Việt Nam đảm nhận Phó Chủ tịch Phiên họp lần thứ 5 Nhóm chuyên gia liên chính phủ của UNCTAD về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Chu Văn
Phiên họp lần thứ 5 Nhóm chuyên gia liên chính phủ của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tại Geneva từ 5-6/7
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phiên họp nhằm chia sẻ về thực hiện Hướng dẫn của Liên hợp quốc về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng, tập trung thảo luận những thách thức mà các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở các nước đang phát triển phải đối mặt trong bối cảnh Covid-19, trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng; tăng cường vai trò của UNCTAD trong hỗ trợ các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng; nhu cầu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực này.

Phiên họp được tổ chức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, với sự tham dự của các cán bộ đại diện các cơ quan quản lý cạnh tranh và một số chuyên gia, học giả và đại diện các Phái đoàn của các nước thành viên tại Geneva.

Quyền Tổng thư ký UNCTAD, bà Isabelle Durant phát biểu nhấn mạnh: “Những hậu quả kinh tế nghiêm trọng của đại dịch buộc chúng ta phải giải quyết các nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là những nơi người dân bị tổn thương nhiều hơn và có nhiều rủi ro hơn”.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, với tư cách Phó Chủ tịch kiêm Báo cáo viên Phiên họp, do các nước thành viên nhất trí bầu, đã chủ trì cuộc họp chiều ngày 5/7 và sáng ngày 6/7 của Phiên họp.

Đoàn Việt Nam có sự tham dự trực tuyến của các cán bộ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) và đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Chủ trì cuộc họp sáng 25/6 của Phiên họp cùng Đại sứ Chile bên cạnh Tổ chức Thương mại thế giới sau cuộc họp đánh giá tự nguyện của Chile tại cuộc họp
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Chile bên cạnh Tổ chức Thương mại thế giới.

Tự nguyện đánh giá quốc gia về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Trong khuôn khổ Phiên họp nêu trên, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng chủ trì cuộc họp về đánh giá tự nguyện của Chile trong lĩnh vực này.

Phiên họp đã nghe Chile trình bày về thực tiễn bảo vệ người tiêu dùng của Chile, đồng thời nhóm một số chuyên gia đã chia sẻ nhận xét, đánh giá về vấn đề này.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và các thành viên đã chúc mừng Chính phủ Chile thực hiện thành công đánh giá tự nguyện về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng.

Nhóm công tác của UNCTAD về đánh giá tự nguyện trong lĩnh vực này đã trình bày đánh giá về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Chile với các nội dung liên quan đến: tổng quan; bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội; khuôn khổ pháp lý, chính sách công, thể chế về bảo vệ người tiêu dùng; kết luận và khuyến nghị.

UNCTAD khuyến khích các quốc gia thành viên quan tâm đăng ký tham gia đánh giá đồng cấp tự nguyện về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Theo Báo cáo của Nhóm công tác này của UNCTAD, đến nay, Nhóm đã tiến hành đánh giá đối với một số nước như Chile, Peru, Indonesia, Ma rốc...

Nỗ lực toàn cầu đoàn kết và hỗ trợ người khó khăn, dễ bị tổn thương

Bà Teresa Moreira, Trưởng bộ phận cạnh tranh và chính sách người tiêu dùng tại UNCTAD cho biết, năm 2020 đã chứng kiến các nỗ lực đoàn kết giữa các Chính phủ trên toàn cầu để bảo vệ người tiêu dùng tránh dễ bị tổn thương hơn; đảm bảo quyền tiếp cận các tiện ích công cộng là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người.

Bà Moreira cho biết nhu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương chỉ có thể được giải quyết đầy đủ thông qua một khung pháp lý phù hợp bao gồm các nguyên tắc và nghĩa vụ đối với các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích công cộng, chẳng hạn như tính phổ biến, tính thường xuyên, chất lượng và khả năng chi trả.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, chủ trì Phiên họp sáng 26/7 và Bà Teresa Moreira, Trưởng bộ phận cạnh tranh và chính sách người tiêu dùng của UNCTAD.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Bà Teresa Moreira, Trưởng bộ phận cạnh tranh và chính sách người tiêu dùng của UNCTAD.

Các biện pháp hỗ trợ của các Chính phủ bao gồm hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương để thanh toán các hóa đơn tiện ích công cộng và tiền trợ cấp cho các nhà cung cấp để thu hồi các khoản nợ của người tiêu dùng có hoàn cảnh khó khăn.

Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở các nước chịu tác động lớn của đại dịch đã cải tiến các chiến dịch thông tin và giáo dục để thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các tiện ích công cộng dựa trên nền tảng công nghệ số; đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận giải quyết tranh chấp và điều chỉnh các cơ chế để giải quyết nhanh hơn các khiếu nại của người tiêu dùng.

Huy động khu vực tư nhân

Bà Helena Leurent, Tổng giám đốc Hội người tiêu dung quốc tế (Consumers International), cho biết, tuy các Chính phủ có trách nhiệm chính trong việc giúp đỡ những người tiêu dùng dễ bị tổn thương, nhưng các tổ chức xã hội và doanh nghiệp cũng phải đóng góp vào việc xây dựng một môi trường hòa nhập và gắn kết, tích hợp hỗ trợ cho những người tiêu dùng dễ bị tổn thương trên nhiều lĩnh vực.

Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị các phương thức kinh doanh tốt cần được các nhà cung cấp dịch vụ công thường xuyên xem xét, đặc biệt là khi giao dịch với những người tiêu dùng dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

Nữ luật sư Shivani Sothirachagan của Cơ quan Tiêu chuẩn Malaysia cho biết, các cam kết tự nguyện và tiêu chuẩn ISO cần phải tiếp tục thúc đẩy để cải thiện phúc lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và thiệt thòi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng

UNCTAD kêu gọi các Chính phủ các nước cần thực hiện ba hành động chính để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về các tiện ích công cộng của người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Trước hết, cần tham gia thảo luận về chính sách công với tất cả các bên có liên quan, bao gồm cả các tổ chức người tiêu dùng và doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, để xác định nhu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và thiệt thòi, tránh các phương pháp tiếp cận chung cho mọi đối tượng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành luật trong đó quy định các quyền của người tiêu dùng và nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích công cộng, xem xét các nhu cầu đặc biệt của những người tiêu dùng dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần thường xuyên rà soát, đánh giá tác động và hiệu quả của các chương trình chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và thiệt thòi về các tiện ích công cộng.

Nhóm chuyên gia liên Chính phủ về luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng là một cơ chế thường trực được thành lập theo Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng nhằm giám sát việc áp dụng và thực hiện các hướng dẫn, cung cấp một diễn đàn thảo luận, nghiên cứu, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các đánh giá đồng cấp tự nguyện, và định kỳ cập nhật các hướng dẫn.

Phiên họp của Nhóm được thực hiện định kỳ hàng năm kể từ lần đầu vào năm 2016.

Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 68 Ủy ban Thương mại và Phát triển của UNCTAD

Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 68 Ủy ban Thương mại và Phát triển của UNCTAD

Tại Phiên họp thứ 68 của UNCTAD, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ và tham gia các nỗ lực ...

Việt Nam đề cao vai trò của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển

Việt Nam đề cao vai trò của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển

TGVN. Việt Nam ủng hộ những ưu tiên của Quyền Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines; sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines; sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông

Hồi 19h ngày 14/11, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 121,6 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon (Philippines).
Tin thế giới 14/11:  Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Tin thế giới 14/11: Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

'Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách ...
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của ...
Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Trở lại với vai diễn hài trong phim 'Bộ tứ báo thủ', Trấn Thành nhuộm da đen, đội mũ, mặc áo họa tiết hoa lá, màu sặc sỡ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của Tổng thống Lula da Silva.
Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Nói về quan hệ Việt Nam-Peru trong 30 năm qua và hướng tới giai đoạn mới, Đại sứ Bùi Văn Nghị mô tả bằng 3 từ: thực chất, gắn kết và triển vọng.
Giáo sư Ahn Kyong-hwan: Sứ giả văn hóa mang tâm hồn Hàn-Việt

Giáo sư Ahn Kyong-hwan: Sứ giả văn hóa mang tâm hồn Hàn-Việt

Với tình yêu dành cho Việt Nam, Giáo sư Ahn Kyong-hwan xứng đáng là 'sứ giả văn hóa' giữa hai quốc gia.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Đại sứ Peru tại Việt Nam đề cao ý nghĩa và chia sẻ kỳ vọng về chuyến thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường.
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị đánh giá, chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC mang nhiều ý nghĩa đa phương, song phương
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Dẫu vạn dặm xa xôi, song các thế hệ lãnh đạo, người dân Việt Nam và Chile vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt.
Phiên bản di động