Việt Nam đã đưa ra rất nhiều biện pháp, sáng kiến thúc đẩy hợp tác ASEM trên tất cả các lĩnh vực

Bảo Chi
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả nổi bật và sự tham gia, đóng góp của Việt Nam đối với Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) nói chung cũng Hội nghị ASEM lần thứ 13 năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 13. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 13. (Nguồn: TTXVN)

Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của ASEM lần thứ 13 lần này?

Hội nghị thượng đỉnh cấp cao ASEM lần thứ 13 tổ chức tại Campuchia diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Trước hết, đó là việc năm nay chúng ta kỷ niệm 25 năm thành lập diễn đàn ASEM. Thứ hai là bối cảnh dịch bệnh đã đặt ra rất nhiều thách thức chưa từng có trong tiến trình hợp tác ASEM.

Tuy nhiên, những thách thức này tạo ra cơ hội cho các nước ASEM nhằm thúc đẩy sự đoàn kết, cùng chung tay giải quyết các thách thức chung toàn cầu, thách thức giữa hai châu lục và làm sao để thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục Á-Âu trong thời gian tới.

Chính vì ý nghĩa đặc biệt như vậy, Hội nghị lần này đã thu hút được rất đông các nhà lãnh đạo các nước ASEM tham gia với gần 50 nguyên thủ quốc gia. Các nhà lãnh đạo cũng đã có sự bàn bạc, trao đổi thảo luận hết sức thực chất, toàn diện và đề ra phương hướng hợp tác cho tiến trình ASEM trong những năm tới.

Kết quả của Hội nghị hết sức tích cực khi đã thông qua được 3 văn kiện quan trọng gồm: Tuyên bố của Chủ tịch cấp cao ASEM; Tuyên bố về phục hồi sau Covid và quan trọng nhất là Tuyên bố về định hướng kết nối trong ASEM.

Đây là trọng tâm mới trong ASEM trong thời gian tới để thúc đẩy sự kết nối, phát triển đồng đều giữa các thành viên của ASEM cũng như thúc đẩy trao đổi, luân chuyển hàng hóa, con người tránh đứt gãy trong thương mại. Chính vì vậy, Hội nghị đã thành công hết sức tốt đẹp.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam là nước chủ chốt xây dựng tầm nhìn APEC 2040 và đang tích cực tham gia xây dựng Kế hoạch triển khai hiệu quả tầm nhìn này. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ông đánh giá như thế nào về sự tham gia, đóng góp của Việt Nam đối với ASEM nói chung và đối với Hội nghị lần này?

Là thành viên sáng lập của ASEM, trong suốt 20 năm qua, Việt Nam đã tham gia hết sức tích cực, chủ động trong tiến trình ASEM và đã đưa ra rất nhiều biện pháp, sáng kiến thúc đẩy hợp tác giữa ASEM trên tất cả các lĩnh vực.

Với tinh thần chung đó, tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra rất nhiều sáng kiến để thúc đẩy hợp tác ASEM, trong đó nhấn mạnh 4 đề xuất:

Một là, tăng cường đoàn kết, tăng cường chủ nghĩa đa phương trong ASEM để thúc đẩy, giải quyết các vấn đề chung, vấn đề toàn cầu, với tinh thần lấy người dân làm chủ thể, làm trung tâm, là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển.

Hai là, đề nghị các nước cần phải chia sẻ các nguồn lực để thúc đẩy hợp tác nhằm vượt qua đại dịch Covid-19, nhất là chia sẻ trong vấn đề vaccine, thuốc chữa bệnh.

Ba là, đề nghị các quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, tăng cường chia sẻ hơn nữa, hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có chia sẻ nguồn lực tài chính, công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ xanh và các nguồn lực khác để thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia trong việc ứng phó với các vấn đề toàn cầu.

Bốn là, Thủ tướng đề nghị các nước trong ASEM tăng cường hợp tác trong thích ứng với điều kiện mới, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, chú trọng thúc đẩy tăng cường hợp tác công - tư để huy động nguồn lực cho sự phát triển. Thủ tướng cũng thông báo đề xuất Việt Nam đăng cai “Hội nghị bàn tròn ASEM về Kinh tế số”.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, nhất là triển khai toàn diện các biện pháp để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, Thủ tướng khẳng định, qua những biện pháp này, Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước ASEM vì mục tiêu “Hai châu lục, cả châu Á, châu Âu hòa bình, phát triển và thịnh vượng”.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

7 chủ đề chính sẽ được thảo luận tại ASEM 13

7 chủ đề chính sẽ được thảo luận tại ASEM 13

Đó là nội dung thông cáo của Bộ Ngoại giao Campuchia vừa đưa ra tối qua 23/11. Theo đó, Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Đọc thêm

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động