Việt Nam – một trong những thành viên tích cực nhất của ASEM

Nguyễn Kim
Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự các hoạt động tại Hội nghị Cấp cao ASEM lần này là bước triển khai tích cực đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen - Thủ tướng nước chủ nhà Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 13, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13 theo hình thức trực tuyến từ ngày 25-26/11.

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting – gọi tắt là ASEM) được chính thức thành lập tháng 3/1996 theo sáng kiến của Singapore, Pháp và sự ủng hộ tích cực của ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại không chính thức giữa các nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM, Lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN.

Mục tiêu của ASEM là tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á-Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn" và “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”.

Củng cố chủ nghĩa đa phương vì tăng trưởng chung

Trải qua đúng 25 năm hình thành và phát triển, ASEM đã trở thành cơ chế đối thoại, hợp tác có quy mô lớn nhất giữa hai châu lục, góp phần thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển.

Qua 5 lần mở rộng, ASEM đã tăng gấp đôi số lượng thành viên ban đầu từ 26 lên 53 (22 thành viên châu Á và 31 thành viên châu Âu). Hiện ASEM chiếm khoảng 60% dân số thế giới, đóng góp 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu.

Kể từ khi thành lập, các hoạt động đối thoại và hợp tác ASEM tiến hành đồng đều trên 3 trụ cột chính. Về đối thoại chính trị-an ninh, các thành viên ASEM đã tiến hành đối thoại chính trị ở Cấp cao, cấp Bộ trưởng Ngoại giao và cấp Quan chức Cao cấp (SOM) tập trung vào các nhóm vấn đề như hòa bình, an ninh, ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, như không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh hàng hải, di cư trái phép…

Về hợp tác kinh - tài chính, ASEM coi trọng thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, tự do hóa thương mại và đầu tư, phối hợp chính sách tài chính, hài hòa hóa thủ tục hải quan, kết nối, kinh tế xanh, và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Hợp tác xã hội – văn hóa và các lĩnh vực khác là mảng hợp tác có nhiều hoạt động, được triển khai thành công nhất, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng vào hợp tác xã hội, văn hóa, giáo dục, và phát triển nguồn nhân lực, góp phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Á- Âu.

Việt Nam – một trong những thành viên tích cực nhất của ASEM
Hội nghị cấp cao ASEM 13 có chủ đề “Củng cố Chủ nghĩa Đa phương vì Tăng trưởng chung”, diễn ra tại Campuchia từ ngày 25-26/11 dưới hình thức trực tuyến. (Nguồn: Khmer Times)

Với chủ đề Củng cố Chủ nghĩa Đa phương vì Tăng trưởng chung, Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEM 13 gồm 2 Phiên thảo luận toàn thể, 1 Phiên họp kín và tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Vai trò của ASEM trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương; (ii) Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội; và (iii) Các vấn đề ASEM, khu vực và toàn cầu.

Hội nghị dự kiến sẽ thảo luận về các nội dung: Thành tựu, thách thức và định hướng hợp tác ASEM; Tái hồi phục chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và ổn định toàn cầu; Củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ; Phát triển và tăng trưởng bền vững, bao trùm; Kết nối; Phụ nữ, hoà bình và an ninh; Biến đổi khí hậu; Các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên.

Trong khuôn khổ Hội nghị, sẽ diễn ra các hoạt động trực tuyến gồm: Diễn đàn ASEM về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, Hội nghị Đối tác nghị viện Á – Âu 11, Hội nghị Lãnh đạo trẻ ASEF, Lễ hội văn hóa ASEM, Hội thảo bàn tròn các Tổng biên tập viên ASEF, và Diễn đàn Doanh nghiệp và Kinh tế Á – Âu lần thứ nhất.

Dự kiến HNCC ASEM sẽ thông qua nhiều văn kiện quan trọng về các nội dung củng cố chủ nghĩa đa phương, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế và hợp tác kết nối trong ASEM.

Việt Nam – một trong những thành viên tích cực nhất

Là một thành viên tham gia sáng lập ASEM, trong 25 năm qua, Việt Nam luôn tích cực, năng động, và có nhiều đóng góp có nhiều ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM.

Đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam là việc tổ chức thành công HNCC ASEM 5 (2004), cùng 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012), và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.

Việc Nam cũng đã tham gia đề xuất, thúc đẩy 2 lần mở rộng thành viên ASEM (năm 2004 và 2009) và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM, như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ Đối tác Kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (2004).

Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn, đề xuất 29 sáng kiến và đồng bảo trợ 31 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân, như văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học – công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, phát triển bao trùm, kinh tế số, nâng cao quyền năng phụ nữ…

Việt Nam – một trong những thành viên tích cực nhất của ASEM
Đối thoại Chính sách cao cấp “Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Á – Âu trong một thế giới đang biến đổi” tại Hà Nội, tháng 6/2021.

Gần đây nhất, Việt Nam đã đề xuất và tổ chức thành công Đối thoại Chính sách cao cấp “Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác Á – Âu trong một thế giới đang biến đổi” nhân dịp 25 năm thành lập Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) (tháng 6/2021, hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến).

Đối thoại là sáng kiến của Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996-2021), góp phần thúc đẩy trao đổi giữa các thành viên về định hướng và tầm nhìn hợp tác Á-Âu trong giai đoạn mới. Đối thoại là hoạt động hợp tác ASEM có quy mô lớn nhất từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát với sự tham dự, đóng góp tích cực của đại diện cao cấp nhiều nước và tổ chức quốc tế.

Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là Đối thoại ASEM về phát triển bền vững, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong – Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực.

Việt Nam cũng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong ASEM (Điều phối viên 2 nhiệm kỳ 1999-2000 và 2001- 2002, Phó Giám đốc Điều hành ASEF giai đoạn 2008 -2012). Hiện Việt Nam đang tích cực đang phát huy vai trò trong 5 Nhóm hợp tác chuyên ngành về quản lý nước, ứng phó thiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.

Việc Việt Nam tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực tại Diễn đàn ASEM là bước triển khai tích cực đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đề cao đóng góp của ASEM sau 25 năm hoạt động và vai trò hợp tác của ASEM trong giai đoạn tới; thể hiện coi trọng hợp tác ASEM, góp phần đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên và đề cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị ASEM lần thứ 13

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Các quan chức cao cấp cùng nỗ lực chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEM 13

Các quan chức cao cấp cùng nỗ lực chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEM 13

Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), ngày 7-9/7 đã diễn ra cuộc họp trực tuyến các Quan chức cao cấp (SOM) lần ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động