Việt Nam-Argentina: Không ngừng nỗ lực vì quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu và hiệu quả

Hà Phương
Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Argentina thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam-Argentina
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính Phủ) và Tổng thống nước Cộng hòa Argentina Mauricio Macri khi đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam, tháng 2/2019. (Nguồn: TTXVN)

Coi trọng vai trò, vị thế của nhau

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Argentina, sẵn sàng cùng Argentina đưa mối quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Về phần mình, Argentina luôn coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, quan hệ hữu nghị truyền thống hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Việt Nam cả về song phương và đa phương là thành tố quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại của Argentina tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phong trào quần chúng nhân dân Argentina đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ phát triển mạnh mẽ. Ngày 25/10/1973, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 1/1995, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Buenos Aires; tháng 2/1997, Argentina mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Năm 2010, Việt Nam và Argentina ký thỏa thuận thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (25/10/1973-25/10/2023).

Tin liên quan
Doanh nghiệp Argentina mong muốn tăng cường thương mại với Việt Nam Doanh nghiệp Argentina mong muốn tăng cường thương mại với Việt Nam

Việt Nam và Argentina tuy xa cách về địa lý, nhưng nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị, luôn dành cho nhau tình đoàn kết và sự ủng hộ quý báu. Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ phong trào quần chúng nhân dân Argentina đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây.

Hai bên duy trì trao đổi khá thường xuyên các chuyến thăm lẫn nhau, phía Argentina đã 3 lần có đoàn Tổng thống thăm chính thức Việt Nam, bao gồm chuyến thăm của Tổng thống Carlos Menem (tháng 2/1997), Tổng thống Cristina Fernandez (tháng 1/2013) và Tổng thống Mauricio Macri (tháng 2/2019), cùng nhiều đoàn Lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, Tư pháp và Quốc hội. Về phía Việt Nam, nổi bật có các chuyến thăm Argentina của Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (tháng 3/2006), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (tháng 4/2010), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (tháng 7/2012), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 7/2014), Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (tháng 7/2018).

Hai nước đã thiết lập các cơ chế và thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt. Các cơ chế hợp tác được duy trì: Cơ chế tham khảo chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước đã tiến hành được 8 phiên, trong đó phiên gần đây được tổ chức trực tuyến (tháng 5/2021), Bộ trưởng Ngoại giao hai nước tiến hành điện đàm (tháng 4/2022); Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ (thành lập từ năm 1999) được thực hiện định kỳ 2 năm/phiên và đã tiến hành phiên 7 bằng hình thức trực tuyến (tháng 8/2021).

Việt Nam và Argentina đã ký kết nhiều Hiệp định/Thỏa thuận hợp tác như: Hợp tác kinh tế-thương mại, Hợp tác công và nông nghiệp, Bản ghi nhớ về hợp tác trong xúc tiến đầu tư, Hợp tác thú y, MOU về hợp tác trong lĩnh vực phát thanh…; đang xúc tiến đàm phán đi đến ký kết các Hiệp định về hợp tác quốc phòng an ninh, tránh đánh thuế hai lần.

Quan hệ trên các lĩnh vực khác cũng được hai bên quan tâm thúc đẩy như việc khánh thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Buenos Aires (tháng 8/2012); ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa TP Đà Nẵng và TP Mar del Plata (tháng 6/2022); giao lưu giữa các trường đại học Argentina và Việt Nam; tổ chức triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, Argentina thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn tại các kỳ Festival Huế từ 2004 đến nay.

Đặc biệt, Argentina tích cực hỗ trợ đào tạo cán bộ Việt Nam về lĩnh vực nhân chủng học pháp y nhằm phục vụ công tác nhận dạng những liệt sỹ hy sinh trong chiến tranh. Việt Nam cũng ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với Argentina trong việc phòng chống đại dịch Covid-19 (Quốc hội Việt Nam tặng Argentina 20.000 khẩu trang tháng 5/2020; Argentina tặng Việt Nam 500.000 liều vaccine AntaZeneca, tháng 11/2021.

Bên cạnh quan hệ song phương, hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, phong trào không liên kết, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC) và Hợp tác Nam-Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc cũng tiếp tục được củng cố và ngày càng chặt chẽ, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước, đồng thời đóng góp tích cực vào nỗ lực chung nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Việt Nam-Argentina
Đại sứ Việt Nam tại Argentina Dương Quốc Thanh thăm khu công nghiệp Rio Grande ở tỉnh Tierra del Fuego (Argentina). (Nguồn: TTXVN)

Khai phá tiềm năng không giới hạn

Cùng với quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Argentina tiếp tục phát triển, trở thành nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa hai nước.

Trao đổi thương mại song phương liên tục gia tăng: từ 316 triệu USD năm 2007 lên 3,7 tỷ USD năm 2019; năm 2020 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 6,7% và năm 2021 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 14,1% so năm với 2020. Tuy nhiên Việt Nam đều nhập siêu, từ 2-3 tỷ/năm.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Argentina trên thế giới. Argentina là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại Mỹ Latinh.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Argentina trên thế giới. Argentina là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại Mỹ Latinh.

Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước còn rất lớn khi cơ cấu kinh tế hai nước mang tính bổ trợ. Argentina sẵn sàng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và ngược lại, Việt Nam có nhiều mặt hàng chất lượng cao, như công nghệ, dệt may và da giày, đều là những sản phẩm quen thuộc tại thị trường quốc gia Nam Mỹ. Bên cạnh đó, hai bên có thể khai thác tiềm năng tốt hơn theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, các doanh nghiệp cần chủ động kết nối thông qua các kênh chính thức của hai nước để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.

Phía Việt Nam mong muốn hai bên tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội hợp tác kinh tế-thương mại thông qua các cơ chế song phương và đa phương; đề nghị Argentina tạo điều kiện hơn nữa để nông sản Việt Nam (như cà phê, các loại quả tươi và sấy khô) và một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như dệt may, giày da, đồ gỗ, vật liệu xây dựng... có thể tiếp cận thị trường Argentina.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Santiago Andres Cafiero sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9-11/7.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary - ...

Việt Nam, Israel hướng tới củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện

Việt Nam, Israel hướng tới củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện

Thực hiện Kế hoạch Hoạt động đối ngoại năm 2022, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động