Back to E-magazine
e magazine
06:26 | 07/10/2022
Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

06:26 | 07/10/2022

Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã cho thấy chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người và mong muốn đóng góp tích cực, thiết thực hơn nữa vào các hoạt động của cơ quan này.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã cho thấy chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người và mong muốn đóng góp tích cực, thiết thực hơn nữa vào các hoạt động của cơ quan này.

Cùng với các vấn đề an ninh, hòa bình và phát triển, vấn đề thúc đẩy và bảo đảm quyền con người được xác định là một trong ba trụ cột chính của Liên hợp quốc (LHQ).

Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng LHQ được thành lập năm 2006, Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người trong hệ thống đa phương lớn nhất hành tinh này.

Nội dung hoạt động của HĐNQ ngày càng gắn trực tiếp hơn với các trọng tâm của LHQ và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, các nhóm thiểu số, người di cư...

Bên cạnh đó, HĐNQ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét, thảo luận về tình hình tại hầu hết các điểm nóng, các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang có nguy cơ xảy ra vi phạm quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. (Nguồn: TTXVN)

Kể từ khi HĐNQ LHQ được thành lập, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của cơ quan này.

Dấu ấn đậm nét phải kể đến là việc đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Tích cực trong các hoạt động của HĐNQ, Việt Nam đã thúc đẩy các sáng kiến thể hiện bản sắc riêng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại HĐNQ về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em.

Việt Nam tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của HĐNQ trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xoá bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hoá đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế.

Đồng thời, Việt Nam có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của HĐNQ trên những vấn đề còn khác biệt. Ví dụ như quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xoá bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục…

Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ HĐNQ giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền con người, nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm HĐNQ hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hoá, không can thiệp công việc nội bộ các nước.

Đáng chú ý, Việt Nam cũng được tín nhiệm bầu làm Điều phối viên ASEAN tại HĐNQ giai đoạn 2014-2016.

Có thể khẳng định rằng, việc đảm nhận vai trò thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 đã góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước và nâng cao vị thế quốc tế đất nước, đồng thời nâng cao năng lực cán bộ ngoại giao đa phương, cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của ta.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Việt Nam công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện UPR chu kỳ III ngày 31/3. (Ảnh: Tuấn Anh)

Một dấu ấn đặc biệt khác là việc Việt Nam nghiêm túc thực hiện UPR, cơ chế quan trọng nhất của HĐNQ. Cụ thể là, Việt Nam triển khai có hiệu quả Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III đã chấp thuận. Mới đây nhất, tháng 3/2022, Việt Nam đã công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện để nộp HĐNQ. Báo cáo này đã cung cấp bức tranh toàn diện và phản ánh chân thực những cam kết, nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp tục ổn định kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền con người, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh đại dịch Covid đầy khó khăn.

Không chỉ ở HĐNQ, Việt Nam cũng ghi nhiều dấu ấn trong việc bảo đảm quyền con người tại các diễn đàn đa phương khác như Ủy ban các vấn đề nhân đạo, xã hội, văn hóa (Ủy ban 3) của Đại hội đồng LHQ, ASEAN. Trong đó, Việt Nam tích cực thúc đẩy hành động và đóng góp nhiều giải pháp, sáng kiến về quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, các vấn đề an ninh phi truyền thống thuộc quan tâm chung, đặc biệt là ứng phó với đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, thể hiện cam kết mạnh mẽ về bảo đảm quyền con người với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Trong năm 2020, với 112 nước đồng bảo trợ, Việt Nam lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy thông qua bằng đồng thuận nghị quyết của Đại hội đồng LHQ lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung của thế giới nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Cũng trong năm 2020, với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) với ưu tiên thúc đẩy quyền của nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch.

Cùng các nước ASEAN, Việt Nam đã dẫn dắt, triển khai Quỹ ASEAN để ứng phó dịch Covid-19; xây dựng Quy chế hoạt động của Kho dự trữ vật tư y tế khu vực; hình thành Khung chiến lược ASEAN trong tình huống khẩn cấp y tế công cộng… bảo đảm quyền, sức khỏe cho hơn 650 triệu người dân trong khu vực.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao HĐNQ LHQ ngày 22/2/2021 thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. (Ảnh: Tuấn Anh)
Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tại Hội nghị cấp cao khóa 31 HĐNQ LHQ Geneva, Thụy Sĩ, tháng 3/2016. (Nguồn: baoquocte)
Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu về chủ đề 'Triển khai SDG14 thông qua thực hiện Công ước Luật Biển' tại Hội nghị UNOC ở Lisbon, Bồ Đào Nha, tháng 6/2022. (Nguồn: baoquocte)

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tham gia điều hành khai mạc Phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ Khóa 77. (Nguồn: Phái đoàn VN tại LHQ)

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chính thức công bố cam kết của Việt Nam đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là một bước ngoặt lịch sử trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, đưa chúng ta trở thành một trong những nước đi đầu về cam kết cắt giảm phát thải.

Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021, Việt Nam luôn thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, hướng tới người dân, tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ thường dân trong và hậu xung đột.

Các sáng kiến của Việt Nam đều được cộng đồng quốc tế hưởng ứng, đánh giá cao bởi cách tiếp cận vì con người, lấy con người làm trung tâm, hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là mang đến hòa bình bền vững, giải quyết và ngăn ngừa xung đột, đem lại cuộc sống an toàn, ổn định cho người dân ở các quốc gia, khu vực chịu ảnh hưởng.

Tại tất cả các diễn đàn, Việt Nam luôn chủ trương coi trọng việc đối thoại, hợp tác với các nước, đối tác trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với cách tiếp cận cân bằng, toàn diện, ủng hộ đối thoại và hợp tác, Việt Nam chú trọng tăng cường thông tin đến cộng đồng quốc tế về những chính sách, nỗ lực và thành tựu trong bảo đảm quyền con người.

Đồng thời, Việt Nam chủ động, linh hoạt tham gia cuộc đấu tranh chung của cộng đồng quốc tế chống xu hướng chính trị hóa, “tiêu chuẩn kép”, can thiệp, thúc đẩy minh bạch tiến tới hiểu biết lẫn nhau, không để khác biệt cản trở hợp tác với các đối tác quan trọng.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đoàn Việt Nam tham dự và đóng góp tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 của HĐNQ LHQ từ 13/6-8/7.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Duy trì nỗ lực bảo vệ quyền con người đó, Việt Nam đã ấp ủ mong muốn và nỗ lực chuẩn bị tốt nhất để có thể trở thành thành viên HĐNQ lần thứ hai.

Tháng 7/2020, ngay trong thời gian Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt chủ trương Việt Nam ứng cử làm thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Phát biểu tại Phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Khóa 46 HĐNQ LHQ vào tháng 2/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thông báo chính thức ứng cử của Việt Nam với tư cách là ứng cử viên duy nhất của ASEAN.

Tiếp đó vào tháng 3/2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Khóa 49 HĐNQ LHQ, đã đưa ra thông điệp ứng cử và tôn chỉ hành động của Việt Nam là: “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền. Cho tất cả mọi người’; đồng thời nhấn mạnh các nội dung, vấn đề Việt Nam ưu tiên thúc đẩy khi trở thành thành viên của HĐNQ.

Việc tiếp tục ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 sẽ góp phần triển khai Chỉ thị 25/CT-TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030”, đồng thời tái khẳng định nỗ lực, cam kết và thành tựu cũng như khả năng đóng góp của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Có thể nói, việc Việt Nam ứng cử làm thành viên HĐNQ LHQ lần thứ hai là sự tiếp nối của chính sách đối ngoại của Đảng, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, là nỗ lực đóng góp tiếp theo sự thành công của nhiệm kỳ HĐBA 2020-2021 vừa qua.

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) tháng 2/2020. (Nguồn: baoquocte)

Đây là trọng trách nhưng cũng là cơ hội khẳng định những giá trị mà Việt Nam luôn phấn đấu mang lại cho người dân nước mình cũng chính là những giá trị LHQ cam kết mang lại cho nhân loại. Qua đó, tiếp nối chủ trương xuyên suốt “lấy người dân là trung tâm, là động lực của phát triển”, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐNQ thông qua đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Thực hiện: Thu Trang | Đồ họa: Lim Dim | Ảnh: Tuấn Anh, TTXVN...

Đọc thêm

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, 17/11, toàn thế giới một lần nữa cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non (World Prematurity Day), nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em phải đối mặt.
Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo trao đổi về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.