Nền kinh tế Việt Nam tăng tốc trong quý III/2023 khi GDP tăng từ 4,1% lên 5,3% so với cùng kỳ năm 2022. (Nguồn: Shutterstock) |
Các điều kiện bên ngoài và nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu không mấy khả quan đã khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại trong quý III. Việc tăng lãi suất nhanh chóng ở các nền kinh tế lớn và thị trường xuất khẩu đã gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng, kéo theo nhu cầu giảm.
Nhưng nhu cầu trong nước, chi tiêu của chính phủ và sự phục hồi liên tục của ngành dịch vụ, đặc biệt là xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, đã góp phần mang lại triển vọng việc làm và thu nhập tốt hơn, từ đó hỗ trợ tăng trưởng, đặc biệt là ở Philippines và Việt Nam.
Sản xuất thu hẹp khiến tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2023 và đầu năm 2024. Điều này thể hiện qua Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 9/2023 của Việt Nam giảm trở lại dưới 50 sau khi đạt trên 50.5 điểm trong tháng Tám; giảm xuống dưới 50 đối với Malaysia và Thái Lan, báo hiệu ngành sản xuất đang giảm tốc; Singapore giảm nhẹ nhưng vẫn trong vùng tăng trưởng.
Lạm phát bắt đầu giảm vào cuối quý II/2023 và tiếp tục giảm xuống mức mục tiêu trong quý III/2023 đối với tất cả các nước trong khu vực nhờ áp lực nguồn cung trong lĩnh vực năng lượng và giá lương thực giảm.
Các ngân hàng trung ương Indonesia, Việt Nam và Philippines tăng lãi suất điều hành. Đồng USD mạnh hơn và giá dầu tăng buộc các nước phải siết chặt chính sách tiền tệ và “cú hích kép” do đồng tiền yếu và lạm phát tăng vọt có thể khiến họ siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa trong những tháng tới.
Nền kinh tế Việt Nam tăng tốc trong quý III/2023 khi GDP tăng từ 4,1% lên 5,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tất nhiên, tốc độ này vẫn chậm hơn so với trước đó, do nhu cầu xuất khẩu toàn cầu giảm.
Tăng trưởng GDP là nhờ lĩnh vực dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2023 ở mức 6,3% so với cùng kỳ năm 2022 do doanh số bán lẻ tăng và du lịch phục hồi. Xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Việt Nam gặp nhiều thách thức do nhu cầu giảm ở các thị trường trọng điểm (EU và Mỹ), vốn chiếm 42% xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm đặc biệt là dòng vốn đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, vốn FDI của Việt Nam ước đạt 15,9 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là lượng vốn FDI được giải ngân cao nhất trong 9 tháng đầu năm của giai đoạn 5 năm qua.