Việt Nam dẫn đầu cuộc chơi công nghệ 5G thương mại

N.K
Ngày 1/12, trang mạng techwireasia.com đăng bài cho rằng Việt Nam là một trong những nước tiên phong thử nghiệm thành công công nghệ 5G trên toàn thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đến tháng 5/2019, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên thiết lập thành công cuộc gọi điện thoại hỗ trợ công nghệ 5G. Với kế hoạch đầy tham vọng trong việc triển khai mạng 5G cho các hoạt động thương mại sử dụng công nghệ được phát triển trong nước, đây là một dấu mốc công nghệ đối với Việt Nam.

Đi đúng hướng

Theo nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco, đến năm 2025, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,3 triệu. Việc triển khai sớm dịch vụ 5G có thể giúp các nhà mạng di động Việt Nam tăng doanh thu thêm 300 triệu USD/năm, bắt đầu từ năm 2025. Tuy nhiên, trong 5 năm tới, họ cần đầu tư khoảng 1,5 - 2,5 tỷ USD vào công nghệ.

Việt Nam hiện đang đi đúng hướng để đạt được tham vọng 5G, nhưng con đường phía trước có vô số trở ngại về mặt công nghệ, an ninh quốc gia và quản trị.

Quy hoạch tần số chính thức do Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) công bố ngày 20/8/2020 được coi là bước tiến khổng lồ trong lộ trình phát triển công nghệ 5G của Việt Nam. Bộ cho phép Viettel và MobiFone triển khai thử nghiệm thương mại công nghệ 5G đến giữa năm 2021. Viettel được phép thử nghiệm dịch vụ 5G ở tối đa 140 địa điểm tại Hà Nội. MobiFone sẽ thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh ở tối đa 50 trạm thu phát sóng (BTS).

Các kế hoạch thử nghiệm này được sử dụng để đánh giá tiềm năng của thị trường và tính ổn định của thiết bị 5G trước khi thương mại hóa chính thức. Đối tượng tham gia thí điểm là các thuê bao Viettel và MobiFone được chọn lựa và cung cấp mã viễn thông.

Việt Nam dẫn đầu cuộc chơi công nghệ 5G thương mại
Việt Nam dẫn đầu cuộc chơi công nghệ 5G thương mại. Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Theo đó, Viettel được phép thử nghiệm mạng 5G thương mại tại Hà Nội với quy mô không quá 140 trạm. Tập đoàn này sẽ được quyền sử dụng các băng tần định sẵn, gồm băng tần 2.500 - 2.600 MHz, 3.700 - 3.800 MHz và 27.100 - 27.500 MHz cho thử nghiệm thương mại 5G.

Viettel tuyên bố đã phát triển các trạm phát sóng mạng vô tuyến 5G riêng. Vào tháng 1/2020, Viettel thông báo có kế hoạch triển khai dịch vụ di động 5G thương mại vào tháng 6/2020. Trong quá trình thử nghiệm, Viettel sử dụng thiết bị của Nokia thay vì Huawei của Trung Quốc trong quá trình thử nghiệm.

Trong khi đó, MobiFone được cấp phép thử nghiệm ở băng tần 2.600 MHz ở tối đa 50 trạm tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cả Viettel và MobiFone đều chưa công bố kế hoạch thử nghiệm chi tiết. Giấy phép thử nghiệm của hai tập đoàn này có hiệu lực đến ngày 30/6/2021.

Tiến độ 'không chậm so với thế giới

Trước khi thử nghiệm thương mại, nhiều nhà mạng di động Việt Nam như Viettel, MobiFone, VinaPhone đã hoàn thành thử nghiệm kỹ thuật công nghệ 5G, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên thử nghiệm thành công 5G trên thế giới. Kết quả cho thấy với tốc độ nhanh hơn 10 lần, độ trễ của 5G chỉ bằng 1/5 so với 4G.

Nhìn chung, các mạng di động của Việt Nam đã tiếp cận khoảng 96% dân số, cung cấp dịch vụ cho 51,2 triệu người dùng với vùng phủ sóng 3G và 13 triệu người dùng với 4G. Viettel chiếm 51,5% thị phần băng tần rộng, tiếp theo là VNPT với 28,4%, MobiFone với 12,7% và FPT Telecom với 3,8%.

Tháng 11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội cho biết tiến độ triển khai 5G của Việt Nam “không chậm” so với nhịp độ thế giới. Việc triển khai 5G tại Việt Nam sẽ tận dụng được khoảng 70% hạ tầng 4G hiện có, bao gồm các trạm thu phát sóng, ăng-ten và các thiết bị truyền dẫn khác, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí. Việc triển khai 5G sẽ thực hiện trước tiên ở các khu vực đô thị lớn, sau đó là các khu công nghiệp, khu nghiên cứu và trường đại học để hỗ trợ đổi mới và tạo ra công nghệ mới.

Một số khó khăn được dự đoán gồm chi phí thiết bị và dịch vụ cao, giới hạn lựa chọn thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G và phạm vi phủ sóng mạng hẹp. Ngoài ra, do đại dịch Covid-19, các kế hoạch thí điểm ở Việt Nam không thể được thực hiện đầy đủ như mong muốn, chưa tính đến vấn đề liên lạc giữa các vùng và vận chuyển các thiết bị cần thiết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng rằng các thiết bị 5G do các nhà khai thác viễn thông và di động sử dụng sẽ hoàn toàn do Việt Nam sản xuất, công nghệ cao và có giá rẻ hơn so với các thiết bị nhập khẩu.

Chính phủ cũng đang xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới cho các thiết bị đầu cuối của thông tin di động mặt đất, trong đó yêu cầu tất cả các thiết bị đầu cuối dữ liệu di động (PDT) được sản xuất, mua bán tại Việt Nam sẽ phải hỗ trợ công nghệ 4G và 5G. Bộ trưởng cho rằng điều này cũng có nghĩa là điện thoại chỉ hỗ trợ mạng 2G và 3G có thể sẽ không còn được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu khi quy định mới có hiệu lực như một nỗ lực để loại bỏ dần những công nghệ cũ hơn.

Quy chuẩn dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 12 này và có hiệu lực từ tháng 7/2021.

Một báo cáo mới đây của GSMA Intelligence cho thấy Việt Nam trở nên nổi bật vì 'tiến bộ kỹ thuật số' ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chỉ 3 năm nữa, sau nhiều thập kỷ yếu kém về kỹ thuật số, Việt Nam, một nước nông nghiệp truyền thống, đã nhanh chóng chuyển đổi kỹ thuật số nhờ “những bước tiến trong nhận dạng kỹ thuật số, quyền công dân kỹ thuật số và các phong cách sống kỹ thuật số”.

Việt Nam hiện coi chuyển đổi kỹ thuật số là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế. GSMA cho rằng chính phủ Việt Nam đang theo đuổi chiến lược Công nghiệp 4.0, gồm hạ tầng và nguồn nhân lực, cùng với các dịch vụ chính phủ điện tử và các sáng kiến đổi mới như kế hoạch chuyển đổi thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng số doanh nghiệp điện tử lên đến 43% trong 5 năm tới.

Canada: Các đảng đối lập đòi cấm Huawei tham gia mạng 5G

Canada: Các đảng đối lập đòi cấm Huawei tham gia mạng 5G

TGVN. Các đảng đối lập tại Canada ngày 18/11 đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau thực thi các biện pháp quyết ...

Những tiện ích dư thừa của iPhone 12, người dùng có nên cân nhắc trước khi chi tiền?

Những tiện ích dư thừa của iPhone 12, người dùng có nên cân nhắc trước khi chi tiền?

TGVN. Những cải tiến và thay đổi của iPhone 12 tỏ ra vô cùng hấp dẫn về mặt lý thuyết, nhưng liệu có tính ứng ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9-15/10): Mạng 5G sẽ cứu vãn thế giới, Bỉ đã có cách thay thế Huawei, cách để kinh tế Việt Nam tăng thêm 109 tỷ USD

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9-15/10): Mạng 5G sẽ cứu vãn thế giới, Bỉ đã có cách thay thế Huawei, cách để kinh tế Việt Nam tăng thêm 109 tỷ USD

TGVN. Bỉ đã có cách thay thế sản phẩm của Huawei, EU tiếp tục đạt thỏa thuận với Mỹ về cung cấp thuốc điều trị ...

(Theo Techwireasia)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động