Việt Nam-Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn trong 30 năm tiếp theo

Bùi Thanh Sơn
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Những thành quả đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong 30 năm qua sẽ là cơ sở thuận lợi để hai bên tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực trong 30 năm tiếp theo, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam-Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn trong 30 năm tiếp theo
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, ngày 8/6/2022 tại Trụ sở Trung ương Đảng. (Nguồn: TTXVN)

Có một câu rất nổi tiếng của Tống Quế Nhã thời nhà Đường được nhiều người Hàn Quốc tâm đắc, đó là “Hoa hương bách lý, tửu hương thiên lý, nhân hương vạn lý” (Dịch nghĩa: hương hoa thơm trăm dặm, hương rượu thơm ngàn dặm, hương người tỏa vạn dặm). Với nhân duyên sẵn có từ lâu, tuy xa nhau vạn lý nhưng với nhân hương thắm đượm, người dân hai nước đã từng có mối quan hệ thân tình từ xa xưa.

Chúng ta đã từng nghe câu chuyện về hai dòng họ Lý Việt Nam tại Hàn Quốc là Lý Hoa Sơn và Lý Tinh Thiện, hay câu thơ nổi tiếng “Cổ vân tứ hải giai huynh đệ, tương tế đồng chu xuất cộng xa” (Dịch nghĩa: Vốn bốn biển đều là anh em, giúp nhau đi chung thuyền, chung xe) mà sứ thần Phùng Khắc Khoan của Đại Việt tặng sứ thần Lý Túy Quang của Triều Tiên và mối quan hệ thâm giao của họ.

Với sự tương đồng về lịch sử, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán, tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ Nho giáo, đề cao các chuẩn mực đạo đức gia đình, xã hội và khát vọng hòa bình, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của hai bên, cách đây 30 năm, ngày 22/12/1992, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra chương phát triển mới cho quan hệ hai nước. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử quan hệ hai nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của Lãnh đạo và nhân dân hai nước nhằm xây dựng quan hệ hợp tác vì sự phồn vinh của hai dân tộc.

Việt Nam-Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn trong 30 năm tiếp theo
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin chụp ảnh chung với các đại biểu, ngày 18/10/2022. (Nguồn: TTXVN)

Trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ của hai dân tộc, 30 năm tuy chưa phải là dài nhưng đã chứng kiến những tiến triển vượt bậc của quan hệ hai nước. Hai nước đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực, tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau không ngừng được củng cố, giao lưu, gắn kết giữa người dân ngày càng mật thiết. Quan hệ hai nước đã từng bước được nâng cấp từ quan hệ hữu nghị năm 1992 lên “Đối tác hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21” năm 2001, rồi lên mức “Đối tác hợp tác chiến lược” năm 2009. Lãnh đạo hai nước đã nhất trí sẽ tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên mức “Đối tác chiến lược toàn diện” trong năm 2022. Chúng ta hoàn toàn có thể hài lòng về những bước phát triển đó. Quan hệ chính trị hai nước thường xuyên được thúc đẩy.

Hai bên tiến hành thường xuyên các cuộc giao lưu, tiếp xúc cấp cao, các cấp bộ ngành và địa phương hai nước. Rất nhiều các cơ chế đối thoại, hợp tác như Đối thoại kinh tế cấp Phó Thủ tướng, Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao về ngoại giao - an ninh - quốc phòng, Đối thoại chính sách Quốc phòng và Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng, Ủy ban hỗn hợp cấp Bộ trưởng về hợp tác Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật cấp Thứ trưởng đã được thiết lập, duy trì hoạt động hiệu quả, qua đó kịp thời trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước.

Hợp tác kinh tế luôn được xem là trụ cột của hợp tác hai nước. Hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo hướng thực chất, hiệu quả và có tính bổ sung cho nhau; đồng thời triển khai hiệu quả các cơ chế song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...

Việt Nam-Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn trong 30 năm tiếp theo
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tháng 7/2022. (Nguồn: TTXVN)

Các con số về hợp tác thương mại, đầu tư thay đổi rất ấn tượng. Hàn Quốc duy trì vị trí đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, đồng thời Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN (chiếm 42,9%). Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 (78 tỷ USD) tăng 8,2 lần so với năm 2009 (9,52 tỷ USD). Hai bên đã đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 20 tỷ USD vào năm 2012 (sớm hơn 3 năm so với kế hoạch) và hiện đang nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030.

Hợp tác đầu tư đạt thành quả rất rõ nét. Kể cả trong đại dịch Covid-19, Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí số một về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ 100 triệu USD năm 1992 lên mức 74,7 tỷ USD năm 2021. Hơn 7.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động đầu tư hiệu quả tại Việt Nam, trong đó có hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn lớn Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, SK, Hyosung.

Hợp tác phát triển (ODA) luôn được chú trọng thúc đẩy. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Hai bên đã hoàn thành khoản 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) giai đoạn 2012 - 2015 và đang triển khai thực hiện khoản 1,5 tỷ USD cho giai đoạn 2016-2023.

Hợp tác văn hóa - giáo dục và giao lưu nhân dân được chú trọng và ngày càng mở rộng cả về quy mô và lĩnh vực. Hàn Quốc liên tục là thị trường cung cấp khách du lịch lớn thứ hai cho Việt Nam. Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, năm 2019 có 4,29 triệu lượt khách thăm Việt Nam, tăng 11,9 lần so với năm 2009; tần suất chuyến bay mỗi tháng lên tới gần 2.000 chuyến. Hợp tác giữa các địa phương hai nước năm 2022 (50 địa phương) tăng gần 4 lần so với năm 2009 (15 địa phương).

Việt Nam-Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn trong 30 năm tiếp theo
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc tháng 12/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về Bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế phúc lợi xã hội Kwon Deok Cheol đại diện. (Nguồn: TTXVN)

Giao lưu nhân dân hai nước diễn ra nhộn nhịp với hơn 200 nghìn kiều dân mỗi nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia, trong đó có khoảng 80 nghìn gia đình đa văn hóa Việt – Hàn và hơn 30 nghìn du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Cộng đồng đông đảo kiều dân hai nước đã và đang là cầu nối quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Cùng với đó, văn hóa và thể thao cũng thực sự đã trở thành chất keo gắn kết người dân hai nước. Thể thao Việt Nam thời gian qua đã đạt rất nhiều thành tích quan trọng và trong những thành tích đó có tên tuổi những vị huấn luyện viên xuất sắc của Hàn Quốc như huấn luyện viên bóng đá Park Hang Seo, huấn luyện viên bắn súng Park Chung-gun.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, hai nước luôn hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Đặc biệt, Hàn Quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam hoàn thành vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020; hai nước phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc và Mekong-Hàn Quốc.

Việt Nam-Hàn Quốc: Thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả hơn trong 30 năm tiếp theo

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin, tháng 10/2022. (Ảnh: Tuấn Anh)

Có thể thấy sự phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc xuất phát từ nhu cầu thực tế của mỗi nước và có tính chất bổ sung cho nhau. Hai nước đều mong muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định, mở rộng hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa đối ngoại, tích cực đóng góp có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; hợp tác bổ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế và thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư; bên cạnh đó còn có sự gần gũi về địa lý, có sự tương đồng về văn hóa; và đặc biệt là có sự quyết tâm chính trị thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước của các Lãnh đạo cấp cao và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân hai nước.

Tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Những thành quả đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong 30 năm qua sẽ là cơ sở thuận lợi để hai bên tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực trong 30 năm tiếp theo, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thăm Việt Nam: Sự lựa chọn đặc biệt, góp phần định hướng nâng cấp quan hệ Việt-Hàn

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thăm Việt Nam: Sự lựa chọn đặc biệt, góp phần định hướng nâng cấp quan hệ Việt-Hàn

Nhân dịp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin thăm Việt Nam từ ngày 17-18/10, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ ...

Một tình cảm đặc biệt, sâu sắc với Việt Nam

Một tình cảm đặc biệt, sâu sắc với Việt Nam

Ông Park Jin lần đầu tiên đến Việt Nam là vào năm 1996 khi tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Kim ...

Thúc đẩy giao lưu văn hóa, thương mại và ẩm thực Việt Nam-Hàn Quốc

Thúc đẩy giao lưu văn hóa, thương mại và ẩm thực Việt Nam-Hàn Quốc

Tuần lễ giao lưu Văn hóa, Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh (VKW) diễn ra xuyên suốt từ ...

Đặc sắc chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc

Đặc sắc chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc

Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ tổ chức ...

Chủ tịch nước tiếp xúc song phương lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC

Chủ tịch nước tiếp xúc song phương lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2022 tại Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với nhiều ...

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn nhé!
Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam tại vòng tứ kết U23 châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4.
Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Tôi được biết phim Lật mặt 7 là phim loại K, vậy thì phim loại K là phim gì và bao nhiêu tuổi mới được xem phim Lật mặt 7? ...
Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Burnley tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động