Việt Nam luôn quan tâm và ưu tiên bảo vệ quyền trẻ em trong xung đột vũ trang

Chu An
TGVN. Vừa qua, tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 44, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Thảo luận và đối thoại chuyên đề về đảm bảo quyền trẻ em trong bảo vệ môi trường và trong xung đột vũ trang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Greta Thunberg và Human Act phát động chiến dịch ủng hộ UNICEF nhấn mạnh quyền trẻ em
Mang Tết ấm cho trẻ em nghèo
viet nam luon quan tam va uu tien bao ve quyen tre em trong xung dot vu trang
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền LHQ khi hàng năm đều dành riêng một ngày trong chương trình làm việc của khóa họp cho chủ đề này.

Trong phiên thảo luận chuyên đề về bảo đảm quyền trẻ em trong bảo vệ môi trường, Cao ủy nhân quyền LHQ Michelle Bachelet nhấn mạnh, hàng năm khoảng 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thiệt mạng do ô nhiễm môi trường và 12 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị bệnh não do ngộ độc chì.

Đại dịch Covid-19 cũng chịu ảnh hưởng lớn từ tác nhân môi trường và đe dọa trẻ em trên toàn thế giới, nhất là nhóm trẻ em nghèo, trẻ em thuộc các nhóm thiểu số và ở các vùng xa xôi.

Những thách thức nghiêm trọng này đòi hỏi tất cả các quốc gia và toàn xã hội phải nâng cao nhận thức, hành động bảo vệ quyền được sống trong môi trường lành mạnh và thúc đẩy chính sách bảo vệ quyền trẻ em theo Công ước CRC.

Báo cáo viên đặc biệt David R. Boyd và các chuyên gia đại diện của UNICEF và WHO khẳng định, trẻ em tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu nhưng cũng là chủ thể thúc đẩy các biện pháp ứng phó; thế giới cần lắng nghe tiếng nói của trẻ em trong quá trình xây dựng và triển khai Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Trong phiên đối thoại, nhiều quốc gia khẳng định trách nhiệm chính của Chính phủ các nước trong lĩnh vực bảo đảm quyền của trẻ em, cũng như quyền con người được sống trong môi trường trong sạch.

Các quốc gia kêu gọi hợp tác sâu rộng hơn giữa chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, huy động nguồn lực, đoàn kết và hợp tác quốc tế để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và quyền trẻ em về môi trường, góp phần thiết thực triển khai Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Trong phiên đối thoại về quyền trẻ em trong xung đột vũ trang, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về vấn đề này Virginia Gamba cho biết, trong năm 2019, trẻ em tiếp tục là nạn nhân của chiến tranh và xung đột tại nhiều nơi trên thế giới. Các vụ việc xâm hại quyền trẻ em gia tăng mạnh so với năm 2018; trẻ em tiếp tục là nạn nhân của bạo lực, buôn bán người, lạm dụng tình dục, bị ép làm lính đánh thuê, bị các nhóm vũ trang giam giữ, không được tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế tối thiểu; tình trạng này trầm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Hoan nghênh báo cáo của bà Gamba, các quốc gia thành viên, UNICEF và các tổ chức phi chính phủ đồng thời nhấn mạnh kêu gọi các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn để tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo; lồng ghép bảo vệ quyền trẻ em trong quá trình đàm phán hòa bình và tái thiết hậu xung đột; khuyến nghị các quốc gia nâng cao nhận thức và cam kết bảo vệ quyền trẻ em trong xung đột vũ trang; cải thiện hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế pháp lý trừng trị các thủ phạm; tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn nhân quyền và pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và trẻ vị thành niên; sớm phê chuẩn Nghị định thư bổ sung của Công ước CRC về trẻ em trong xung đột vũ trang.

Với Việt Nam, bảo vệ quyền trẻ em là một trong những ưu tiên chính sách của Chính phủ, trong đó, chủ đề bảo vệ quyền trẻ em trong xung đột vũ trang và tái thiết hậu xung đột cũng là một ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021.

Phát biểu tại phiên đối thoại, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva nhấn mạnh, trên cơ sở cam kết của Việt Nam và từ thực tiễn nhiều thập kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam luôn quan tâm và ưu tiên bảo vệ quyền trẻ em trong xung đột vũ trang; bày tỏ quan ngại và lên án các hành vi bạo lực và vi phạm quyền trẻ em; khẳng định thiện chí hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này;

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai kêu gọi các bên liên quan tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nhân đạo quốc tế và Công ước quốc tế về quyền trẻ em để bảo vệ thường dân, đặc biệt là trẻ em trong xung đột vũ trang; có các biện pháp thiết thực để giảm thiểu tác động tiêu cực của xung đột vũ trang đối với trẻ em; từng bước tìm giải pháp cơ bản giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, hòa giải dân tộc và phát triển bền vững, đặc biệt là thúc đẩy tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em từng tham gia các nhóm vũ trang.

Tham gia Công ước số 98, Việt Nam tiếp tục tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động

Tham gia Công ước số 98, Việt Nam tiếp tục tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động

TGVN. Ngày 6/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội thảo công bố gia nhập Công ...

Công nhận 'Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa' là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận 'Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa' là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

TGVN. Tối 5/7, UBND Quận 5 tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể ...

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản: Vì một thế giới hòa bình, an lành và thịnh vượng

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản: Vì một thế giới hòa bình, an lành và thịnh vượng

TGVN. Ngày 2/7, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức trực tuyến Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản với sự tham dự của ...

(theo Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30, thứ Bảy, ngày 23/3.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Theo nguồn tin từ Tom's Guide, hiệu suất của con chip A18 Pro trên dòng sản phẩm iPhone 16 Pro sẽ chỉ tăng khoảng 10% so với thế hệ A17 ...
Vòng loại World Cup 2026: Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia lưu ý các cổ động viên

Vòng loại World Cup 2026: Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia lưu ý các cổ động viên

Trận đấu đội tuyển Việt Nam và Indonesia tại vòng loại World Cup 2026 diễn ra ngày 21/3 trùng tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo tại Indonesia.
Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Từ ngày 14-15/3 đã diễn ra Hội thảo chia sẻ về công tác y tế trường học và tổng kết Dự án 'Sức khỏe và dinh dưỡng học đường'.
Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết chống bài Hồi giáo do Pakistan đệ trình

Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết chống bài Hồi giáo do Pakistan đệ trình

Nghị quyết đặc biệt lên án việc kích động phân biệt đối xử, thù địch hoặc bạo lực chống lại người Hồi giáo.
Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Biến đổi khí hậu ngày càng gây khó khăn cho việc sản xuất và tiếp cận lương thực, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương...
Mang 'Xuân ấm biên cương' đến với phụ nữ, trẻ em biên giới tỉnh Điện Biên

Mang 'Xuân ấm biên cương' đến với phụ nữ, trẻ em biên giới tỉnh Điện Biên

Baoquocte.vn. Chương trình 'Xuân ấm biên cương' với nhiều phần quà ý nghĩa đã được cho phụ nữ, trẻ em và người dân xã biên giới Na Sang (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên).
Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ireland trong lĩnh vực bình đẳng giới, khắc phục hậu quả bom mìn

Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Ireland trong lĩnh vực bình đẳng giới, khắc phục hậu quả bom mìn

Đại diện Chính phủ Ireland đã có chuyến thăm các chương trình hợp tác giữa Đại sứ quán Ireland với tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Plan International Việt Nam.
Việt Nam thăng hạng vượt bậc về chỉ số phát triển con người

Việt Nam thăng hạng vượt bậc về chỉ số phát triển con người

Trong bảng xếp hạng HDI mới nhất, Việt Nam tăng 8 bậc từ vị trí 115 lên vị trí 107, tiếp tục nằm trong số các nước đang phát triển có chỉ số HDI
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi có sự chung tay của các quốc gia, các địa phương, các giai tầng xã hội, trong đó có đồng bào và các tổ chức tôn giáo.
UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.
Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Hướng tới bình đẳng giới: Nâng cao vị thế phụ nữ trong khu vực công

Ngày quốc tế Phụ nữ là dịp để nhìn lại những thành tựu và các rào cản trên chặng đường bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công.
Sửa luật phòng, chống mua bán người: Từ góc nhìn bình đẳng giới

Sửa luật phòng, chống mua bán người: Từ góc nhìn bình đẳng giới

Mua bán người là tội phạm xâm hại nghiêm trọng quyền con người, xâm hại danh dự, nhân phẩm, tự do của con người.
Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Tổng thư ký LHQ cho rằng, cần phải có nỗ lực hành động toàn cầu để bảo vệ quyền con người trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Sự phát triển của thể thao nữ không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia, mà còn giúp tạo dựng vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Rồng trong tâm thức người Việt

Rồng trong tâm thức người Việt

Trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có trong đời thực mà được hình thành bởi trí tưởng tượng của con người.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mặc dù chiếm số lượng đông, nhưng phụ nữ Mỹ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và không có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trong thời gian dài.
Phiên bản di động