Gần 44 triệu lá phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đã được bỏ theo hình thức trực tiếp và qua bưu điện. (Nguồn: Shutter stock) |
Tổng cộng, có 25 điểm bỏ phiếu sớm ở thủ đô Mỹ đã đồng loạt mở cửa đón cử tri đến bỏ phiếu sớm trực tiếp từ 8h30-19h00 hàng ngày, kéo dài từ 28/10-3/11.
Tin liên quan |
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Vì sao vẫn chỉ là cuộc đua giữa Dân chủ và Cộng hoà? |
Trước đó, các cử tri của Washington D.C đã tiến hành bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện hoặc trực tiếp bỏ vào 55 thùng phiếu được bố trí rải rác trên khắp các địa bàn dân cư từ ngày 11/10-5/11. Tính đến ngày 27/10, đã có 86.424 lá phiếu được bỏ sớm theo các hình thức này.
Theo thống kê mới nhất của Election Lab thuộc Đại học Florida, tính đến 13h00 ngày 28/10, trên toàn nước Mỹ đã có tổng cộng 43.853.849 lá phiếu được bỏ sớm, trong đó có 21.521.385 lá phiếu được bỏ qua đường bưu điện và 22.360.658 lá phiếu được bỏ trực tiếp tại các điểm bầu cử.
Trong số các cử tri đi bỏ phiếu sớm có 39,8% tự nhận là đảng viên Dân chủ, 36% tự nhận là đảng viên Cộng hòa, 24,1% cử tri thuộc các đảng nhỏ hoặc độc lập.
Cùng ngày, New York Times đưa tin, cả Phó Tổng thống Harris và cựu Tổng thống Trump sẽ thực hiện lịch trình dày đặc, tập trung vào các bang “chiến địa” trong tuần cuối cùng.
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ tiến hành vận động tranh cử tại bang Georgia, còn bà Harris sẽ tới bang Michigan.
Hai ứng cử viên tổng thống dự kiến có các chặng dừng chân cuối cùng trong chiến dịch tranh cử vào cuối tuần này. Trong khi ông Trump tới vận động ở Pennsylvania, Wisconsin và Nevada, thì bà Harris sẽ tới Las Vegas và có phát biểu cuối cùng ở bang Washington.
Cựu Tổng thống Barack Obama vận động cho bà Harris tại Philadenphia, còn cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ chủ trì một sự kiện kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu tại thành phố Atlanta, bang Georgia.
Các ứng viên Phó Tổng thống JD Vance (đảng Cộng hòa) và Tim Walz (đảng Dân chủ) đều có các sự kiện vận động ở bang Wisconsin.
Cũng trong tuần cuối, hai bên tiếp tục tung ra các đòn công kích nhằm hạ uy tín của nhau. Phe Dân chủ tiếp tục tập trung vào những nguy cơ tiềm tàng nếu ông Trump đắc cử, nhắc đi nhắc lại cáo buộc từ những quan chức làm việc trong nhiệm kỳ đầu của chính quyền Trump với ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Để đáp trả, ứng viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa J.D. Vance cáo buộc những cựu quan chức này đã dối trá và ông Trump không hề có ý định sử dụng chính phủ vào mục đích trả đũa các đối thủ chính trị.
Ngoài ra, một nhóm luật sư thân cận với ông Trump đã âm thầm chuẩn bị phương án khởi kiện kết quả bầu cử nếu cựu Tổng thống Mỹ tiếp tục thất bại trong cuộc chạy đua năm nay.
Khảo sát gần đây do nhiều phương tiện truyền thông lớn của Mỹ và các tổ chức thăm dò dư luận thực hiện cho thấy, tỷ lệ ủng hộ toàn quốc của ứng cử viên của đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Kamala Harris - nhỉnh hơn ứng cử viên của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, từ 2-3 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, tại 7 bang dao động quan trọng thực sự quyết định kết quả, cả hai ứng cử viên vẫn ở trong thế “bất phân thắng bại” và kết quả cuối cùng được dự báo sẽ rất sít sao.
| Tin thế giới 28/10: Ba Lan ra 'tối hậu thư' cho Nga, ông Trump tự 'lấy đá đập chân mình'? Hàn Quốc có loạt động thái đáng chú ý Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa? Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, cuộc bầu cử được mong chờ nhất trong 4 năm của nước Mỹ sẽ diễn ra, giữa lúc cường ... |
| Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga Mới đây, ông Andrii Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, đã hé lộ điều kiện để nước này đàm phán với Nga. |
| Khả năng quân Triều Tiên ở Nga: Mỹ tỏ nỗi lo, tuyên bố không 'trói tay' thêm Ukraine về vũ khí tấn công, Hàn Quốc đánh giá 'nghiêm trọng' Xoay quanh đồn đoán binh sĩ Triều Tiên có thể tham chiến cùng Nga trong xung đột với Ukraine, ngày 28/10, Mỹ và Hàn Quốc ... |
| Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ... |