Việt Nam chia sẻ những cơ hội và thách thức chung của ASEAN

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean Thúc đẩy hợp tác Kết nối ASEAN
viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean Việt Nam: Đối tác xuất khẩu hàng đầu của Canada tại ASEAN

Ngày 1/6, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã bắt đầu tham dự các hoạt động tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) lần thứ 25.

Tham dự Hội nghị có khoảng 500 đại biểu, bao gồm lãnh đạo cấp cao của nhiều nước như Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Timor Leste, Phó Tổng thống Indonesia…, và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế, tập đoàn lớn của khu vực và thế giới.

Tại Phiên khai mạc toàn thể với chủ đề “Định hình nghị sự ASEAN vì tăng trưởng và bao trùm”, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN đề cao vai trò, tiềm năng và cơ hội của Cộng đồng ASEAN; đánh giá ASEAN là một trong những mô hình hội nhập khu vực thành công trên thế giới; nhấn mạnh phát triển bền vững và bao trùm là một mục tiêu của Cộng đồng ASEAN cũng như của từng nước thành viên. Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng ASEAN với tư cách là một khối có quy mô kinh tế lớn thứ 7 thế giới, còn nhiều tiềm năng phát triển và hội nhập, nhất là khi tới đây ASEAN đẩy mạnh hơn tự do hóa dịch vụ, đầu tư và di chuyển lao động có kỹ năng, thực hiện mục tiêu tăng tỷ trọng thương mại nội khối lên 30% vào năm 2020. Các nhà lãnh đạo các nước ASEAN cũng thừa nhận xây dựng Cộng đồng ASEAN là tiến trình lâu dài, vừa có thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn; cho rằng các nước ASEAN cần chú trọng củng cố các nền tảng cho phát triển như thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cải cách cơ cấu, tăng cường tính bổ trợ giữa các nền kinh tế thành viên.

viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ 3 nội dung lớn nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững và bao trùm. (Ảnh: VGP)

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh là thành viên trong ASEAN, Việt Nam chia sẻ những cơ hội và thách thức chung của các nước ASEAN; khẳng định phát triển bền vững và bao trùm là mục tiêu xuyên suốt trong các chiến lược, kế hoạch phát triển của Việt Nam. Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam kiên trì nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới toàn diện giáo dục-đào tạo; ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là kết nối hạ tầng giao thông; hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn…Phó Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường đoàn kết và đóng góp có trách nhiệm vào xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Tham dự Phiên đối thoại cấp cao về “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Phó Thủ tướng cùng với Lãnh đạo cấp cao các nước, trong đó có Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla… chia sẻ tiềm năng, cơ hội cũng như những thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với phát triển và hội nhập của các nước ASEAN.

viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hội kiến Thủ tướng Malaysia Najib Razak. (Ảnh: VGP)

Nhân dịp dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã hội kiến Thủ tướng Malaysia Najib Razak; tiếp Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler, Phó Chủ tịch Ngân hàng châu Á (ADB) Stephen Groff. Với Malaysia, hai bên đánh giá quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển tốt đẹp; phối hợp và triển khai Chương trình hành động Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2016-2018; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, lao động... Với WEF, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp trong các sáng kiến và hoạt động của WEF, chuẩn bị tốt cho Hội nghị WEF - Mekong tại Việt Nam vào cuối tháng 10/2016. Với ADB, hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai các dự án cơ sở hạ tầng, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế, giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2020, phối hợp với các nước GMS chuẩn bị tốt cho Hội nghị thượng đỉnh GMS lần 6 tại Việt Nam vào cuối năm 2017. 

viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Diễn đàn kinh tế thế giới WEF-ASEAN

Chiều 31/5, ngay sau khi kết thúc các hoạt động tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn cấp cao Chính phủ ...

viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean

Đề nghị Nhật Bản tăng cường hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm

Để tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề ...

viet nam chia se nhung co hoi va thach thuc chung cua cac nuoc asean

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Sau khi đến Tokyo tham dự Hội nghị Tương lai châu Á, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn cấp cao Chính phủ Việt ...

PV.

Đọc thêm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động