Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

TS. Nguyễn Hùng Sơn
Học viện Ngoại giao
Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế, bởi Mỹ là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động
Hai ứng cử viên Tổng thống Kamala Harris và Donald Trump có tỷ lệ ủng hộ rất sít sao. (Nguồn: The Bulletin Time)

Tổng thống Mỹ có quyền lực ban hành chính sách đối ngoại, kiểm soát quân sự, và quyền sử dụng vũ khí hạt nhân - những yếu tố có khả năng tác động lớn tới ổn định của cả khu vực và thế giới. Quyết sách của Tổng thống Mỹ về thương mại, an ninh quốc tế và biến đổi khí hậu có tác động mạnh đến các quốc gia khác, từ các cường quốc kinh tế như Trung Quốc và Liên minh châu Âu đến các quốc gia đang phát triển.

Chính sách của Mỹ trong việc hỗ trợ hoặc giảm bớt cam kết với các liên minh và tổ chức quốc tế như NATO, WTO, hay các hiệp định quốc tế (như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu) cũng sẽ ảnh hưởng đến ổn định chính trị và kinh tế toàn cầu.

Với xu hướng hiện tại khi nhiều quốc gia lớn cạnh tranh về thương mại, công nghệ và quân sự, hướng đi của Mỹ trong cuộc bầu cử năm nay được đặc biệt quan tâm.

Dự báo kết quả

Các thăm dò dư luận uy tín ở Mỹ hiện nay cho thấy hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump có tỷ lệ ủng hộ rất sít sao trên phạm vi cả nước Mỹ, nhất là tại các bang chiến trường. Đến ngày 30/10, kết quả thăm dò của Gallup cho thấy ông Donald Trump đang dẫn bà Kamala Harris với tỷ lệ 50/48, trong khi Pew Research lại cho thấy ông Trump đang bám sát bà Harris với tỷ lệ 47/48 điểm phần trăm.

Tại các bang truyền thống, ông Trump thu hút cử tri nhờ quan điểm cứng rắn về nhập cư và ưu tiên kinh tế nội địa. Các bang “đỏ” như Texas và Florida thể hiện ủng hộ rõ rệt cho ông Trump. Ngược lại, bà Harris tập trung vào công bằng xã hội và môi trường, thu hút cử tri tại các bang “xanh” như California.

Ở các bang chiến trường, cuộc đua rất gay cấn. Bà Harris dẫn trước tại Michigan (ba điểm), Pennsylvania và Wisconsin (1-2 điểm), phản ánh ưu tiên về chính sách y tế và giáo dục của cử tri. Ông Trump lại dẫn hai điểm tại Georgia nhờ tập trung vào vấn đề kinh tế và việc làm. Điều đó cho thấy chênh lệnh nằm hoàn toàn trong phạm vi sai số thống kê của các biện pháp lấy mẫu thăm dò hiện nay (tuỳ phương pháp, vào khoảng từ 3-5%).

Kết quả điều tra dư luận cho thấy rất khó dự báo kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay và kết quả cuối cùng có thể phụ thuộc vào các yếu tố bất ngờ, như tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, thậm chí thời tiết ngày bầu cử!

Tuy nhiên, dự báo bầu cử Mỹ không đơn thuần là dự đoán kết quả ai sẽ đắc cử tổng thống, mà còn bao gồm nhiều khía cạnh dự báo khác liên quan đến các yếu tố cấu thành nên quyền lực chính trị của Mỹ. Bên cạnh cuộc đua vào Nhà Trắng, các cuộc bầu cử Quốc hội, gồm Thượng viện và Hạ viện, cũng là trọng tâm của dự báo. Việc nắm quyền kiểm soát Quốc hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thông qua chính sách của Tổng thống, và tác động lên hiệu quả quản trị quốc gia.

Theo thống kê và quan sát hiện trạng chính trị Mỹ hiện nay, khả năng rất cao là không đảng nào có thể giành được cả ghế tổng thống và đa số trong lưỡng viện của Quốc hội Mỹ, khả năng cao là Quốc hội Mỹ bị chia rẽ, dẫn đến việc Tổng thống Mỹ phải thoả hiệp với Quốc hội trong việc ban hành và thực thi các chính sách lớn.

Việc dự báo còn đi xa hơn là phân tích tác động tiềm năng của kết quả bầu cử. Kết quả này có thể dẫn đến điều chỉnh chính sách đối ngoại và chiến lược quốc tế của Mỹ, hoặc chuyển dịch trong các ưu tiên kinh tế và quốc phòng.

Ví dụ, một chính quyền Dân chủ đẩy mạnh các cam kết về biến đổi khí hậu và nhân quyền, trong khi chính quyền Cộng hòa thường tập trung cải cách thuế và giảm thiểu các rào cản kinh tế trong nước. Kết quả bầu cử thống đốc bang có thể ảnh hưởng đến chính sách bang đối với các vấn đề nhập cư, y tế và giáo dục, tạo nên sự khác biệt lớn trong cục diện chính trị quốc gia.

Bầu cử Mỹ năm 2024 cho thấy có sự phân cực ngày càng sâu sắc trong xã hội Mỹ, một xu hướng từng xuất hiện trong các cuộc bầu cử trước nhưng trở nên rõ ràng hơn sau nhiệm kỳ vừa qua. Các vấn đề chính trị và văn hóa như quyền phá thai, quản lý nhập cư, quyền sở hữu súng và biến đổi khí hậu tiếp tục chia rẽ sâu sắc các nhóm cử tri. Những cuộc tranh luận về tính chính xác, minh bạch của hệ thống bầu cử từ cuộc bầu cử năm 2020 trở thành nội dung được cử tri Mỹ rất quan tâm.

Điểm khác biệt nữa là tác động của công nghệ và truyền thông. Trong thời đại mạng xã hội và tin giả lan tràn, các chiến dịch tranh cử phải đối diện với áp lực lớn trong kiểm soát thông tin. Các nền tảng mạng xã hội và phương tiện truyền thông đã trở thành công cụ quan trọng trong việc định hình hình ảnh ứng viên, nhưng đồng thời có thể bị nghi ngờ là kênh phát tán thông tin sai lệch nhằm hạ uy tín của các đối thủ chính trị.

Một điểm đồng là cả hai bên đều tập trung nỗ lực thu hút các nhóm cử tri dao động tại những bang chiến trường, có thể quyết định kết quả chung cuộc.

Chiến lược chủ đạo

Chiến lược của đảng Dân chủ tập trung vào việc duy trì những thành quả kinh tế và xã hội đã đạt được trong thời gian qua. Ứng viên của đảng Dân chủ tiếp tục cam kết cải thiện y tế, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và thúc đẩy bình đẳng xã hội. Để thu hút nhóm cử tri trẻ tuổi và các nhóm thiểu số, chiến lược của họ bao gồm các thông điệp về biến đổi khí hậu, quyền con người, và cải cách luật pháp nhằm tạo ra một xã hội công bằng hơn.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa thường tập trung vào thông điệp tái thiết kinh tế, bảo vệ truyền thống và đẩy mạnh quyền tự do cá nhân. Chiến lược tranh cử của ứng viên đảng Cộng hòa có xu hướng chỉ trích các chính sách hiện tại của Dân chủ và cam kết thay đổi hệ thống thuế, giảm thiểu chi phí kinh doanh, và củng cố an ninh biên giới. Họ nhấn mạnh vai trò của một nước Mỹ mạnh mẽ, độc lập về kinh tế và quân sự, thu hút nhóm cử tri bảo thủ và các doanh nghiệp.

Thu hút sự quan tâm lớn

Các quốc gia ở khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN và chắc chắc cả Việt Nam đều đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử Mỹ vì kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề thương mại, an ninh khu vực và chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực này. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến chính sách của Mỹ với Đài Loan (Trung Quốc).

Một chính quyền Dân chủ có thể sẽ ưu tiên duy trì liên lạc cấp chiến lược và xây dựng mạng lưới đồng minh đối tác để tác động tới môi trường đối ngoại của Trung Quốc, trong khi chính quyền Cộng hòa có thể sẽ sẵn sàng có các bước đi đơn phương cứng rắn với Bắc Kinh, nhất là các biện pháp kinh tế, thương mại như thuế quan.

Nhật Bản và Hàn Quốc có mối quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh trong khu vực, nhất là trong vấn đề Triều Tiên. Cả hai quốc gia này quan tâm chính quyền Mỹ kế nhiệm sẽ duy trì các cam kết phòng thủ và hiệp định an ninh với các nước này ra sao. Các nước này tin rằng một chính quyền Mỹ duy trì ổn định các cam kết với các đồng minh ở Đông Á sẽ góp phần bảo đảm an ninh khu vực.

Các nước ASEAN rất quan tâm chính quyền Mỹ kế nhiệm sẽ nhìn nhận vai trò của tổ chức này ra sao, sẽ ưu tiên chủ nghĩa đa phương hay đề cao chủ nghĩa đơn phương, có thực sự coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN hay sẽ ưu tiên quan hệ song phương với một số thành viên chủ chốt.

Trong bối cảnh thế giới đang có những chuyển biến sâu sắc, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ không chỉ là cuộc đua giữa các ứng viên mà còn là cuộc trưng cầu ý kiến về hướng đi và vai trò, vị thế toàn cầu của Mỹ trong những năm tới. Kết quả này sẽ có tác động sâu rộng đối với cục diện thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi Mỹ xác định là khu vực Mỹ có lợi ích chiến lược lâu dài trong nhiều thập kỷ tới.

Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Mối quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bước vào một giai đoạn mới, bất kể ai ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao vẫn chỉ là cuộc đua giữa Dân chủ và Cộng hoà?

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao vẫn chỉ là cuộc đua giữa Dân chủ và Cộng hoà?

Chỉ còn gần 10 ngày nữa là cuộc đua giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ sẽ ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, cuộc bầu cử được mong chờ nhất trong 4 năm của nước Mỹ sẽ diễn ra, giữa lúc cường ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Gần 44 triệu lá phiếu đã được bỏ, cử tri thủ đô nhập cuộc, các ứng viên dồn lực 'công phá' các 'chiến trường'

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Gần 44 triệu lá phiếu đã được bỏ, cử tri thủ đô nhập cuộc, các ứng viên dồn lực 'công phá' các 'chiến trường'

Chỉ còn tròn 1 tuần trước khi đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), cử tri thủ đô Washington D.C đã bắt đầu ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút và diễn ra rất ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
David Beckham tri ân, mời Rafael Nadal cùng đi xem bóng đá

David Beckham tri ân, mời Rafael Nadal cùng đi xem bóng đá

Cựu tiền vệ Anh David Beckham gửi lời tri ân tới huyền thoại quần vợt Rafael Nadal mới giải nghệ và mời anh đi xem đội bóng đá cả hai ...
Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể đặt ra thách thức nặng nề cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir ...
Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad

Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad

Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên những thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Apple đầu tư 100 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16

Apple đầu tư 100 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16

Theo nguồn tin của Bloomberg, Apple đang đề nghị đầu tư 100 triệu USD tại Indonesia, cao gần 10 lần so với kế hoạch đầu tư trước đó của công ...
Cách tắt chế độ ngủ trên Win 10 nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt chế độ ngủ trên Win 10 nhanh chóng và hiệu quả

Chế độ ngủ (Sleep Mode) trên Win 10 không còn phù hợp với một số người dùng. Bài viết cũng sẽ giải thích cách tắt chế độ ngủ trên Win ...
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Tình hình giải quyết xung đột Gaza vẫn bế tắc khi Mỹ phủ quyết một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn trong cuộc họp của HĐBA LHQ.
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

IAEA cho biết, Iran đã bắt đầu thực hiện các bước để ngừng tăng thêm cấp độ làm giàu uranium, giữ ở mức không vượt quá 60%.
Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Các quan chức Mỹ của chính quyền Biden đang tìm cách làm những gì có thể trước khi rời nhiệm sở để hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga.
Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Trung Quốc và Brazil vừa nâng cấp quan hệ trở thành một Cộng đồng chia sẻ tương lai vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động