Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Australia tại OECD Brendan Pearson đồng chủ trì Cuộc họp quan chức cao cấp lần thứ 10 Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD. (Ảnh: Nguyễn Việt) |
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Australia tại OECD Brendan Pearson đã đồng chủ trì cuộc họp.
Tham dự cuộc họp còn có các Đại sứ, quan chức cao cấp từ 38 nước thành viên OECD và 10 nước Đông Nam Á. Cuộc họp tập trung trao đổi và thống nhất những định hướng và ưu tiên của Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025.
Trên cơ sở kết quả của Diễn đàn Bộ trưởng OECD-Đông Nam Á và Diễn đàn kinh tế cao cấp Việt Nam-OECD vừa diễn ra, các nước thành viên Chương trình SEARP nhất trí ba trọng tâm hợp tác của chương trình trong ba năm tới.
Một là thúc đẩy phục hồi trong ngắn hạn, trong đó tập trung hỗ trợ triển khai Biên bản ghi nhớ (MoU) ASEAN-OECD và Khung phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF), củng cố chuỗi cung ứng tự cường, tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư.
Hai là, hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong quá trình cải cách kinh tế trong dài hạn.
Ba là tăng cường quan hệ đối tác giữa các nước Đông Nam Á và OECD.
Các nước thành viên OECD nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong việc bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu; hợp tác với Đông Nam Á là một trong những ưu tiên chiến lược của Tổ chức trong thời gian tới.
Các nước Đông Nam Á khẳng định coi trọng quan hệ đối tác với OECD, đề nghị OECD tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các nước trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều đại biểu nhấn mạnh vai trò quan trọng của doanh nghiệp, mong muốn gắn kết doanh nghiệp hơn nữa vào các hoạt động cụ thể của Chương trình.
Thành viên OECD và các quốc gia Đông Nam Á chúc mừng Việt Nam đã phối hợp với Australia tổ chức thành công Diễn đàn Bộ trưởng OECD-Đông Nam Á 2022.
Các nước đánh giá cao vai trò đồng Chủ tịch của Việt Nam và Australia trong việc đề xuất những sáng kiến, định hướng và ưu tiên hợp tác rất thiết thực, phù hợp, đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định, quan hệ hợp tác giữa OECD và Đông Nam Á là mối quan hệ hợp tác cùng có tính bổ trợ cao. (Ảnh: Nguyễn Việt) |
Phát biểu bế mạc cuộc họp, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định, quan hệ hợp tác giữa OECD và Đông Nam Á là mối quan hệ hợp tác cùng có tính bổ trợ cao.
Theo đó, các nước OECD và Đông Nam Á cần tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác, đáp ứng yêu cầu và tiềm năng hợp tác của hai bên.
Trợ lý Bộ trưởng khẳng định, trên cương vị đồng Chủ tịch, Việt Nam sẽ phối hợp với Australia và Ban thư ký OECD tiếp tục thúc đẩy triển khai các định hướng và ưu tiên hợp tác của Chương trình trong 3 năm tới, đóng góp vào quá trình cải cách kinh tế ở khu vực nói riêng và các mục tiêu phát triển chung.
Cuộc họp quan chức cao cấp Chương trình SEARP của OECD được tổ chức hai lần/năm, là dịp để các quan chức từ các nước OECD và Đông Nam Á thảo luận các hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Chương trình.
Sự kiện thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Việt Nam đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch Chương trình SEAR của OECD giai đoạn 2022-2025.
| Thúc đẩy quan hệ đối tác Việt Nam-OECD: Góp phần đắc lực hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách phát triển kinh tế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hỗ trợ ... |
| Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takaghi Kei Ngày 18/10, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Takagi Kei, Hạ nghị sĩ, Thứ trưởng Ngoại giao, ... |
| Diễn đàn cao cấp OECD - Đông Nam Á 2022 thành công tốt đẹp Chiều ngày 17/10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu dự và phát biểu tại lễ bế mạc Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam ... |
| Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh: Mạng lưới doanh nghiệp OECD-Đông Nam Á nâng cao năng lực, hướng tới phát triển bền vững Mạng lưới doanh nghiệp (DN) OECD-Đông Nam Á là nơi DN học hỏi những bài học thực tiễn tốt nhất để nâng cao năng lực ... |
| Thúc đẩy quan hệ đối tác OECD và Đông Nam Á vì chuỗi cung ứng tự cường và bền vững Việt Nam tin tưởng quan hệ đối tác giữa OECD và các nước Đông Nam Á tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, vì ... |