Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam khẳng định cam kết bảo đảm tiếp cận công lý bình đẳng cho mọi người dân

Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong việc củng cố khuôn khổ pháp lý, bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.
Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại diện thường trực Phái đoàn Việt Nam tại LHQ chủ trì phiên họp.
Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại diện thường trực Phái đoàn Việt Nam tại LHQ chủ trì phiên họp.

Ngày 15/6, tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề “Quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người: Thúc đẩy cải cách vì xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm” dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Đại diện thường trực Phái đoàn Việt Nam tại LHQ.

Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh tiếp cận công lý bình đẳng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm công lý, công bằng, hiệu quả và toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu bao trùm của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đại diện Việt Nam khẳng định, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong việc củng cố khuôn khổ pháp lý, đảm bảo mọi người bình đẳng trước pháp luật và phù hợp với các chuẩn mức quốc tế về quyền con người.

Việt Nam đã thành lập các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc với chi phí hợp lý cho các cá nhân nhằm thu hẹp khoảng cách tư pháp và mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người. Nhiều chương trình được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ phân biệt đối xử và hỗ trợ đặc biệt phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp.
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp.

Để bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và công bằng trong việc thực thi công lý, hệ thống tư pháp cũng không ngừng được củng cố, cùng với đó, Việt Nam cũng không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp lý, tận dụng công nghệ để hiện đại hóa các quy trình của tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục tố tụng trực tuyến để mọi công dân có thể dễ dàng tiếp cận công lý.

Đại diện Việt Nam cũng chia sẻ bài học kinh nghiệm trong việc quan tâm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất công như nghèo đói và bất bình đẳng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bao trùm, nâng cao phúc lợi xã hội, bình đẳng cơ hội để mọi người đều có thể tham gia vào quá trình phát triển.

Nhân dịp này, đại diện Việt Nam đề cao việc cần tăng cường hợp tác quốc tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực nhằm thúc đẩy một môi trường toàn cầu để mọi người đều có thể tiếp cận công lý.

Phát động cuộc thi ảnh, video 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam'

Phát động cuộc thi ảnh, video 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam'

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn ...

Tập huấn công tác nhân quyền năm 2023 ở tỉnh Bắc Kạn

Tập huấn công tác nhân quyền năm 2023 ở tỉnh Bắc Kạn

Ngày 13/6, Ban Chỉ đạo Bảo vệ an ninh tỉnh Bắc Kạn tổ chức tập huấn công tác nhân quyền năm 2023 dưới sự chủ ...

Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4: Chăm lo, đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật

Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4: Chăm lo, đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác người khuyết tật. Quốc hội ban hành Luật Người khuyết ...

Việt Nam khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm Công ước Cấm vũ khí hóa học

Việt Nam khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm Công ước Cấm vũ khí hóa học

Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh, đại diện thường trực Việt Nam tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), ...

Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại tình dục

Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại tình dục

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt, dễ trở thành nạn nhân của hành vi lạm dụng hoặc xâm hại tình ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)