Việt Nam nằm trong nhóm 8 nước tiêu biểu của Đông Nam Á về tăng trưởng

Việt Nam nằm trong nhóm 8 nước tiêu biểu của Đông Nam Á về tăng trưởng

Đài BBC ngày 14/9 đưa tin, theo một báo cáo gần đây nhất của Viện Toàn cầu McKinsey (Tập đoàn tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế McKinsey), Việt Nam nằm trong nhóm 8 nước tiêu biểu của Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam nam trong nhom 8 nuoc tieu bieu cua dong nam a ve tang truong Họp báo thông báo kết quả WEF ASEAN 2018
viet nam nam trong nhom 8 nuoc tieu bieu cua dong nam a ve tang truong Chìa khóa để doanh nghiệp không lỡ chuyến tàu CMCN 4.0

Báo cáo điểm tên 18 nền kinh tế mới nổi tiêu biểu trong khu vực, trong đó, có 8 đại diện từ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nền kinh tế được cho là vượt trội nếu chỉ số GDP hàng năm bình quân đầu người đạt ít nhất 3,5% trong 50 năm hoặc 5% trong 20 năm. Trong đó, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan là những quốc gia “xuất chúng lâu dài” vì đạt mức chuẩn 50 năm và nhóm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar là các quốc gia “xuất chúng gần đây” vì đạt mức chuẩn 20 năm.

viet nam nam trong nhom 8 nuoc tieu bieu cua dong nam a ve tang truong
Một cộng đồng ASEAN phát triển. (Nguồn: JOC.) 

Oliver Tonby, Giám đốc điều hành và Chủ tịch văn phòng McKinsey tại châu Á cho biết: “Mức tăng trưởng xuất sắc của các nước ASEAN không gây bất ngờ cho nhiều nước trong khu vực”.

Nhưng các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với thách thức duy trì đà tăng trưởng và thu hẹp khoảng cách GDP giữa hai nhóm nước trên.

Báo cáo của McKinsey đánh giá sự phát triển của 8 nước Đông Nam Á và khuyến khích rằng nếu nền kinh tế ASEAN có thể tăng trưởng ở 4,1% hàng năm từ nay cho đến 2030, thì GDP của khu vực sẽ gấp đôi, đến 5 nghìn tỷ USD, đóng góp cho 5% GDP của toàn thế giới. Và điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào bốn hùng cường của ASEAN là Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Vai trò của chính quyền

Chính quyền đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ở các nước ASEAN, nhất là ở các nước thu nhập thấp với tình trạng chính quyền thiếu được giám sát, kiểm tra. Ở các nước thu nhập cao như Singapore, Malaysia, chính phủ giúp chuyển đổi các nguồn ngân quỹ tiết kiệm sang vốn đầu tư, thường thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc đến tình trạng chính quyền bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước khỏi các đối thủ cạnh tranh hay áp lực của các cổ đông.

MGI dẫn chứng Việt Nam có một số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước kém năng suất, với tỉ lệ tăng trưởng hằng năm chỉ đạt 3,8% từ 2006-2016, trong khi các doanh nghiệp tư nhân đạt 4,9%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,7%. Bản báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần phải có các chính sách giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn nếu muốn theo kịp Singapore và Malaysia.

Chính sách tích lũy vốn - chìa khóa thành công

Báo cáo của McKinsey cho rằng có hai bí quyết giúp phát triển tăng trưởng của ASEAN, thứ nhất là các chính sách khuyến khích tăng trưởng và thứ hai là vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp lớn. Trong bí quyết đầu tiên, chính sách tích lũy vốn đã đem lại kết quả rất thành công cho các nước ASEAN.

Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đã tiến hành tích lũy từ những thập niên 70. Từ 2000 đến 2015, lượng ngân quỹ tích lũy đã đạt 51% GDP của nước này, trong khi Malaysia đã tiết kiệm được 40%, Indonesia 32% và Thái Lan 30%. Đặc điểm chung, đây là bốn quốc gia hùng cường nhất về kinh tế ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu thực hiện chính sách này trong 20 năm trở lại đây. Tỷ lệ tiết kiệm cao tương quan với mức độ đầu tư tăng mạnh. Trung bình, các quốc gia “xuất chúng lâu dài” đầu tư khoảng 30% GDP trong khi các quốc gia “xuất chúng gần đây” chỉ được khoảng 20%. Để Đông Nam Á có thể đạt được tiềm năng kinh tế tối đa, McKinsey đưa ra ba đề nghị cho các nhà chính sách và các lãnh đạo doanh nghiệp, đó là tiến bộ công nghệ, tái cơ cấu thị trường lao động và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Diann-Yi Lin, đồng tác giả của báo cáo và đối tác quản lý của McKinsey tại Singapore nói: “Kỷ lục về tiết kiệm ngân quỹ trong nước của các nước ASEAN là rất mạnh và đây là một trong những chìa khóa thành công. Thách thức mới sẽ là nâng cao Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) để đà tăng trưởng của ASEAN có thể tiếp tục kéo dài trong tương lai, ngay cả khi năng suất toàn cầu giảm đi”. Báo cáo này của Viện McKinsey nghiên cứu 71 nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới./.

viet nam nam trong nhom 8 nuoc tieu bieu cua dong nam a ve tang truong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Lào, Campuchia bên lề WEF ASEAN 2018

Sáng 13/9, bên lề Hội nghị WEF ASEAN 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia ...

viet nam nam trong nhom 8 nuoc tieu bieu cua dong nam a ve tang truong Triển vọng địa chính trị châu Á có nhiều cải thiện

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, sáng ngày 13/9 đã diễn ra Phiên thảo luận về Triển vọng ...

viet nam nam trong nhom 8 nuoc tieu bieu cua dong nam a ve tang truong ​Chiêu đãi Kỷ niệm Ngày ASEAN 2018 tại Liên hợp quốc

Tối 10/9, tại New York, Mỹ, Phái đoàn các nước thành viên ASEAN tại Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Chiêu đãi Kỷ niệm ...

(theo TTXVN)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 18/2/2025: Bảo Bình gặp nhiều may mắn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 18/2/2025: Bảo Bình gặp nhiều may mắn

Tử vi hôm nay 18/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 18/2/2025, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 18/2/2025, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 18/2. Lịch âm hôm nay 18/2/2025? Âm lịch hôm nay 18/2. Lịch vạn niên 18/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng dự WGS 2025, hoạt động song phương tại UAE; vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng dự WGS 2025, hoạt động song phương tại UAE; vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 10-17/2.
Giá vàng hôm nay 18/2/2025: Giá vàng tăng vọt, ‘tự vệ’ trước nguy cơ căng thẳng thương mại và động thái từ Trung Quốc, vàng nhẫn theo đà đi lên

Giá vàng hôm nay 18/2/2025: Giá vàng tăng vọt, ‘tự vệ’ trước nguy cơ căng thẳng thương mại và động thái từ Trung Quốc, vàng nhẫn theo đà đi lên

Giá vàng hôm nay 18/2/2025, Giá vàng tăng, lo ngại về chiến tranh thương mại, được hỗ trợ bởi động thái tăng mua của Trung Quốc. Giá vàng nhẫn tăng.
Giá tiêu hôm nay 18/2/2025: Thị trường trong nước chưa thể khởi sắc, các bên vẫn chờ đợi đợt ra hàng vụ mới

Giá tiêu hôm nay 18/2/2025: Thị trường trong nước chưa thể khởi sắc, các bên vẫn chờ đợi đợt ra hàng vụ mới

Giá tiêu hôm nay 18/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ với dầu Nga phản tác dụng, ông Trump liền tung 'bom tấn'

Lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ với dầu Nga phản tác dụng, ông Trump liền tung 'bom tấn'

Trước khi rời nhiệm sở, ông Joe Biden đã áp dụng lệnh trừng phạt với Nga, nhắm mục tiêu cụ thể vào ngành vận tải biển và ngành dầu mỏ.
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Diễn biến mới là bước 'dạo đầu', báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập trật tự thế giới ...
Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ.
Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Cực nào với châu Âu trong thế giới đang biến động?

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi các cam kết quốc tế, châu Âu chưa rõ mình sẽ gắn với cực nào để duy trì ảnh hưởng.
Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.
Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời Hội nghị tại Brussels, các quan chức EU, NATO và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.
Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, cộng đồng quốc tế vẫn bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump...
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Tiềm năng của ngoại giao thành phố vẫn chưa được khai thác đầy đủ, đặc biệt trong việc áp dụng phương pháp One Health.
Phiên bản di động