TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam chủ trì tọa đàm quốc tế về truyền thông và xóa nghèo | |
LHQ: Du lịch là chìa khóa tạo sự phát triển bền vững |
Trong phần trình bày về tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam của mình, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho biết, tháng 5 năm nay, Việt Nam đã công bố Kế hoạch Hành động quốc gia để thực thi Chương trình Nghị sự phát triển bền vững. Việt Nam cũng tiến hành xem xét 232 chỉ số do Ủy ban Thống kê LHQ ấn định để xác định quy mô của những chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam. Kết quả cho thấy có 129 chỉ số khả thi đối với Việt Nam.
Hiện Việt Nam đang nỗ lực hết sức để công bố các chỉ số thống kê của riêng mình vào năm 2008 đồng thời cũng đang soạn thảo một báo cáo quốc gia tự nguyện để trình bày tại HLPF 2018.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương (trá) và Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - Đại sứ Nguyễn Phương Nga (giữa) tại phiên họp, ngày 17/7. (Nguồn: Vietnam+) |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, Việt Nam luôn xem phát triển bền vững là mục tiêu chung trong chiến lược phát triển của quốc gia và cam kết thực hiện thành công các SDG của mình. Những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội sau hơn 3 thập niên Đổi mới, trong đó có việc thực hiện thành công nhiều mục tiêu thiên niên kỷ, tạo nền tảng vững chắc cho việc hiện thực hóa SDG. Tuy nhiên, việc thực hiện SDG tại Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức đáng kể, trong đó có việc thiếu nguồn lực tài chính do luồng vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) sụt giảm và những hạn chế trong việc giám sát và đánh giá khả năng, nhất là các số liệu thống kê.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương kêu gọi cộng đồng quốc tế dành sự hỗ trợ cả về tài chính lẫn phi tài chính để giúp Việt Nam thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là những mục tiêu liên quan đến các lĩnh vực như giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập và điều kiện sống, việc làm, y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, môi trường bền vững.
Ở cấp độ toàn cầu, Việt Nam nhấn mạnh rằng để thực thi thành công Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, cần phải duy trì hòa bình và an ninh dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác phát triển giữa các quốc gia, củng cố quan hệ đối tác toàn cầu, thúc đẩy hợp tác phát triển, hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia trong khu vực, huy động và chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và tài chính.
Diễn ra từ ngày 10-19/7 tại trụ sở của LHQ ở thành phố New York (Mỹ), HLPF quy tụ quan chức cấp cao của các quốc gia thành viên LHQ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và nhiều cổ đông khác để cùng đánh giá thành công, thách thức và những bài học rút ra trong quá trình thực hiện chương trình nghị sự 2030. Tại phiên họp cấp bộ trưởng diễn ra trong hai ngày 17 và 19/7 có 44 quốc gia trình bày báo cáo quốc gia tự nguyện hoặc các kế hoạch thực thi các Mục tiêu phát triển bền vững.
Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành và người dân phải nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH); thay đổi ... |
Những thách thức cấp bách đối với nhân loại Ngoài các vấn đề toàn cầu phổ biến như biến đổi khí hậu và nghèo đói, những thách thức cấp bách mà nhân loại đang ... |
Đổi mới “tư duy đối ngoại” phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước Ngày 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Quyết định bổ nhiệm cho 22 Đại sứ Đặc mệnh toàn ... |