Mỹ cùng các đồng minh và đối tác phương Tây đã gửi hàng loạt đợt viện trợ quân sự tới Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi tháng 2.2022. |
Hai quan chức giấu tên tiết lộ, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá hơn 2 tỷ USD cho Ukraine. Gói viện trợ có thể sẽ được công bố ngay trong tuần này.
Một phần của gói viện trợ trị giá 1,725 tỷ USD sẽ được trích từ quỹ “Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine” (USAI), cho phép chính quyền của Tổng thống Joe Biden lấy vũ khí từ ngành công nghiệp quốc phòng, thay vì từ các kho vũ khí hiện có của quân đội Mỹ.
Phần còn lại của gói viện trợ trị giá hơn 400 triệu USD dự kiến sẽ được trích từ các quỹ thuộc diện Quyền rút vốn của Tổng thống Mỹ, cho phép người đứng đầu Nhà Trắng huy động vũ khí và trang thiết bị từ các kho dự trữ hiện tại của quân đội trong trường hợp khẩn cấp.
Theo các nguồn tin, đợt viện trợ mới này dự kiến lần đầu tiên sẽ bao gồm tên lửa tầm xa, các thiết bị hỗ trợ cho hệ thống phòng không Patriot, đạn dẫn đường chính xác, tên lửa chống tăng Javelin, các xe chiến đấu bọc thép kháng mìn (MRAP), hệ thống rocket phóng loạt dẫn đường (GMLRS) và đạn dược.
Trong ngày 31/1, Tổng thống Biden cho biết, ông sẽ thảo luận với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky về những yêu cầu mới nhất của Kiev đối với các loại vũ khí tiên tiến để ứng phó chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Trước đó, ông Biden đã nói “không” khi được phóng viên hỏi rằng, liệu ông có ủng hộ đề xuất gửi máy bay chiến đấu F-16 đến Ukraine hay không.
Mỹ cùng các đồng minh và đối tác phương Tây đã gửi nhiều vũ khí, từ súng trường đến xe bọc thép và pháo binh tới Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sư ở quốc gia Đông Âu hồi tháng 2 năm ngoái.
Tuy nhiên, với việc hiện chưa có dấu hiệu chấm dứt xung đột, Tổng thống Zelensky đã đưa ra lời kêu gọi cung cấp vũ khí tối tân và uy lực hơn. Gần đây nhất, Mỹ và Đức đã đồng ý tiếp bước Anh gửi xe tăng tiên tiến tới Kiev.
Hiện nay, Ukraine đang gây sức ép để được cung cấp máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa có thể tấn công các mục tiêu của Nga ở phía sau chiến tuyến.
Về vấn đề này, cùng ngày, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak nêu rõ, London cho rằng, việc đưa máy bay chiến đấu tới Ukraine là "phi thực tế".
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn này nói: "Các máy bay chiến đấu của Anh cực kỳ tinh vi và phải mất nhiều tháng để học cách điều khiển... Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các đồng minh về những gì chúng tôi cho là cách tiếp cận đúng đắn".
Trong khi đó, nhật báo Telegraph đưa tin, London đang lên kế hoạch chuyển cho Kiev số tiền 2,3 tỷ Bảng Anh (khoảng 2.83 tỷ USD) thu được từ thương vụ bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea của doanh nhân người Nga Roman Abramovich.
Theo đó, số tiền đang bị phong tỏa trong tài khoản nói trên sẽ được gửi đến quỹ giúp đỡ các nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine.
| ‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, cuộc phản công từ Mỹ và vai trò của Trung Quốc (Kỳ 2) Tương lai của cơ chế bảo vệ tài chính do Nga thiết lập không chỉ nằm trong tay của Điện Kremlin hay Nhà Trắng, mà ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev 'nóng mặt' triệu Đại sứ nước láng giềng, Mỹ sẽ bàn chuyện xung đột với Trung Quốc Ukraine không hài lòng với bình luận mới đây về tình hình nước này của Thủ tướng Hungary, trong khi Washington cho hay, Ngoại trưởng ... |
| Ukraine thông báo sự kiện 'cực kỳ quan trọng', gửi kỳ vọng cao vào EU Ngày 31/1, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal thông báo, Hội nghị thượng đỉnh giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Moscow tổng tấn công trên mặt trận kinh tế, 30% GDP 'trọng thương', Kiev bấu víu vào đâu? Nếu cuộc xung đột quân sự với Nga tiếp tục kéo dài, Ukraine sẽ khó có khả năng tự chủ về kinh tế, mà ngày ... |
| Mỹ-Ấn Độ tung chiêu liên thủ chạy đua với Trung Quốc, khẳng định cam kết về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Ngày 31/1, các quan chức cấp cao Mỹ và Ấn Độ đã có những cuộc làm việc về các vấn đề chính trị, kinh tế ... |