Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 26

Bảo Chi
Ngày 1/7, tại Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra Đối thoại ASEAN và Hàn Quốc lần thứ 26. Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yeo Seung-bae và Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đại biểu tham dự Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 26.
Các đại biểu tham dự Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 26.

Cùng dự có các quan chức cấp cao ASEAN và Phó Tổng thư ký ASEAN.

Đây là đối thoại đầu tiên do ASEAN và bên đối tác tổ chức trực tiếp sau 2 năm gián đoạn bởi Covid-19. Các nước cùng nhau kiểm điểm những tiến bộ đạt được trong quan hệ ASEAN-Hàn Quốc, xác định một số định hướng và trao đổi về diễn biến tình hình quốc tế và khu vực.

Hàn Quốc khẳng định tiếp tục coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm và cam kết phối hợp với ASEAN triển khai Tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) thông qua các chương trình, hoạt động hợp tác thiết thực.

Đánh giá cao những đóng góp của ASEAN cho hòa bình, hợp tác, và thịnh vượng ở khu vực những năm qua, Hàn Quốc cho biết, việc kim ngạch thương mại với ASEAN năm 2021 đạt 176 tỷ USD giúp Seoul tiếp tục giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 4 của ASEAN.

Đại sứ Vũ Hồ khẳng định, Hàn Quốc là Đối tác chiến lược của ASEAN, đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả trên cả 3 trụ cột xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có khoản đóng góp hơn 137 triệu USD cho Quỹ hợp tác ASEAN-Hàn Quốc và đồng hành cùng ASEAN trong ứng phó Covid-19 hơn hai năm qua.

Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đề nghị ASEAN và Hàn Quốc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác hướng tới người dân, trên tinh thần người dân là trung tâm và là chủ thể hợp tác, nhất là trong các nỗ lực ứng phó và phục hồi, bảo đảm tăng trưởng bao trùm, phát triển đồng đều, bền vững.

Hai bên cần tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là hỗ trợ nâng cao năng lực, đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng lao động ASEAN, đáp ứng với tình hình mới; sớm tổ chức hội thảo về lực lượng lao động sau dịch bệnh.

Quyền Trưởng SOM Vũ Hồ cũng đề nghị hai bên cần khôi phục, thúc đẩy và đa dạng hợp tác trao đổi văn hoá, báo chí, giáo dục, nghệ thuật, thể thao, du lịch, giao lưu nhân dân, thanh niên, sinh viên thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đi lại, học tập và sinh hoạt, góp phần củng cố sự gắn kết, gần gũi giữa ASEAN và Hàn Quốc; đề xuất tổ chức sự kiện Ngày Hàn Quốc tại ASEAN.

Chia sẻ ý kiến các nước, Đại sứ Vũ Hồ hoan nghênh Hàn Quốc ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, đề nghị Hàn Quốc phối hợp xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại.
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại.

Các nước tham dự Hội nghị đánh giá cao những kết quả hợp tác ASEAN-Hàn Quốc; nhất trí cho rằng đây là thời điểm hai bên cần hỗ trợ nhau phục hồi sau dịch bệnh, hướng tới phát triển bền vững; đẩy mạnh giao thương, đón dòng du lịch, giao lưu Nhân dân trong khi duy trì tốt các nỗ lực kiểm soát Covid-19 thông qua nâng cao chất lượng hệ thống y tế công cộng; hỗ trợ triển khai chương trình Đối tác khởi nghiệp ASEAN-Hàn Quốc, Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc và sớm thành lập Trung tâm đổi mới công nghiệp ASEAN-Hàn Quốc để hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại - đầu tư, kết nối người dân.

Hai bên đề cao thương mại đa phương và liên kết kinh tế, khẳng định sẽ triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định RCEP, góp phần cho phục hồi toàn diện.

Các nước cũng xác định ưu tiên bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng, xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…

Các nước ASEAN đánh giá cao cam kết của Hàn Quốc trong hợp tác ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên như khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh biển.

Về tình hình khu vực và quốc tế, ASEAN và Hàn Quốc nhất trí cần nỗ lực góp phần bảo đảm hoà bình, an ninh và ổn định cả ở Đông Bắc Á lẫn Đông Nam Á, từ đó góp phần xây dựng môi trường châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương thuận lợi cho phát triển.

Hàn Quốc đánh giá cao lập trường của ASEAN trong những nội dung liên quan tới bán đảo Triều Tiên, khẳng định sẽ duy trì tiếp xúc, đối thoại hai miền hướng tới phi hạt nhân hoá Triều Tiên một cách hoà bình.

Hàn Quốc cũng khẳng định ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, trong đó có các nỗ lực triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; đề cao vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

Hội nghị nhất trí Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 27 sẽ được tổ chức trực tiếp tại Việt Nam trong năm 2023.

Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam: Ấn Độ-ASEAN lan tỏa tinh thần đối thoại, hợp tác trong một thế giới phức tạp, khó lường

Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam: Ấn Độ-ASEAN lan tỏa tinh thần đối thoại, hợp tác trong một thế giới phức tạp, khó lường

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ (16-17/6), Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt ...

Việt Nam tham dự cuộc họp lần thứ 48 của Hội đồng ủy thác Quỹ ASEAN

Việt Nam tham dự cuộc họp lần thứ 48 của Hội đồng ủy thác Quỹ ASEAN

Ngày 9/6, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự cuộc họp lần thứ ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động