Việt Nam dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 7

Ngày 4/4, tại Moscow (Nga), Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 7 đã khai mạc với sự tham dự của 100 đoàn đại biểu. Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7 Khai mạc Hội nghị An ninh Quốc tế Munich
viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7 Bộ trưởng Quốc phòng tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow

Trong 100 đoàn đại biểu tham dự có 10 đoàn từ các nước ASEAN, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

Nội dung chính của Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 7 tập trung vào các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực, vấn đề chống khủng bố, hạt nhân, vấn đề an ninh ở châu Âu, Trung Đông, tình hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương trong việc giải quyết các thách thức...

viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn đàn an ninh Moscow 7. (Nguồn: H.P)

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu đọc diễn văn khai mạc, điểm lại những vấn đề đang được dư luận quan tâm trong mối quan hệ Nga - NATO, Nga với các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nga với các đối tác truyền thống khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Sergei Shoigu nhấn mạnh, trong những năm qua, Bộ Quốc phòng Nga và những nước châu Á đã tăng cường hợp tác đáng kể.

“Theo khía cạnh này, quan hệ chiến lược của chúng tôi với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào và Myanmar mang tính biểu tượng và thực chất. Chúng tôi đang thúc đẩy tương tác với Brunei, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippines cả trên nền tảng song phương lẫn trong các dạng thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh.

Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga Alexander Vasilyevich Bortnikov và Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Vladimir Voronkov phụ trách Văn phòng chống khủng bố cũng có bài phát biểu tại buổi khai mạc.

Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/4 gồm 5 phiên họp toàn thể với các chủ đề: Đánh bại IS ở Syria: Kết quả và triển vọng đối với hòa bình tại khu vực; An ninh toàn cầu trong thế giới đa cực; An ninh châu Âu: Hợp tác hay đối đầu; Châu Á: Những khía cạnh an ninh khu vực; Sự ứng phó cụ thể của các cơ quan quốc phòng trong khu vực trước các nguy cơ và thách thức quốc gia.

Ngoài các phiên họp toàn thể còn có các phiên họp đồng thời. Đoàn Việt Nam tham dự tất cả các phiên họp của hội nghị. 

Đáng chú ý, trưa ngày 5/4, trong phiên họp toàn thể thứ 4 của Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 7 với chủ đề: Châu Á: Những khía cạnh an ninh khu vực, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã có bài phát biểu quan trọng với tiêu đề: “Các cơ chế đa phương tại châu Á - Thái Bình Dương - Hành động tập thể đối phó với những thách thức và mối đe dọa đang nổi lên”.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao kết quả hợp tác chống khủng bố vừa qua của các nước tại khu vực Trung Đông, trong đó Nga đóng vai trò hết sức quan trọng.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhận định, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là động lực của tăng trưởng toàn cầu và đi đầu trong liên kết kinh tế, là trọng tâm chiến lược toàn cầu với sự giao thoa lợi ích của hầu hết các nước lớn.

Tuy nhiên, khu vực này cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn với các vấn đề có tính chất toàn cầu, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, như: Vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên biển, vũ khí hủy diệt hàng loạt, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, an ninh mạng, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các loại vũ khí chế tạo theo công nghệ mới...

Theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, những vấn đề trên không khỏi gây quan ngại, song có cơ sở để lạc quan về những điều tốt đẹp mà xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực, bao gồm cả song phương và đa phương đang diễn ra hết sức sôi động mang lại.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế hợp tác đa phương về quốc phòng - an ninh với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau, đã được hình thành nhằm huy động sức mạnh tập thể để giải quyết và đối phó với những thách thức chung. Do đó, mọi nỗ lực riêng rẽ của từng quốc gia không thể giải quyết được các thách thức mà cần có sự gắn kết và chung tay hành động của toàn khu vực, trong đó quân đội đóng vai trò nòng cốt.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá, là quốc gia có lợi ích và vai trò quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương, Nga tham gia ngày càng sâu rộng và đóng góp nhiều hơn vào các cơ chế an ninh khu vực. Việt Nam tin tưởng và đánh giá cao đóng góp của Nga đối với hòa bình, ổn định trong khu vực thời gian qua, nhất là trong khuôn khổ ADMM+.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam bày tỏ mong muốn Nga phát huy hơn nữa vai trò ở châu Á - Thái Bình Dương, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN, trở thành nhân tố tích cực cùng ASEAN duy trì sự cân bằng trong khu vực, ngăn ngừa xung đột và chiến tranh, giảm chạy đua vũ trang, góp phần duy trì môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực.

"Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế", Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định.

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp, trong đó có tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và những cam kết khu vực. “Với phương châm đó, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động chung của khu vực. Chúng tôi đang tích cực tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, nỗ lực triển khai bệnh viện dã chiến cấp 2 và đội công binh tới Phái bộ, phù hợp với mong muốn đóng góp sức mình để mang lại cuộc sống an bình cho người dân các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của xung đột, chiến tranh” - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7
Gặp song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Lào. (Nguồn: H.P)

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch chia sẻ, năm 2020, Việt Nam sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN và cũng là năm kỷ niệm 10 năm thiết lập cơ chế ADMM+. Những năm qua, ADMM+ đã khẳng định là một cơ chế quan trọng do ASEAN dẫn dắt để các nước trong và ngoài khu vực xích lại gần nhau, chia sẻ quan điểm về các vấn đề an ninh mà các bên cùng quan tâm, tìm ra tiếng nói chung và hướng tới hành động tập thể trong giải quyết các mối đe dọa chung của khu vực.

Nhìn lại chặng đường 10 năm để rút ra những bài học sẽ góp phần nâng tầm ADMM+ thành một cơ chế thực sự mở và dung nạp, cùng nhau đối phó với những thách thức chung vì một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. “Vì lẽ đó, tôi rất mong được đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga cùng Bộ trưởng Quốc phòng tất cả các nước thành viên ADMM+ tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm quan trọng này”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ.

Trích lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hòa bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau đều có thể chung sống hòa bình được...” để kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch một lần nữa bày tỏ tin tưởng rằng với sự thực tâm hợp tác, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thật sự có được hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và sẽ là di sản chúng ta để lại cho thế hệ mai sau.

Bên lề Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 7, ngày 4/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, Thượng tướng Chansamone Channhalat và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman.

Tại cuộc gặp với Thượng tướng Chansamone Channhalat, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch khẳng định trong tình hình quốc tế và khu vực phức tạp hiện nay, mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, được xây dựng và phát triển qua lịch sử đấu tranh giải phóng của hai dân tộc cũng như quá trình xây dựng hai đất nước, sẽ ngày càng được củng cố và phát triển. Bộ trưởng tin tưởng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt sẽ giúp củng cố sức mạnh của mỗi nước, làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn sát cánh cùng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân và Quân đội nhân dân Lào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ những thành quả của cách mạng Lào.

viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7
Gặp song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ấn Độ. (Nguồn: H.P)

* Trong cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch bày tỏ vui mừng được gặp lại bà Bộ trưởng kể từ cuộc tiếp xúc song phương lần đầu tiên vào tháng 10/2017 tại Philippines nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam đánh giá cao vai trò, vị trí của Ấn Độ trong khu vực và ủng hộ chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ cảm ơn về sự giúp đỡ và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng khẳng định, Ấn Độ coi trọng phát triển quan hệ toàn diện và tin cậy với Việt Nam trong đó có lĩnh vực quốc phòng; nhất trí với đề xuất của phía Việt Nam về các nội dung thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết sẽ sớm thăm Việt Nam trong năm nay nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ quốc phòng hai nước, phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ vui mừng được đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ tại Hà Nội trong thời gian sớm nhất.

viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7 Lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga tại Bộ Quốc phòng

Tại hội đàm sáng nay 23/1, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã nhất ...

viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7 Việt Nam tích cực tham gia các hội nghị ADMM và ADMM+

Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng ...

viet nam du hoi nghi an ninh quoc te moscow lan thu 7 Khai mạc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tại Lào

Sáng 16/11 tại thủ đô Vientiane đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước Hiệp hội các quốc ...

(theo Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động