Việt Nam-Brunei: Hợp tác toàn diện, tin cậy lâu dài, hướng tới tương lai

Hà Phương
Năm 2022, Việt Nam và Brunei kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (29/2/1992-28/2/2022). Suốt ba thập kỷ, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Brunei đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah, tại Phủ Chủ tịch, ngày 27/3/2019. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah, tại Phủ Chủ tịch, ngày 27/3/2019. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Năm 2019 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Brunei khi lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Quốc vương Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah đến Việt Nam vào tháng 3/2019.

Việt Nam và Brunei là hai nước láng giềng gần gũi và cùng là thành viên trong đại gia đình Cộng đồng ASEAN. Trong suốt chặng đường 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trải qua nhiều biến động trong khu vực và trên thế giới, quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt Nam - Brunei không ngừng được củng cố và phát triển, mang lại nhiều thành quả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, giáo dục...

Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh đạo hai nước đã trao đổi thư mừng, trong đó nhấn mạnh quyết tâm tăng cường thúc đẩy hợp tác hai bên phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, thực chất hơn; góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN hài hòa, gắn kết, có khả năng thích ứng cao và xử lý hữu hiệu các thách thức toàn cầu.

Tin cậy, hiểu biết lẫn nhau

Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brunei lên thành Đối tác toàn diện năm 2019 là bước tiến hết sức quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình cả về lượng và chất trong quan hệ song phương, thể hiện quyết tâm chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước trong việc đưa hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất, phù hợp với bối cảnh tình hình mới cũng như xu thế chung của khu vực và quốc tế.

Từ dấu mốc năm 2019, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei đã có nhiều bước phát triển trên các trụ cột chính là chính trị - an ninh, thương mại - đầu tư và ngoại giao nhân dân.

Về chính trị, hai bên đã trao đổi đoàn cấp cao tương đối thường xuyên trong những năm qua, tin cậy chính trị tiếp tục được củng cố và nâng cao.

Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, hai nước duy trì tiếp xúc cấp cao theo hình thức linh hoạt. Ngày 24/4/2021, nhân dịp tham dự Hội nghị Các nhà Lãnh đạo ASEAN tại Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolikah. Ngày 9/6/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hội đồng lập pháp Abdul Rahman Taib. Ngày 19/1/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao II Brunei Dato Erywan Pephin Yusof. Ngày 13/4/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao II Brunei Dato Erywan Pephin Yusof.

Thời gian tới, các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao sẽ sớm được nối lại, sau hai năm ảnh hưởng của dịch bệnh, tạo điều kiện cho hai bên duy trì trao đổi thường xuyên, tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề xuất và hai bên nhất trí nghiên cứu sớm thiết lập cơ chế Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao và ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

Thúc đẩy kinh tế - thương mại

Kinh tế - thương mại song phương liên tục được thúc đẩy. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 250 triệu USD trong hai năm 2020 và 2021. Trước những thách thức của đại dịch, giao thương hàng hóa giữa hai bên vẫn tiếp tục được duy trì và thúc đẩy, thể hiện tính bổ trợ của thị trường hai nước.

Hiện có hai dự án lớn của doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai tại Brunei. Dự án xây dựng nhà máy phân bón BFI tại Brunei do Tổng công ty LILAMA Việt Nam thực hiện phần thiết kế và lắp đặt máy móc bắt đầu từ năm 2018, đã hoàn thành thi công, dự án đi vào hoạt động vào tháng 10/2021. LILAMA đang triển khai một số gói thầu phụ như vận hành, bảo trì sau khi chuyển giao, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào đầu tháng Ba năm nay. Đây là dự án trọng điểm, góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế trong chiến lược Tầm nhìn 2035 của Chính phủ Brunei.

Việc doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng dự án và nhà máy được hoàn thành đi vào hoạt động đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc đẹp trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước.

Dự án tiếp theo là do PV Drilling Brunei, chi nhánh của Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petro Vietnam khởi động, hợp tác với Brunei Shell Petroleum (BSP). Theo đó, từ tháng 10/2021, PV Drilling cung cấp giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm TAD cho BSP với thời hạn ít nhất là sáu năm.

Có thể khẳng định, hai bên có nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại tiềm năng cần được quan tâm thúc đẩy, tương xứng với quan hệ ngày càng gắn bó, phát triển giữa hai nước. Một số nội dung triển vọng cụ thể gồm: sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 triệu USD, tăng cường tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác nhằm đa dạng hóa nguồn cung và sản phẩm xuất nhập khẩu của hai nước; hỗ trợ doanh nghiệp hai bên liên kết, liên doanh để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa, thực phẩm Halal toàn cầu.

Gần đây, Chính phủ Brunei quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản, xây dựng, phát triển hạ tầng nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Đây chính là những lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Thành công của dự án do LILAMA thực hiện và một số dự án xây dựng nhỏ lẻ do đối tác Việt Nam triển khai tại Brunei, chính là động lực để thu hút thêm nhà đầu tư Việt Nam vào Brunei để tìm hiểu và khai thác thị trường.

Việt Nam-Brunei: Hợp tác toàn diện, tin cậy lâu dài, hướng tới tương lai
Thiếu tướng Awang Halbi bin Mohd Yussof, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ hai kiêm Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Brunei tiếp Bộ trưởng Công an Tô Lâm ngày 14/2/2020 tại Brunei.

Hợp tác biển cũng là một trong những trụ cột chính để triển khai nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei, vì lợi ích quốc gia của hai nước, hai bên cần thúc đẩy hợp tác biển và đại dương, trong đó có các hoạt động: triển khai hiệu quả đường dây nóng về hỗ trợ các hoạt động nghề cá, triển khai liên doanh khai thác, mở rộng hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, chia sẻ thông tin thực thi pháp luật trên biển, đối phó với các thách thức an ninh trên biển.

Về ngoại giao nhân dân và công tác bảo hộ công dân, hai năm qua, đại dịch Covid-19 mang đến những trải nghiệm chưa từng có tiền lệ. Công dân Việt Nam tại Brunei bị mắc kẹt do ảnh hưởng của lệnh đóng cửa biên giới. Chính phủ Brunei đã tích cực hỗ trợ bà con trong việc tạo điều kiện làm các giấy tờ pháp lý để ở lại trong thời gian chờ các chuyến bay về nước.

Ủng hộ nhau tại các diễn dàn đa phương

Brunei và Việt Nam là những đối tác gần gũi, thường xuyên tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương mà hai nước là thành viên như ASEAN, Liên hợp quốc... và các khuôn khổ hợp tác liên quan. Brunei ủng hộ Việt Nam tham gia các diễn đàn quốc tế. Hai nước hợp tác tốt trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn khu vực, quốc tế khác.

Trong hai năm 2020 và 2021, Việt Nam và Brunei lần lượt đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN. Hai bên tích cực ủng hộ sáng kiến của nhau, cùng đóng góp trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh và hợp tác trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế khu vực.

Thời gian tới, hai bên sẽ duy trì triển khai các biện pháp trao đổi kinh nghiệm, phối hợp lập trường trên các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có việc ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, thúc đẩy đàm phán để đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Định hướng hợp tác

Cột mốc 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước là dịp để hai nước nhìn lại những thành tựu đã đạt được và hướng tới những mục tiêu mới trong quan hệ song phương. Như đã được nhất trí về mặt chủ trương, một trong những trọng tâm hợp tác quan trọng nhất cần triển khai là việc sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao tại Brunei vào khoảng nửa cuối năm nay.

Nhân dịp này, hai bên sẽ thúc đẩy và tiến tới ký kết Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác toàn diện trong năm năm tới; tạo khuôn khổ thúc đẩy hợp tác sâu rộng, nhất là trên các lĩnh vực đã triển khai như năng lượng, nông nghiệp, giáo dục và tiếp tục khai thác các lĩnh vực tiềm năng khác như nuôi trồng, chế biến thủy sản, thực phẩm Hồi giáo Halal, xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác biển.

Để tạo dấu ấn kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei dự kiến tổ chức chuỗi các sự kiện ngoại giao kinh tế và văn hóa - xã hội, đặc biệt xoay quanh thời gian đón đoàn làm việc của Bộ trưởng Ngoại giao ta, với trọng tâm là Triển lãm Thương mại và Văn hóa Việt Nam - Brunei 2022...

Việt Nam-Brunei: Quan hệ Đối tác toàn diện không ngừng phát triển

Việt Nam-Brunei: Quan hệ Đối tác toàn diện không ngừng phát triển

Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 29/2/1992 và quan hệ Đối tác toàn diện từ tháng 3/2019. Quan hệ ...

Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 2?

Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 2?

Trong tháng 2, Việt Nam kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 quốc gia. Đặc biệt, năm 2022 này, Việt Nam ...

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/12.
Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt Nam-Lào.
Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife diễn ra sáng ngày 1/1/2025 là năm thứ 3 giải chạy quốc tế uy tín này tổ chức và đã được cộng ...
Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024, Giá vàng giảm trong phiên giao dịch thưa thớt. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng tới mốc 3.000 USD/ounce.
Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Nhân dịp đồng chí Pak Thae Song được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động