Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 3 Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được, đó là ông Andrew Johnson, Bill Clinton và Donald Trump. Trong khi đó, ông Richard Nixon vì vụ bê bối Watergate đã từ chức trước khi bị luận tội.

Rất khó bị phế truất

Tổng thống Mỹ là người duy nhất có toàn quyền về hành pháp ở nước Mỹ. Việc tập trung quyền lực vào tay một người đã cho phép Tổng thống hành động một cách tự do và có hiệu lực lớn.

Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm, không phụ thuộc vào tỷ lệ ủng hộ trong dư luận hay sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong Quốc hội. Điều này cho phép Tổng thống có thể đưa ra những quyết định nhất thời không hợp với lòng dân, mà không sợ bị mất chức.

Sự phân chia quyền lực tương đối trong thể chế "Tam quyền phân lập" đã cho phép Tổng thống có thể tự do hành động, mà không sợ bị cản trở quá nhiều, đặc biệt là bởi sự can thiệp của nghị viện.

Cơ chế bầu Tổng thống qua hệ thống phiếu đại cử tri đã làm cho Tổng thống luôn phải là ứng cử viên của một đảng chính trị lớn. Vai trò tăng lên của các chính đảng cũng đồng thời làm tăng vai trò của Tổng thống. Bởi vậy Tổng thống cũng được coi là nhà lãnh đạo của đảng mình.

Điều 2 Hiến pháp Mỹ dành "quyền hành pháp và tư lệnh quân đội" cho Tổng thống đã tạo điều kiện cho Tổng thống đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng. Ví dụ như: Quyết định mua bang Louisiana của Tổng thống Jefferson; hàng loạt quyết định của Tổng thống Lincoln trong thời kỳ nội chiến; tuyên bố tình trạng khẩn cấp dẫn đến việc huy động quốc phòng và triển khai quân đội ra nước ngoài của Tổng thống Roosevelt; quyết định trưng thu các nhà máy luyện thép của Tổng thống Truman,... đã từng bước làm tăng dần quyền lực của Tổng thống Mỹ.

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Theo cuộc thăm dò toàn quốc gần đây nhất của CNN trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11, ứng cử viên tổng thống ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, cuộc bầu cử được mong chờ nhất trong 4 năm của nước Mỹ sẽ diễn ra, giữa lúc cường ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Gần 44 triệu lá phiếu đã được bỏ, cử tri thủ đô nhập cuộc, các ứng viên dồn lực 'công phá' các 'chiến trường'

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Gần 44 triệu lá phiếu đã được bỏ, cử tri thủ đô nhập cuộc, các ứng viên dồn lực 'công phá' các 'chiến trường'

Chỉ còn tròn 1 tuần trước khi đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), cử tri thủ đô Washington D.C đã bắt đầu ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút và diễn ra rất ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa thông tin những điểm mới về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non...
Người đẹp Lý Nhã Kỳ quyền lực, quyến rũ trong đêm Halloween

Người đẹp Lý Nhã Kỳ quyền lực, quyến rũ trong đêm Halloween

Trong đêm Halloween vừa qua, người đẹp Lý Nhã Kỳ đã khiến công chúng trầm trồ khi hóa thân thành Thiên thần bóng đêm.
Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế ...
Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa. Họ đã chuẩn bị chu đáo từng bước để tiến tới mục tiêu này?
Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học ...
Hình ảnh ghi điểm của Hoa hậu Thanh Thủy tại cuộc thi Miss International 2024

Hình ảnh ghi điểm của Hoa hậu Thanh Thủy tại cuộc thi Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được chuyên gia của Missosology kỳ vọng giành vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động