Viễn cảnh con người định cư trong vũ trụ

HOÀNG TRUNG HIẾU
Trong tương lai, con người có thể sẽ tìm được nơi định cư tại các thiên thể xa xăm trong vũ trụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Viễn cảnh con người định cư trong vũ trụ
Trong tương lai, con người có khả năng định cư trên Mặt trăng. (Ảnh minh họa. Nguồn: NASA)

Ngay từ năm 2014, giới khoa học đã có ý tưởng xây dựng những khu định cư trong không gian vũ trụ. Theo Tiến sĩ Al Globus - chuyên gia hàng đầu về định cư không gian tại Viện nghiên cứu Ames của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), có nhiều năm làm việc với Chương trình kính viễn vọng không gian Hubble, Trạm không gian quốc tế (ISS), tàu con thoi và nhiều chương trình khác nói với tờ Daily Mail rằng, con người sẽ sớm thiết lập các khu định cư không gian “bay lơ lửng” trên quỹ đạo Trái đất.

“Nếu con người quyết tâm làm điều này, chúng ta có thể làm được. Chúng ta có khả năng khoa học, có tài chính, không có lý do gì khiến chúng ta không thể làm được”, ông Globus khẳng định.

Công nghệ phát triển nhanh

Tiến sĩ Globus nhấn mạnh, công nghệ của con người đang phát triển nhanh như vũ bão, định cư ngoài vũ trụ sẽ thành sự thật, trừ khi có một thảm họa lớn như chiến tranh hạt nhân xảy ra. Ông quả quyết rằng: “Tôi rất ngạc nhiên vì chúng ta chưa có khu định cư trong không gian. Chúng ta có thể xây dựng những khu như vậy trong vài thập kỷ nữa”.

Nhà vật lý thiên văn người Anh Stephen Hawking từng cảnh báo gây sốc rằng trong vòng 200 năm tới, loài người nên tìm nơi định cư mới trong không gian ngoài Trái đất, nếu muốn tránh thảm họa diệt vong.

Ông cho rằng, trong quá khứ, con người đã nhiều lần đứng trước nguy cơ diệt vong. Các mối đe dọa trong tương lai có thể sẽ lớn hơn nhiều cùng với sự bùng nổ dân số và việc sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.

Stephen Hawking cho rằng nếu trong hai thế kỷ tới, con người muốn tránh thảm họa diệt vong thì “không nên để hết trứng trong một giỏ”, mà phải tìm thêm nơi ở mới bên ngoài Trái đất.

Từ giấc mơ đến sự thật

Ông Elon Musk, Nhà sáng lập, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của Tập đoàn công nghệ khai phá không gian (SpaceX), muốn có một thành phố triệu dân trên Hỏa tinh vào năm 2050. Đây là ý tưởng đầy tham vọng, nhưng không phải là không có cơ sở.

“Điều này là có thể, giấc mơ này là sự thật, có thể biến thành sự thật. Tôi cho rằng sự ủng hộ sẽ tăng theo thời gian. Tôi không có bất cứ động cơ nào khác, ngoài việc tập trung tài sản để có thể cống hiến lớn nhất vào mục tiêu đưa con người lên sống ở các hành tinh khác”, ông Elon Musk tuyên bố.

Để hiện thực hóa tầm nhìn của mình, Tập đoàn SpaceX đã phát triển tàu vũ trụ Starship, loại tàu có thể sử dụng cho mục tiêu “đi đi về về” giữa Trái đất và các thiên thể.

Ông Serkan Saydam, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật vũ trụ Australia và là Giáo sư tại Đại học New South Wales ở Sydney, cho biết, việc con người chinh phục Hỏa tinh có thể diễn ra trong vòng vài chục năm nữa. “Tôi tin năm 2050 sẽ có một thuộc địa của con người trên hành tinh Đỏ”, ông nói với Live Science.

Hỏa tinh hiện đang là lựa chọn của con người trong kế hoạch định cư ngoài Trái đất, nhưng cũng có nhiều hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời có khả năng cho con người định cư, được gọi là các “ngoại hành tinh”. Điều khó khăn là chúng ở rất xa.

Các tàu thăm dò của con người đã rời khỏi Hệ Mặt trời là tàu Voyager 1 và 2 phải mất lần lượt 35 năm và 41 năm để đi vào khoảng không gian giữa các vì sao, nhưng để đến được các ngoại hành tinh thì còn lâu nữa.

“Với công nghệ hiện nay, phải mất vài chục nghìn năm mới tới được ngoại hành tinh gần nhất”, ông Frédéric Marin, nhà vật lý thiên văn tại Đài thiên văn Strasbourg thuộc Đại học Strasbourg ở Pháp, nói với Live Science.

Khoảng thời gian di chuyển lâu đó khiến việc chinh phục ngoại hành tinh có vẻ như khó khả thi. Nhưng ông Marin bày tỏ hy vọng thời gian này sẽ giảm xuống nhiều trong tương lai gần, nhờ vận tốc của các con tàu vũ trụ tương lai sẽ nhanh hơn.

“Trong khoa học không gian, cứ sau 100 năm, vận tốc của các phương tiện đẩy lại tăng lên gấp 10 lần”, ông Marin cho biết. Nghĩa là, khi con người có kỹ thuật di chuyển trong không gian ngày càng nhanh hơn, thời gian du hành đến các ngoại hành tinh có thể giảm từ hàng chục nghìn năm xuống hàng nghìn năm, rồi xuống còn hàng trăm năm.

Chuyến bay dài giữa các vì sao

Ông Marin đưa ra kịch bản mô phỏng việc con người tới được một ngoại hành tinh có điều kiện sống thân thiện, sau một chuyến bay khoảng 500 năm. Cuộc du hành dài như vậy cần một con tàu vũ trụ khổng lồ, được nhiều thế hệ con người điều khiển. Các mô phỏng của Marin cho thấy khoảng 500 người là dân số khởi đầu phù hợp cho một con tàu đa thế hệ như vậy.

Gần hơn, NASA đang sử dụng công nghệ in 3D để tìm cách xây dựng nhà ở cho con người trên Mặt trăng vào năm 2040. Vật liệu xây công trình lấy từ đất đá trên Mặt trăng.

Năm 2023, NASA thực hiện Artemis I - sứ mệnh đầu tiên trong dự án lên Mặt trăng, với các hình nộm trong khoang tàu. Con tàu đã bay vòng quanh Mặt trăng và trở về Trái đất an toàn. Sứ mệnh Artemis II sẽ chở người thật, gồm bốn nhà du hành, trong chuyến bay 10 ngày vòng quanh Mặt trăng, dự kiến tiến hành vào tháng 11/2024. Sứ mệnh Artemis III sẽ tiến hành năm 2025, để giúp con người đặt chân xuống Mặt trăng.

Ông Bob Cabana, Trợ lý Tổng giám đốc NASA hào hứng: “Chúng ta đang khám phá bên ngoài hành tinh, thiết lập sự hiện diện ngoài Trái đất và hệ Mặt trời. Thật phấn khích, phải không các bạn?”.

Hầu hết những tác phẩm khoa học viễn tưởng trong quá khứ, nay đều đã biến thành hiện thực nhờ sự chung tay nỗ lực của con người, sự hợp tác của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và giới khoa học.

Do đó, hành trình đưa con người vào định cư trong vũ trụ tuy vẫn còn xa xôi, nhưng hoàn toàn có cơ sở.

Trung Quốc tạo bệ phóng cho hàng không vũ trụ thương mại

Trung Quốc tạo bệ phóng cho hàng không vũ trụ thương mại

Lĩnh vực hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và tạo dấu ấn trên ...

Dự kiến tàu vũ trụ Starliner sẽ trở về Trái đất mà không có phi hành gia

Dự kiến tàu vũ trụ Starliner sẽ trở về Trái đất mà không có phi hành gia

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 30/8 thông báo tàu vũ trụ Starliner của hãng Boeing dự kiến sẽ rời Trạm ...

Hai phi hành gia Nga lập kỷ lục số ngày lưu trú trên ISS

Hai phi hành gia Nga lập kỷ lục số ngày lưu trú trên ISS

Ngày 20/9, hai phi hành gia Nga lập kỷ lục mới về thời gian lưu trú liên tục dài nhất trên Trạm Vũ trụ quốc ...

NASA tiết lộ hình ảnh của tiểu hành tinh khổng lồ và nguy hiểm

NASA tiết lộ hình ảnh của tiểu hành tinh khổng lồ và nguy hiểm

NASA công bố các hình ảnh chụp tiểu hành tinh khổng lồ "có khả năng gây nguy hiểm" sau khi nó bay qua gần Trái ...

Tàu vũ trụ Crew-9 sẽ đón hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS trở về Trái đất

Tàu vũ trụ Crew-9 sẽ đón hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS trở về Trái đất

Ngày 28/9, tại bãi phóng Cape Canaveral ở bang Flordia (Mỹ), Tập đoàn SpaceX đã phóng thành công một tàu vũ trụ có tên Crew-9.

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội Belarus

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội Belarus

Theo Chủ tịch Quốc hội, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác với Belarus, được vun đắp hơn 30 năm qua.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Thái Lan

Trong khuôn khổ AIPA-45, chiều 19/10, tại thủ đô Vientiane (Lào), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha.
Giá vàng hôm nay 20/10/2024: Giá vàng tăng vùn vụt, ‘không gì ngoài bầu trời xanh’ phía trước, ‘cú đẩy’ từ Thượng đỉnh BRICS, vàng nhẫn bứt phá

Giá vàng hôm nay 20/10/2024: Giá vàng tăng vùn vụt, ‘không gì ngoài bầu trời xanh’ phía trước, ‘cú đẩy’ từ Thượng đỉnh BRICS, vàng nhẫn bứt phá

Giá vàng hôm nay 20/10/2024, giá vàng tăng phi mã. Kỳ vọng ở Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ thúc đẩy giá quý kim. Giá vàng nhẫn và SJC tăng ...
Giá tiêu hôm nay 20/10/2024: Tiếp đà đi xuống, dự báo đợt bán tháo dẫn đến giá giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 20/10/2024: Tiếp đà đi xuống, dự báo đợt bán tháo dẫn đến giá giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 20/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 142.500 – 143.500 đồng/kg.
Câu chuyện về những khoảnh khắc cuối cùng của thủ lĩnh nhóm Hamas bị ám sát

Câu chuyện về những khoảnh khắc cuối cùng của thủ lĩnh nhóm Hamas bị ám sát

Truyền thông quốc tế vừa đăng tải hình ảnh mà phía Israel công bố, cho rằng đó là những khoảnh khắc cuối cùng của thủ lĩnh nhóm Hamas Yahya Sinwar.
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động